Giỳp học sinh:
- Nắm được nhan đề các tác phầm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng thể loại của các văn bản.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Ngày soạn: 13/4/2007 Ngày giảng: 16 /4/2007 Tiết 121: ôn tập văn học A/ Mục tiờu cần đạt: Giỳp học sinh: - Nắm được nhan đề các tác phầm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng thể loại của các văn bản. B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Chuẩn bị bài. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( không) * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút) Giới thiệu bài trực tiếp. *Hoạt động 3: Bài mới ( 43 phút). Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt ? Kể tên các văn bản mà em đã học từ đầu năm đến nay. ? Thế nào là ca dao, dân ca. ? Tục ngữ là gì. ? Thế nào là thơ trữ tình. ? Kể tên một số bài thơ trữ tình đã học. ? Nhắc lại kết cấu của thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. ? Thế nào là thơ thất ngôn bát cú. ? Thơ lục bát có gì khác với các kiểu thơ trên. ? Em hiểu gì về thơ song thất lục bát. ? Truyện ngắn hiện đại có đặc điểm gì. ? Trong các tác phẩm văn học đã học, các tác giả thường dùng các biện pháp nghệ thuật nào. ? Thế nào là phép tương phản. ? Thế nào phép tăng cấp. ? Tìm 1 số dẫn chứng trong các tác phẩm văn học – văn 7 có sử dụng phép tăng cấp. ? Kể tên các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam. ? Nêu giá trị tư tưởng của các bài thơ trên. ? Kể tên và nêu nội dung chính của các bài thơ trữ tình hiện đại. ? Kể tên các bài thơ Đường đã học và nêu nội dung chính. - GV: treo bảng phụ - yêu cầu h.s lập bảng theo mẫu và dựa vào các cột để trả lời. 1- Hệ thống hoá các tác phẩm đã học. 2- Một số khái niệm thể loại văn học và biện pháp nghệ thuật đã học. *Ca dao: là phần lời đã bỏ đi những tiếng đệm, lát, đưa hỏi. * Dân ca: là lời bài ca dân gian. * Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày. * Thơ trữ tình: là một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác, văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng * Truyện ngắn hiện đại: + Có thể ngắn, rất ngắn, hơi dài. + Cách kể chuyện linh hoạt không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, nhịp văn nhanh. * Một số biện pháp nghệ thuật: - So sánh, ẩn dụ, từ láy - Phép tương phản. - Phép tăng cấp. 3- Những giá trị tư tưởng tình cảm của các bài thơ. * Thơ trữ tình trung đại: - Sông núi nước Nam. - Phò giá về Kinh. - Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. - Qua đèo Ngang. - Sau phút chia ly. - Tinh thần yêu nước chống xâm lăng, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình. - Phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa, xót xa cho thân phận người phụ nữ trong XH phong kiến. * Thơ trữ tình hiện đại: - Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống bình thường giản dị mà diệu kỳ. * Thơ Đường: - Ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu quê hương sâu đậm, da diết, tình cảm nhân ái, vị tha vì con người. 4- Nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi. STT Nhan đề văn bản Gía trị chính về nội dung Gía trị chính về nghệ thuật 1 Cổng trường mở ra - Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của bà mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người. - Ngôn ngữ độc thoại dưới hình thức những lời tâm tình, chan chứa tình yêu của mẹ. 2 Mẹ tôi - Tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. - Tác phẩm viết bằng hình thức viết thư dễ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 3 Cuộc chia tay của những con búp bê - Tình cảm anh em sâu nặng. - Nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. - Ngôi kể thứ nhất. - Cách kể chuyện chân thành cảm động. 4 Sống chết mặc bay - Lên án, tố cáo tên quan vô nhân đạo, vô trách nhiệm trước sinh mạng của người dân. - Bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh sống vô cùng cực khổ của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô nhân đạo của bọn quan lại đương thời. - Vận dụng linh hoạt phép tương phản và tăng cấp. 5 Những trò lố hay là Va – ren và Phân Bội Châu. - Tác phẩm đã khắc hoạ hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng XH hoàn toàn đối lập - Nghệ thuật tương phản hư cấu. - Phương pháp độc thoại. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút) - Về nhà ôn tập theo các câu hỏi (sgk). - Yêu cầu nắm được các nội dung đã ôn. - Chuẩn bị: Dấu gạch ngang.
Tài liệu đính kèm: