Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 109: Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 109: Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu (Tiếp)

A. Mục tiêu: Giỳp học sinh:

- Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va – Ren và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa. Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam, hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.

- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích truyện ngắn.

- Cảm nhận được lòng trung thành của người chiến sĩ cách mạng.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 109: Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/03/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: - Tiết: 109
Những trò lố 
hay là Va - ren và Phan Bội Châu
- Nguyễn ái Quốc - 
A. Mục tiêu: Giỳp học sinh:
- Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va – Ren và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa. Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam, hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích truyện ngắn.
- Cảm nhận được lòng trung thành của người chiến sĩ cách mạng.
B. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tham khảo SGV.
 - Học sinh: Đọc văn bản – trả lời câu hỏi sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Nêu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay ?
Gợi ý: 
+ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Nguyễn Aí Quốc là tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ năm 1919 đến 1945) khi ở Pháp, từ 1922 – 1925 bút danh Nguyễn Aí Quốc đã gắn với tờ báo “Người cùng khổ” và nhiều tác phẩm xuất sắc khác trong đó có “Những trò lố hay là Va – Ren và Phan Bội Châu” – viết năm 1925.
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*GV: Yêu cầu đọc to, rõ ràng, lời kể chuyện bình thản, dí dỏm 
- GV: đọc mẫu 1 đoạn -> gọi h.s đọc – nhận xét.
? Đọc chú thích *sgk/tr92.
? Nêu những nét chính về tác giả.
?Tác phẩm “ Những trò lố hay là Va – Ren và Phan Bội Châu” được sáng tác trong hoàn cảnh nào.
? Em hiểu Va – Ren là người như thế nào.
? Toàn quyền là gì.
? Nêu những hiểu biết của em về Phan Bội Châu.
? Văn bản trên thuộc thể loại gì.
? Truyện có thể chia thành mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn.
*GV:“Những trò lố hay là Va – Ren và Phan Bội Châu” là một tác phẩm ghi chép lại sự thật hay tưởng tượng hư cấu.
? Vậy sự kiện nào là có thật? Chuyện gì do tưởng tượng mà có? Ai là tác giả của những trò lố đó.
? Đọc đoạn 1.
? Đoạn đầu của truyện, em thấy Va – Ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu.
? Vậy Va – Ren và Phan Bội Châu lúc đó là người như thế nào.
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ xã hội giữa hai nhân vật này.
? Vậy vì sao Va – Ren lại phải hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
? Nhưng thực chất của lời hứa đó là gì ? Vì sao.
? Trước sự việc đó, tác giả đã bình luận như thế nào.
? Qua đó bộc lộ thái độ gì của tác giả.
? Tại sao tác giả lại có thái độ đó.
? Vậy ý nghĩa của đoạn truyện này là gì.
I-Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích
*Tác giả - tác phẩm:
* Từ khó:
* Thể loại: Truyện ngắn
3. Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: từ đầu vẫn bị giam trong tù.
ND: Tin Va – Ren sang Việt Nam.
+ Phần 2: tiếp Thì tôi làm toàn quyền.
ND: Trò lố của Va – Ren đối với Phan Bội Châu.
+Phần 3: Còn lại ND: Thái độ của Phan Bội Châu.
II. Phân tích văn bản
1- Tin Va-Ren sang Việt Nam.
- Va-Ren là toàn quyền Pháp tại Đông Dương từ năm 1925.
- Phan Bội Châu là lãnh tụ phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX..
 Họ có địa vị xã hội đối lập nhau.
- Do công luận Pháp đòi hỏi và đấu tranh ở Đông Dương.
- Va- Ren vừa nhận chức muốn lấy lòng dư luận.
- Thực chất lời hứa đó chỉ là 1 trò lố:
Vì: Thực tế Va- ren vẫn là Va-ren, 1 tên đứng đầu trong việc cai trị Đông Dương. Còn Phan Bội Châu vẫn là người CM bị cầm tù. Hai bên đối lập nhau tuyệt đối.
- “Ông hứa thế  và ra làm sao”.
- Thái độ ngờ vực không tin vào thiện chí của Va- Ren.
- Bởi vì theo tác giả, một vị toàn quyền Đông Dương thì không bao giờ biết giữ lời hứa.
- Thông báo Va- Ren sang Việt Nam cùng lời hứa bịp bợm của hắn.
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập: Trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm?
1. Tác giả
Nguyễn ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1945. Bút danh Nguyễn ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí (sau này in thành Truyện kí Nguyễn ái Quốc) và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925. 
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò - Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
Câu 1: Tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” viết trong thời điểm nào?
	A*. Năm 1925 - ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc, giải về giam ở Hoả Lò.
	B. Năm 1925 – khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Hà Nội
	C. Năm 1925 – khi Phan Bội Châu chính thức bị Pháp đưa ra xử án.
	D. Năm 1925 – khi Phan Bội Châu đang bị giam ở Huế.
Câu 2: “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là:
	A. Bài ký sự (ghi chép sự thật)	C. Truyện ngắn (Kể lại câu chuyện đã xảy ra)
	B*. Truyện ngắn tưởng tượng, hư cấu.	D. Cả A,B,C.
Câu 3: Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
	A. Nghị luận	B. Biểu cảm	C*. Tự sự	D. Miêu tả
2- HDVN
- Tìm hiểu những trò lố của Va - ren (phần 2)

Tài liệu đính kèm:

  • docT109.doc