Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Hựu

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Hựu

I/ Muùc tieõu caàn ủaùt:

1/Kieỏn thửực:

ỉ Caỷm nhaọn ủửụùc vaứ hieồu ủửụùc nhửừng tỡnh caỷm thieõng lieõng, ủeùp ủeừ cuỷa cha meù ủoỏi vụựi con caựi.

ỉ Thaỏy ủửụùc yự nghúa lụựn lao cuỷa nhaứ trửụứng ủoỏi vụựi cuoọc soỏng moói con ngửụứi.

2/Kỹ năng:

ỉ Reứn kú naờng ủoùc, caỷm nhaọn cho hoùc sinh.

ỉ Giaựo duùc tỡnh yeõu thửụng cha meù, nhaứ trửụứng

3/ Thaựi ủoọ:

ỉ Vaọn duùng khi vieỏt moọt baứi vaờn bieàu caỷm

 

doc 325 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Hựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT CT: 1
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
LÝ LAN
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
Cảm nhận được và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
2/Kỹ năng:
Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận cho học sinh.
Giáo dục tình yêu thương cha mẹ, nhà trường
3/ Thái độ:
Vận dụng khi viết một bài văn biều cảm
II/ Chuẩn bị:
	 * Thầy: soạn giáo án
	 * Trò: đọc kỹ bài và trả lời câu hỏi ở SGK
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ1: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích SGK trang 7 – 8 ( đọc dịu dàng, chậm rãi , thể hiện được tâm trạng của mẹ và con)
I/ GIỚI THIỆU:
 1/ Đọc: 
GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc lại
Văn bản nhật dụng là gì? Ở lớp 6 em đã học những văn bản nhật dụng nào?
 2/ Văn bản nhật dụng:
- Có ND gần gũi với đời sống đề cập đến những vấn đề cấp thiết nhất là với con người trong đời sống hiện đại.
- Cách tổ chức khá tự do, có thể sử dụng nhiều kiểu tổ chức VB khác nhau miễn là nói lên được những vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong đời sống và được nhiều người quan tâm
Có ý kiến cho rằng VB thuộc loại truyện – Tự sự, Ký – Biểu cảm em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
 3/ Thể loại: Văn bản nhật dụng ( được viết dưới dạng Bút ký – Biểu cảm )
( Truyện thì phải có cốt truyện )
VB có nhân vật chính không? Đó là ai?
( Mẹ và con )
VB có nhiều sự việc không? Có cốt truyện không? Vì sao? VB được kể ở ngôi thứ mấy?
( Ít sự việc,chi tiết,chủ yếu là tâm trạng của mẹ, không có cốt truyện vì đây không phải là truyện, VB được kể ở ngôi thứ nhất – người mẹ kể )
Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản?
 4/ Xuất xứ: Theo Lý Lan , Báo yêu trẻ số 166 TP. HCM 1/9/2000.
VB được chia làm mấy đoạn, ý chính của từng phần?
 5/ Bố cục: 2 đoạn 
* Đoạn 1: “ Vào đêm  bước vào”
Tâm trạng của con ï va ømẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
* Đoạn 2: “ Mẹ nghe nói  mở ra”
Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
HĐ3:Tìm hiểu văn bản
III/ Tìm hiểu văn bản:
GV cho HS quan sát đoạn 1:
Trong đêm trước ngày khai giảng của con tâm trạng của con và mẹ như thế nào?
1/ Tâm trạng của con và mẹ:
Con như thế nào?
Con: thanh thản, hồn nhiên, vô tư -> giấc ngủ đến dễ dàng
Còn tâm trạng của mẹ như thế nàọ?
Mẹ:
Hồi hộp, bồn chồn, không ngủ được.
Cái gì đã khiến mẹ bồn chồn thao thức?
Lo lắng chuẩn bị cho con đến trường.
Điều đó thể hiện ở những chi tiết nào?
 * Không tập trung vào việc gì.
 * Lên giường và trằn trọc. 
Người mẹ đã nhớ lại và suy nghĩ những gì?
Nhớù về ngày khai trường năm xưa.
Tìm chi tiết sâu đậm nhất trong buổi khai trường đầu tiên của mẹ?
Aán tượng khắc sâu về cái ngày “ hôm nay tôi đi học”
Chú ý đoạn: “ Cái ấn tượng  bước vào” em có nhận xét gì về cách dùng từ trong đoạn này? Tác dụng?
Sự nôn nao, hồi hộp va ønỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. 
( Sử dụng nhiều từ láy -> gợi cảm xúc phức tạp)
Có phải bà mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em bà mẹ đang tâm sự với ai? Điều đó có tác dụng gì?
( làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp )
Qua suy nghĩ và liên tưởng của bà mẹvề ngày khai trường ở Nhật em có suy nghĩ gì?
2/ Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ:
Câu văn nào nói lên điều đó?
“ Ai cũng biết rằng  cả hàng dặm sau này” -> quyết định tương lai của đất nước. 
Em hiểu thế giới kỳ diệu phía sau cổng trường là gì?
 - Cung cấp cho ta tri thức khoa học, hiểu biết về cuộc sống, thế giới và con người
- Giúp ta hoàn thiện nhân cách: đạo đức làm người, về lẽ sống , tình thương, quan hệ, xử thế
- Nơi ta được sống trong mối quan hệ trong sáng và mẫu mực của tình thầy trò
- Bồi dưỡng cho ta tình cảm đối gia đình, quê hương, đất nước. 
HĐ4:Tổng kết
Qua văn bản em thấy được điều gì?
( HS đọc ghi nhớ SGK )
III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK
HĐ5: Luyện tập : HS trả lời câu hỏi 1 SGK/tr9
1/ Văn bản cổng trường mở ra viết về nội dung gì?
	a/ Vì mẹ lo lắng con quá nhỏ, không biết có đi học được không.
	b/ Vì mẹ chưa chuẩn bị chu đáo cho con.
	c/ Vì mẹ nhớ đến buổi khai trường .
	d/ Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
2/ Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
	a/ Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
	b/ Các quan chức nhà nước đều đến trường dự lễ khai giảng.
	c/ Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến học sinh.
	d/ Mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau. 
Hướng dẫn học bài soạn bài:
Học bài:
Tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Soạn bài: “ Mẹ tôi”
1/ Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con.
	2/ Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào.
3/ Qua văn bản này em rút ra bài học gì?
TUẦN 1
TIẾT CT: 2
MẸ TÔI
 Eùt – môn –đô đơ – A- mi -xi
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức :
Hiểu được tác dụng lời khuyên của bố về lỗi của 1 đứa con đối với mẹ. Thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
Nghệ thuật biểu cảm qua hình thức một bức thư
 2/Kỹ năng
Đọc hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư
Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha
 3/Thái độ
Giáo dục lòng biết ơn và kính trọng cha me.ï
Luyện đọc diễn cảm.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: soạn giáo án
Trò: đọc bài trả lời câu hỏi SGK vào vở bài soạn.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra:
a/ Diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con?
b/ Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
	a/ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.
	b/ Không có ưu tiên nào hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
	c/ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra.
	d/ Tất cả đều đúng.
	3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ1: Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú giải SGK trang 11.
I/ Giới thiệu:
Đọc thể hiện tâm tư, tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con, sự trân trọng của ông đối với vợ.
 1/ Đọc:
GV đọc 2 HS đọc lại GV nhận xét cách đọc của HS
 2/ Giới thiệu:
Năm sinh – năm mất của tác giả?
Tác giả: ( 1846 – 1908 )
Tác giả là người nước nào?
Nhà văn Ý
Nêu những tác phẩm chính?
Tác phẩm khá phong phú ( SGK )
Văn bản được viết theo thể loại nào?
Thểà loại: viết thư.
HĐ2: Tìm hiểu văn bản
II/ Tìm hiểu văn bản:
Văn bản là một búc thư người bố gởi cho con nhưng tại sao lại lấy nhan đề “ Mẹ tôi”?
( Người mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng là tiêu điểm để các nhân vật, chi tiết hướng tới, tác giả miêu tả những tình cảm thái độ của bố đối với mẹ , qua đó mới thấy được những hy sinh của mẹ dành cho con)
Nhan đề do ai đặt? ( tác giả )
Nhân vật xưng tôi là ai? ( En-ri-cô )
Qua việc En phạm lỗi với mẹthái độ của người bố như thế nào? 
 1/ Thái độ của người cha:
Vì sao bố lại có thái độ ấy?
Đau xót, tức giận vì đó là sự vong ân bội nghĩa.
Diễn tả tâm trạng thái độ của người bố tác giả dùng biện pháp NT gì? Tác dụng của biện pháp NT ấy?
 NTSS nhấn mạnh sự đau đớn xót xa.
GV liên hệ những câu tục ngữ ca dao nói lên công ơn cha mẹ đối với con cái.
Điều gì khiến En xúc động vô cùng khi đọc thư bố? Em hãy chọn những lý do em cho là đúng nhất. (SGK tr 12)
a-b-c-d-đ
Qua tâm trạng xúc động vô cùng em thấy En như thế nào?
GV liên hệ gd HS: => có lỗi mà biết nhận ra lỗi lầm đó là điều tốt, đáng học tập
Tại sao bố không gọi trực tiếp En để rầy mà lại viết thư?
Là người có tình cảm sâu sắc, tế nhị
( đây là cách ứng xử tế nhị trong cuộc sốngcần phải học tập, con bình tĩnh lắng nghe, có thời giờ suy ngẫm)
Qua bức thư bố đã yêu cầu En điều gỉ?
( không được hỗn, xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn, trong một thời gian con đừng hôn bố, thà không có con còn hơn thấy con bội bạc)
Qua đó em thấy ông là người như thế nào?
 Thương vợ nhưng không bộc lộ trực tiếp.
 Thương con nhưng rất nghiêm khắc khéo léo trong cách dạy con
Là người có tình cảm yêu ghét rõ ràng.
Qua bức thư này em thấy mẹ En  là người như thế nào?
2/ Mẹ En-ri-cô
( GV liên hệ với tình cảm người mẹ qua VB “ Cổng trường mở ra”
Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
 Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương ) 
Là người có tấm lòng cao cả.
Rất yêu con.
Có thể hy sinh tính mạng vì con.
HĐ3:GV hướng dẫn HS tổng kết
III/ Tổng kết:
Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? 
( Biểu cảm ) 
Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng cao cả
QuaVB này tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
Ta phải biết trân trọng giữ gìn không được xúc phạm
HĐ4: Luyện tập
GV cho HS đọc BT1/12
Bài tập này có mấy yêu cầu?
Bài đọc thêm: Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ Qua câu chuyện muốn nói lên điều gì?
BT2/ 12
Theo em bố của En có thái độ như thế nào khi thấy con có lời nói thiếu lễ độ với mẹ?
a/ căm thù
b/ chán nản
c/ nghiêm khắc
d/ lo âu
Hướng dẫn học bài – chuẩn bị bài
Nắm được thái độ của người bố đối với con để thấy rõ hình ảnh của người mẹ
Chuẩn bị bài “ Từ ghép” theo câu hỏi SGK
Từ là gì? Từ gồm có những loại nào?
Trong từ phức gồm có những loại nào? Tìm hiểu cấ ... 
Ký tên
Đề nghị điều gì?
Để làm gì?
HĐ 3: GV cho HS nắm một số lưu ý khi viết văn bản đề nghị
III/ Lưu ý:
Quan sát các văn bản đề nghị em thấy văn bản được viết như thế nào?
Tên VB viết chữ in hoa.
Giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên VB, nơi nhận và nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2,3 dòng.
Không viết sát lề giấy.
Không để phần trên và phần dưới có khoảng trống quá lớn.
HĐ 3: Luyện tập
BT 1/ 127: lý do viết đơn và giấy đề nghị giống và khác nhau:
	* Giống: cả hai đều là những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng.
	* Khác: - Đơn: nguyện vọng cá nhân
	 - Đề nghị: nguyện vọng tập thể
BT 3/ 127: GV đưa ra VB đề nghị chưa đúng mẫu HS nhận xét chỉ ra chỗ sai và sửa chữa
	Hướng dẫn học bài soạn bài:
Nắm được đặc điểm VB đề nghị.
Cách làm văn bản đề nghị.
Những điều lưu ý khi làm VB đề nghị 
Soạn bài ôn tập theo câu hỏi SGK
Nắm lại các thể loại văn học: nêu giá trị cơ bản trong từng cụmVB.
Thống kê các tác phẩm thơ trữ tình đã được học trong năm.
Thống kê các tác phẩmvăn xuôi nghị luận và lập bảng thống kê theo mẫu.
TUẦN 31
TIẾT CT : 119,120
ÔN TẬP VĂN HỌC
I/ Mục tiêu: 
	1/ Kiến thức:
Nắm nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản.
Nội dung cơ bản từng cụm bài.
	2/ Kỹ năng:
Nhớ cốt truyện, sự kiện, nhân vật.
Hiểu nét đặc sắc của thơ và thuộc thơ.	
II/ Chuẩn bị:
	- Thầy:
+ Phương pháp: Nêu vấn đề + Thảo luận
+ Chuẩn bị: Soạn bài theo yêu cầu
 - Trò: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
 1. Hãy nhớ và ghi lại tất cả đầu đề các văn bản đã học đọc thêm, sau đó đối chiếu sgk (HS ghi - trình bày) ® 34 văn bản
 HỌC KỲ I
1. Cổng trường mở ra.	 18. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (ĐT) 
2. Mẹ tôi. 20. Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
3. Cuộc chia tay của những con búp bê. 21. Tiếng gà trưa. 
4. Những câu hát về tình cảm gia đình. 22. Một thứ quà của lúa non.
5. Những câu đất nước con người. 23. Mùa xuân của tôi.
6. Những câu hát than thân. 24. Sài Gòn tôi yêu ( ĐT )
7. Những câu hát châm biếm.	 HỌC KỲ II
 8. Sông núi nước Nam.	 25. Tục ngữ về TN & LĐS
 9. Phò giá về kinh. 	 26. TN về con người và xã hội.
10. Côn Sơn ca ( ĐT )	 27. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
11. Bánh trôi nước.	 28. Đức tính giản dị của BH
12. Sau phút chia ly ( ĐT ).	 29. Sự giàu đẹp của TV ( ĐT )
13. Qua Đèo Ngang.	 30. Ý nghĩa văn chương.
14. Bạn đến chơi nhà.	 31. Sống chết mặc bay.
15. Xa ngắm thác núi Lư ( ĐT )	 32. Những trò lố hay Va-ren & PBC ( ĐT )
16. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. 33. Ca Huế trên Sông Hương.
 17. Ngẫu nhiên  về quê. 34. Quan Aâm Thị Kính ( ĐT ) 
2. Dựa vào 1 số chú thích để nhớ lại định nghĩa 1 số khái niệm thể loại văn học và biện pháp NT đã học
(1) Ca dao - dân ca: Thuộc thơ ca dân gian: Những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian do quần chúng ND sáng tác - truyền miệng từ đời này sang đời khác.
(2) Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những khái niệm của ND về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
(3) Thơ trữ tình: là 1 thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Thơ trữ tình thường có vần, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng mang tính cách điệu cao.
(4) Thơ trữ tình trung đại:
- Đường luật: thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt
- Lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc 4 tiếng
- Những thể thơ thuần tuý VN: lục bát, 4 tiếng
- Có thể thơ học tập của TQ: Đường luật
(5) Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật: 7 tiếng/ 4 câu
Kết cấu (khai, thừa, chuyển, hợp) nhịp 4/3 hoặc 2/2/3
Vần: chân 7; liền 1-2; cách 2-4 bằng
(6) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật: (5 tiếng/câu; 4 câu/bài)
Tương tự như thất ngôn chỉ khác 5 tiếng/câu
Nhịp 3/2 hoặc 2/3, có thể gieo vần trắc
(7) Thơ thất ngôn bát cú: 7 tiếng/câu, 8 câu/bài
- Vần: bằng - trắc, chân 7, liền 1-2, cách 2-4-6-8
- Kết cấu: 4 liền: câu 1,2 đề; 3,4 thực; 5,6 luận ; 7,8 kết
- Luật bằng trắc: 1,3,5 (tự do); 2,4,6 bắt buộc. Hai câu 3,4 và 5,6 phải đối nhau từng câu, từng vế, từng từ
(8,9) Thơ lục bát, song thất lục bát
(10) Truyện ngắn hiện đại: Ngắn - cách kể linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột
(11) Phép tương phản: là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết nhân vật trái ngược nhau để tô đậm, nhấn mạnh 1 đối tượng và cả hai
(12) Tăng cấp: Thường đi cùng với tương phản
3. Những tình cảm, những thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là gì? Chọn học 4,5 bài ca dao mà em thích (HS tự làm)
4. Câu 4 học sinh tự học
5. Những giá trị lớn và tư tưởng, tình cảm trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình VN, TQ - Học thuộc lòng - HS tự ôn các ghi nhớ của văn bản
* GV hướng dẫn học sinh làm ở nhà những câu còn lại
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài
Lưu ý thêm phần văn bản kì II để kiểm tra kì II
Học thuộc lòng các bài đã dặn
TUẦN 32
TIẾT CT: 121
DẤU GẠCH NGANG
I/ Mục tiêu cần đạt: 
II/ Chuẩn bị: 
- Thầy:
+ Phương pháp: Quy nạp
+ Chuẩn bị: nghiên cứu bài dạy, soạn kĩ
- Trò: xem trước bài mới, chuẩn bị trước câu hỏi sgk
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra:
- Dấu chấm lửng có những công dụng gì? Cho 1 ví dụ?
- Dấu chấm phẩy có những công dụng gì? Cho 1 ví dụ?
	3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang
I/ Công dụng của dấu gạch ngang:
HS quan sát VD SGK
Các bộ phận sau dấu gạch ngang có công dụng gì?
a. Được dùng để đánh dấu bộ phận giải thích.
b. Được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Dùng để liệt kê (liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng).
d. Dùng để nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép) Va-ren – PBC.
Qua tìm hiểu cho biết dấu gạch ngang có công dụng gì?
Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận giải thích;
VD:
Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
VD:
Nối các từ nằm trong một liên danh.
VD:
HĐ 2: GV cho HS phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
II/ Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
Dựa vào ví dụ d ở mục 1 dấu gạch nối giữa từ Va-ren được dùng để làm gì?
Dấu gạch nối để nối các tiếng trong tên riêng của nước ngoài: Va-ren
Dấu gạch nối không phải la mộtø dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
Cách viết dấu gạch ngang và gạch nối như thế nào?
Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
Dấu dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
HĐ 3: Luyện tập:
Bài tập 1/ 130, 131 SGK:
 - Câu a,b dùng để đánh dấu chú thích, giải thích.
	 - Câu c đánh dấu lời nói trực tiếp và bộ phận giải thích.
 - Câu d dùng nối các bộ phận trong liên danh.
Bài tập 2/ 131 SGK: 
	 - Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
	Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài:
- Học và hiểu công dụng dấu gạch ngang, gạch nối
- Làm bài tập 3
- Chuẩn bị bài ôn tập Tiếng Việt.
TUẦN: 31
TIẾT CT: 121
VĂN BẢN BÁO CÁO
I/ Mục tiêu cần đạt: 
	1/ Kiến thức:
Đặc điểm của văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích,yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
	2/ Kiến thức:
Nhận biết văn bản báo cáo.
Viết văn bản báo cáo đúng qui cách.
Nhận được những sai sót khi viết văn bản báo cáo.	
II/ Chuẩn bị:
Thầy: 
+ Phương pháp: Nêu vấn đề
+ chuẩn bị:Nghiên cứu các loại văn bản báo cáo - Soạn bài
Trò: Xem trước bài mới để tiếp thu bài dễ hơn
III/ Tiến trình lên lớp:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra bài cũ: 
Nêu đặc điểm của văn bản đề nghị?
Cách làm văn bản đề nghị? Lưu ý khi làm văn bản đề nghị?
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ : GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo?
I/ Đặc điểm của văn bản báo cáo:
HS đọc 2 văn bản báo cáo sgk
 1/ Báo cáo là gì? 
Qua hai văn bản em hiểu thế nào là báo cáo?
Báo cáo là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.
 2/ Mục đích viết báo cáo:
Viết báo cáo để làm gì?
Viết báo cáo để trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đã làm được của cá nhân hoặc tập thể.
Văn bản báo cáo có gì đáng chú ý về nội dung và hình thức?
 3/ Yêu cầu về nội dung và hình thức:
 a/ Nội dung:
 Ai nhận? Ai viết? Báo cáo về việc gì và kết quả ra sao?
 b/ Hình thức:
+ Theo một số mục qui định sẵn.
+ Sáng sủa, rõ ràng.
Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt, học tập ở trường em? 
Khi cần viết sơ kết, tổng kết một phong trào thi đua hoặc 1 đợt hoạt động công tác nào đó.
Có 3 trường hợp ở sgk trường nào cần viết báo cáo?
Trường hợp b vì: Đó là văn bản báo cáo về tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong 2 tháng cuối năm.
HĐ 2: GV hướng dẫn HS cách trình bày văn bản báo cáo:
II/ Cách trình bày văn bản báo cáo:
Xem lại 2 văn bản trên và cho biết các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào?
 - Quốc hiệu, tiêu ngữ.
 - Địa điểm, ngày, tháng,năm làm báo cáo. 
 - Tên văn bản. ( Báo caó về  )
 - Nơi nhận báo cáo
 - Người ( tổ chức ) báo cáo
 - Nêu lí do, sự việc và kết quả đã làm được.
 - Kí tên và ghi họ tên.
Khi làm báo cáo em cần lưu ý gì về cách trình bày?
III/ Lưu ý: giống như văn bản đề nghị
HĐ 3: Luyện tập: SGK
	Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
Học kĩ phần ghi nhớ
Sưu tầm một văn bản báo cáo
Chuẩn bị bài luyện tập làm văn bản đề nghị, báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VĂN 7 13-14.doc