Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề (Tiếp theo)

Học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích.

Củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập.

Biết trình bày miệng một vấn đề, tạo sự mạnh dạn, tự tin cho HS.

Rèn kĩ năng nói, nghe, nhận xét đánh giá.

Giáo dục lòng tự tin, mạnh dạn.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/03/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: - Tiết: 112
Luyện nói:
 Bài văn giải thích một vấn đề
A. Mục tiêu:
Học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích.
Củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập.
Biết trình bày miệng một vấn đề, tạo sự mạnh dạn, tự tin cho hs.
Rèn kĩ năng nói, nghe, nhận xét đánh giá.
Giáo dục lòng tự tin, mạnh dạn.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án, dàn bài của một số đề.
- Hs: Học và chuẩn bị bài nói theo đề cụ thể.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Ngoài việc luyện viết, trong đời sống hàng ngày ta cần phải làm sáng tỏ nhiều vấn đề bằng ngôn ngữ nói. Do vậy ngôn ngữ nói phải trôi chảy, lưu loát mới thuyết phục và cuốn hút người nghe, muốn làm tốt điều đó, chúng ta cùng đi vào bài luyện nói 
* HĐ2- Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*GV: chép đề lên bảng, gọi h.s đọc.
? Đọc lại đề văn và cho biết đề văn trên thuộc thể loại gì.
? Giải thích vấn đề gì.
? Hãy chỉ ra những ý cơ bản của bài văn.
? Hãy nêu cách lập dàn ý của em.
? Mỗi phần phải đảm bảo nội dung yêu cầu gì.
*GV: yêu cầu HS trình bày phần nói theo sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Yêu cầu: Tư thế đĩnh đạc, giọng nhẹ nhàng, truyền cảm.
*GV: sửa cho HS lời văn, giọng nói, tư thế.
*GV: nhận xét ưu điểm, nhược điểm của giờ luyện nói.
I- Đề bài:
Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “Sống chết mặc bay” cho truyện ngắn của mình
 - (Phạm Duy Tốn)-
1- Tìm hiểu đề – tìm ý:
* Thể loại: lập luận giải thích.
* Nội dung:
- Tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là “ Sống chết mặc bay”.
- Giải thích ý nghĩa của cụm từ “sống chết mặc bay”.
- Vì sao tác giả lại sử dụng cụm từ đó.
- Cách sử dụng đó có hợp lí không.
2- Lập dàn ý:
a- Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Tại sao ông lại đặt tên cho tác phẩm là “Sống chết mặc bay”
b- Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”: Là thái độ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của 1 số loại người trong xã hội như thầy lang, thầy cúng không có tài mà chỉ quen lừa bịp người khác.
- Phạm Duy Tốn đã mượn vế đầu của câu tục ngữ để đặt tên cho tác phẩm, để nói đến bọn quan lại thời Pháp thuộc cũng có bản chất như vậy.
- Cụ thể là tên quan phụ mẫu vô lương tâm, mải mê trên chiếu bạc khi mà dân chúng đang lăn lộn để cứu đê.
c- Kết bài:
- Khẳng định cách chọn nhan đề cho tác phẩm Phạm Duy Tốn là sâu sắc, mang ý nghĩa mỉa mai, phê phán.
II- Thực hành luyện nói:
* Mở bài:
 *Thân bài:
* Kết bài:
*HĐ3- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
nhận xét thái độ học tập của HS.
2- HDVN
- Tập nói, tập viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị: Ca Huế trên sông Hương.

Tài liệu đính kèm:

  • docT112.doc