Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 114: Liệt kê (Tiết 3)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 114: Liệt kê (Tiết 3)

Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Khái niệm liệt kê

- Các kiểu liệt kê

2. Kĩ năng:

- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê

- Phân tích giá trị của phép liệt kê

- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết

3. Tư tưởng:

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 114: Liệt kê (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/3/2011
Ngày giảng: 22/3/2011
Tiết 114
	Tiếng việt
liệt kê
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Khái niệm liệt kê
- Các kiểu liệt kê 
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê
- Phân tích giá trị của phép liệt kê
- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết
3. Tư tưởng:
- Có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ của mình trong nói và viết.
B. Chuẩn bị: 
1. Thầy: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, bảng phụ, phấn màu
2. Trò: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi SGK.
C. Phương pháp:
- P.P: Qui nạp, vấn đáp, thực hành, TL
- KT: Động não
D. Tiến trình giờ dạy
I. ổn định tổ chức (1’)
II. Kiểm tra bài cũ (4’)
? Nêu tên các biện pháp tu từ đã học ở lớp 6, 7? Lấy một ví dụ?
- So sánh, ẩn dụ, hoán dụ
- Ví dụ: +Người là cha là Bác là anh
 + ánh nắng chảy đầy vai + áo chàm đưa buổi phân li
III. Bài mới:
* Trong việc sử dụng ngôn ngữ thì các phép tu từ luôn là bạn đồng hành. Bên cạnh các phép tu từ trên hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một phép tu từ nưã: Đó là phép liệt kê.
Hoạt động 1(10')
P.P: Quy nạp, tích hợp
KT: Động não
 *HS đọc ví dụ trên bảng phụ
?) Cho biết cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận gạch chân có ý gì giống nhau?
- Cấu tạo: có kết cấu tương tự nhau
- ý nghĩa: cùng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn
?) Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?
- Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân, phu đang lam lũ ngoài mưa gió
* GV đưa VD 2 lên bảng phụ 
- Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng
?) Tác dụng của phép liệt kê trên?
- Giúp người đọc thấy được sự phong phú đa dạng của tre
?) Em hiểu thế nào là liệt kê? Tác dụng?
- 2 HS trình bày -> GV chốt
 -> HS đọc ghi nhớ 1
A. Lí thuyết (19’)
I. Thế nào là phép liệt kê
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu:
- Cấu tạo: kết cấu tương tự
- ý nghĩa: cùng nói về các đồ vật, sự vật, sự việc
- Tác dụng: diễn tả đầy đủ, sâu sắc các khiá cạnh của thực tế hay tâm tư, tình cảm
2. Ghi nhớ: SGK (105)
Hoạt động 2 (9')
HS đọc VD 1 (105) ở bảng phụ 2
?) Xét về cấu tạo, các phép liệt kê ở ví dụ có gì khác nhau?
- VD a: liệt kê không theo từng cặp -> không có quan hệ từ
- VD b: liệt kê theo từng cặp -> có quan hệ từ "và"
*GV: Cách liệt kê này còn gọi là liệt kê liên kết đôi
*Quan sát VD 2 rồi đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê trong VD
?) Xét về ý nghĩa các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?
- Khác nhau về mức độ tăng tiến
+ Câu a: có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê mà không ảnh hưởng tới nội dung thông báo
+ Câu b: khó thay đổi vì các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến
?) Qua ví dụ 2, em biết những kiểu liệt kê nào?
- Tăng tiến (tăng cấp) và không tăng tiến
*GV chốt -> HS đọc ghi nhớ 2
II. Các kiểu liệt kê
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu:
* Cấu tạo
- Liệt kê không theo từng cặp
- Liệt kê theo từng cặp
* Xét về ý nghĩa
- Liệt kê tăng tiến (tăng cấp)
- Liệt kê không tăng tiến
2. Ghi nhớ: sgk (105)
Hoạt động 3 (18')
P.P: Vấn đáp, thực hành, tích hợp
KT: Động não
? Bài 1: Hã chỉ ra những phép liệt kê trong bài : “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.?
- HS trình bày miệng
- GV chốt
? Bài 2: Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích SGKT 106?
- Trao đổi nhóm bàn , cử đại diện trình bày bảng
- GV chốt
? Bài 3: Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:
a. Tả một số hoạt động trên sân trường em vào giờ ra chơi?
b. Trình bày ý nghĩa nội dung truyện ngắn: “ những trò lố” mà em vừa học?
c. Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan bội Châu trong truyện ngắn: “ Những trò lố”
- HS viết bài vào phiếu học tập
+ Tổ 1: a
+ TTổ 2, 4: b
+ Tổ 3: c
- GV thu chấm chữa 3- 4 bài, nhận xét
B. Luyện tập (18’)
1. BT 1(106)
a) Sức mạnh tinh thần yêu nước....nó kết thành....nước
b) Lòng tự hào về lịch sử....Bà Trưng...QT
c) Sự đồng tâm của nhân dân chống Pháp: Từ các cụ già....phủ
2. BT 2 (106)
a)- Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
 - Đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng, những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm, những xâu lạp xường lủng lẳng đưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc đẩu bội tinh hình chữ thập => 2 phép liệt kê
b) Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
3. BT 3 (106)
a) ...Những trò chơi sôi nổi diễn ra: nhảy dây, đá cầu, trốn tìm, đá bóng....
b) Truyện ngắn: “ Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu” vạch trần bản chất xấu xa đê hèn của Va- ren, khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hểu rằng không gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người cách mạng.
c) Phan Bội Châu quả là người anh hùng với bao đức tính đáng quý như: kiên cường, bất khuất, luôn kiên định với lí tưởng...
c) Va – ren la một tên chính khách cáo già, lọc lõi, đê tiện, lố bịch.
IV. Củng cố : (2’)
- Thế nào là phép tu từ liệt kê?
- Các kiểu liệt kê?
V. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị: Văn bản hành chính
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7t114.doc