Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 124: Dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 124: Dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy

I. Mục tiêu

- Học sinh nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

- HS biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

- HS có ý thức dùng dấu câu đúng mục đích, tránh tuỳ tiện.

II. Đồ dùng

- GV: bảng phụ

- HS : đọc và nghiên cứu sgk

 

doc 46 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 124: Dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/4/2011
Ngày giảng: 14/4/2011
Tiết 124 Dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy
I. Mục tiêu 
- Học sinh nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- HS biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.
- HS có ý thức dùng dấu câu đúng mục đích, tránh tuỳ tiện.
II. Đồ dùng
- GV: bảng phụ
- HS : đọc và nghiên cứu sgk
III. Phương pháp
- Phân tích, đàm thoại
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 3p
-Thế nào là phép liệt kê? Có những kiểu liệt kê nào?
- Đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức về công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Cách tiến hành
 Trong khi nói và viết chúng ta thường sử dụng các loại dấu câu như dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy, việc sử dụng cac slaoị dấu câu như vậy có tác dụng gì?
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: Học sinh nắm được công
 dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Đồ dùng: bảng phụ
Cách tiến hành
Học sinh quan sát ví dụ (a), (b), (c) SGK / 121, cho biết dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
+ Một tấm bưu thiếp quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết.
? Từ bài tập trên em hãy rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng?
- Học sinh rút ra nhận xét theo ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ. GV chốt kiến thức.
*Bài tập nhanh: Dấu chấm lửng trong câu sau có chức năng gì?
" Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn thảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán..."
 (Hà ánh Minh)
-> Biểu thị phần liệt kê tương tự không viết ra.
-Học sinh quan sát hai ví dụ SGK / 122, cho biết dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
? Có thể thay thế dấu chấm phẩy bàng dấu phẩy được không? Vì sao?
- Câu a: có thể thay thế được và nội dung của câu không bị thay đổi
- Câu b: không thể thay được vì:
+ Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau.
+ Các bộ phận liệt kê sau dấu phẩy không thể bình đẳng với các thành phần nêu trên.
+ Nếu thay thì nội dung dễ bị hiểu lầm: 
Những tiêu chuẩn đạo đức...như sau: ...trung thành ....đấu tranh...ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng...
Nếu thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy thì ăn bám và lười biếng sẽ ngang hàng với trung thành...đấu tranh....
? Từ bài tập trên em hãy rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng?
- Học sinh rút ra công dụng của dấu chấm phẩy theo ghi nhớ SGK / 122.
- HS đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục têu: HS có kĩ năng vận dụng thực hành
Đồ dùng: bảng phụ
Cách tiến hành
HS nêu yêu cầu bài tập 1, 2 và thảo luận nhóm (5p)
Đại diện trả lời.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- GVKL
- HS viết đoạn văn (5p).
- GV gọi HS trình bày. HS nhận xét
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn mẫu có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
1'
24'
15'
I - Dấu chấm lửng.
1. Bài tập
a) Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng nữa.
b) Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói 
( do quá hoảng sợ và mệt ).
c) Làm dãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của một từ ngữ.
2. Nhận xét
- Dấu chấm lửng có 3 công dụng
3.Ghi nhớ (sgk/122)
II - Dấu chấm phẩy.
1. Bài tập
a) Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép phức tạp.
b) Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
2. Nhận xét
- Dấu chấm lửng có 2 công dụng
3.Ghi nhớ (sgk/122)
III - Luyện tập.
Bài 1: Công dụng của dấu chấm lửng
a) Biểi thị lời nói bị bỏ dở, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng
b) Biểu thị câu nói bị bỏ dở
c) Biểu thị phần liệt kê không viết ra
Bài 2: Công dụng của dấu chấm phẩy
Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp
Bài 3: Viết đoạn văn
4. Củng cố: 1p 
- Kkhái quát công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
5. Hướng dẫn học bài: 1p
- Học nội dung ghi nhớ và làm bài tập 
- Soạn bài: Văn bản đề nghị.
+ Đọc sgk và trả lời các câu hỏi phần I, II.
-------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/4/2011
Ngày giảng: 14/4/2011
Tiết 125 Văn bản đề nghị
I . Mục tiêu 
- Học sinh nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị.
- Hiểu các tình huống viết văn bản đề nghị.
- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng cách, nhận ra sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
II. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ ghi văn bản mẫu
- HS: Viết một văn bản đề nghị
III. Phương pháp
- Phân tích, đàm thoại
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 3p
 - Văn bản hành chính là gì? Văn bản hành chính có những loại nào? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức về văn bản đề nghị.
Cách tiến hành
- GV đọc nội dung một văn bản đề nghị (không đọc tiêu đề).
- HS xác định văn bản trên thuộc loại văn bản hành chính nào? -> GV dẫn vào bài mới.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc
 điểm của văn bản đề nghị.
- Hiểu các tình huống viết văn bản đề nghị.
Cách tiến hành
Học sinh đọc các văn bản đề nghị.
? Em hãy cho biết giấy đề nghị được viết nhằm mục đích gì?
? Đề nghị về việc gì? Gửi ai? Ai đề nghị?
? Khi viết cần chú ý những yêu cầu gì về hình thức và nội dung?
? Học sinh quan sát các tình huống trong SGK / 125, cho biết tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
- Các tình huống viết giấy đề nghị: 
(a) và (c)
? Thế nào là văn bản đề nghị?
- Giáo viên cho học sinh ghi nhớ 1 theo SGK.
- Học sinh đọc kỹ 2 văn bản đề nghị trên,
và thảo luận nhóm (5p): 
Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét và KL.
? Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau?
- Giống: trình bày các mục theo thứ tự
- Khác: nộidung
? Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?
? Em hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị.
-GV treo bảng phụ
- GV lưu ý HS cách trình bày một văn bản đề nghị.
- HS đọc ghi nhớ. GV chốt kiến thức cơ bản.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: HS có kĩ năng vận dụng thực hành
Cách tiến hành
- HS nêu yêu cầu bài tập và thảo luận nhóm (5p).
- Đại diện báo cáo kết quả. GVKL.
- GV đưa ra một văn bản đè nghị có điểm chưa đúng.
- Yêu cầu HS tìm và chỉ ra chỗ sai -> Nêu hướng sửa chữa.
1'
25'
13'
I - Đặc điểm của văn bản đề nghị.
1. Bài tập (SGK)
2. Nhận xét.
- Mục đích: Mong muốn cấp có thẩm quyền giải quyết nhu cầu của mình.
- Hình thức: Viết theo một mẫu nhất định. Trình bày sáng sủa, trang trọng.
- Nội dung: ngắn gọn, rõ ràng
II - Cách làm văn bản đề nghị.
1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị
- Ai đề nghị?
- Đề nghị ai?
- Đề nghị điều gì?
2. Dàn mục một văn bản đề nghị
*Các mục:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm, ngày tháng năm
- Tên văn bản
- Nơi nhận
- Nội dung đề nghị
- Chữ kí, họ tên người đề nghị
3. Lưu ý
- Tên văn bản cần viết in hoa, khổ chữ to
- Trình bày: sáng sủa, cân đối
- Cần chú các mục: tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận và nội dung đề nghị.
*Ghi nhớ (SGK/126)
III. Luyện tập
Bài tập 1: So sánh lí do viết đơn và đề nghị trong hai tình huống
*Giống: đều là những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng
*Khác: 
- Đơn: là nguyện vọng của cá nhân
- Đề nghị: là nhu cầu của tập thể
Bài tập 2: Các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị
4. Củng cố: 2p
Viết văn bản đề nghị cần thiết phải trả lời những câu hỏi nào?
Trong 1 văn bản đề nghị có thể thiếu một trong các mục sau được không? vì sao/
(Quốc hiệu; lời cảm ơn; nguyên nhân đề nghị; cơ quan đề nghị .)
5. Hướng dẫn học bài: 1p
- Học nội dung ghi nhớ và làm bài tập còn lại.
- Tự chữa lỗi trong bài Tập làm văn số 6
--------------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/4/2011
Ngày giảng: 14/4/2011
Tiết 126 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I. Mục tiờu 
- Học sinh nắm được những đơn vị kiến thức cần đạt trong bài Tập làm văn. Nắm được cỏc ưu, khuyết điểm và sửa chữa
- Nõng cao kĩ năng dựng từ, viết cõu, dựng đoạn, tạo văn bản lập luận giải thớch.
- Cú ý thức sửa lỗi, vận dụng cỏc kiến thức đó học về từ khi sử dụng
II. Đồ dựng
- Giỏo viờn: cỏc lỗi trong bài viết của HS
- Học sinh: sửa lỗi trong bài
III. Cỏc bước lờn lớp
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: sự chuẩn bị bài (1p)
3.Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trũ
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiờu: Tạo hứng thỳ cho hs
 tiếp thu nội dung của tiết trả bài
Cỏch tiến hành
Trong cỏc tiết trước cỏc em đó viết bài số 6 văn biểu cảm. Hụm nay cụ sẽ trả bài để cỏc em biết được những ưu điểm nnhược điểm trong bài viết của mỡnh.
*Hoạt động2:Hướng dẫn chữa bài
Mục tiờu: HS nhận biết được
 cỏch làm bài văn biểu cảm về người thõn đảm bảo đỳng yờu cầu. HS cú kĩ năng tự phỏt hiện ra lừi sai trong bài viết của mỡnh.
Cỏch tiến hành
- Học sinh nhắc lại đề bài
? Xỏc định kiểu bài? 
- Nghị luận chứng minh
? Vấn đề cần chứng minh?
- Vai trũ của rừng đối với cuộc sống con người
? Dàn ý gồm cú mấy phần? 3 phần
? Phần mở bài cần làm gỡ?
GV đọc phần mở bài của học sinh:
Học sinh so sỏnh
? Thõn bài cần triển khai những gỡ?
GV đọc phần thõn bài của học sinh:
Học sinh so sỏnh
Phần kết bài phải nờu điều gỡ?
GV đọc phần kết bài của học sinh:
Học sinh nhận xột
+ Đa số cỏc em cú ý thức làm bài. + Xỏc định được yờu cầu của đề. 
+ Một số em viết tốt, cảm xỳc chõn thành, cú suy nghĩ, đỏnh giỏ, mạnh bạo, sỏng tạo: Linh, My, Xim, Mai
+ Sử dụng đỳng phương phỏp lập luận chứng minh
+ Chữ viết cú tiến bộ
+ Bố cục bài viết rừ ràng
- Nội dung: Một số bài cũn sơ sài, chưa biết cỏch lập luận chứng minh: Phàng Hũa, Sựng Hũa, Vi Quyết, Thu, Nựng
- Hỡnh thức: Chưa hiểu rừ kiểu bài, cũn thiờn về sắp xếp cỏc ý, - Chữ viết sai nhiều chớnh tả.
- Khụng chấm cõu
- Diễn đạt yếu.
Học sinh lờn bảng tự tỡm lỗi sai trong bài viết và sửa
Học sinh + giỏo viờn nhận xột
Học sinh nhận xột việc sửa lỗi
GV sửa chữa, bổ sung
GV gọi điểm. 
1'
41'
I. Đề bài: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chỳng ta
II. Lập dàn ý
a) Mở bài
Giới thiệu nội dung vấn đề cần chứng minh:
- Thiờn nhiờn ưu đói cho nước ta khụng chỉ biển bạc mà cũn cả rừng vàng.
- Rừng mang lại cho con người những nguồn lợi vụ cựng to lớn về vật chất.
- Rừng chớnh là cuộc sống của chỳng ta.
b) Thõn bài
*Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn:
- Rừng cho gỗ quý, dược liệu, nhiều loài động vật quý hiếm, dược liệu...
- Rừng thu hỳt khỏch du lịch sinh thỏi.
*Chứng minh rừng đó gúp phần bảo vệ an ninh quốc phũng.
- Rừng che bộ đội, rừng võy quõn thự
- Rừng đó cựng con người đỏnh giặc
*Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ sự cõn bằng sinh thỏi, bảo vệ mụi trường sống của con người.
- Rừng là n ... , cười mủm mỉm, cười he hé...
? Kẻ bảng vào vở và điền vào ô trống?
? Kẻ bảng vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm ?
Tiết 2
? Hãy kể tên các bài văn nghị luận đã học trong Ngữ văn 7 tập hai.
? Trong đời sống, rên báo chí và trong sgk, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Nêu một số ví dụ
? Trong bài văn nghị luận phải có những yếu tố cơ bản nào?
* Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, có đanh thép sâu sắc, thấm thía, chặt chẽ hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ và hiệu quả nghệ thuật lập luận của người viết.
? Luận điểm là gì?
? Hãy cho biết những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?
Câu a và d là luận điểm
* Câu trúc ngữ pháp của luận điểm thường là: 
C (không, chẳng) là (có, không) V.
Kết cấu trần thuật, thông báo và khẳng định (phủ định).
*GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm (5p). Đại diện báo cáo kết quả.
- GVKL.
=> Đưa dẫn chứng bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, chưa đủ để chứng minh tiếng Việt giàu đẹp, mà người viết còn phải đưa thêm daqãn chứng khác và phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong đó tiếng Việt đã thể hiện sự giàu đẹp như thế nào.
- HS thảo luận nhóm (5p): Hãy cho biết cách làm hai đề văn có gì giống và khacá nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?
- Đại diện báo cáo kết quả.
- GVKL.
Câu 7:
Nội dung văn biểu cảm
Tình cảm cảm xúc, tâm trạng và đánh giá, nhận xét của người viết
Mục đích biểu cảm
Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết.
Phương tiện biểu cảm
Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc tâm trạng
Câu 8: Nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm
Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu cảm xúc tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát
Thân bài
- Khai triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm...
- nhận xét, đánh giá cụ thể hoặc tổng thể
Kết bài
- ấn tượng sâu đậm về đối tượng biểu cảm
II. Văn nghị luận
Câu 1: Các bài văn nghị luận đã học 
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
+ Sự giàu đẹp của tiếng Việt
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ
+ ý nghĩa văn chương
Câu 2: 
* Nghị luận nói:
- ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo sơ kết, tổng kết....
- ý kiến trao đỏi trong các cuộc giao lưu, phỏng vấn...
- ý kiến trong các buổi bảo vệ luận văn , luận án ...
- Chương trình bình luận thời sự, thể thao, văn nghệ trên đài phát thanh hay vô tuyến truyền hình.
- Lời giảng của GV trên lớp.
* Nghị luận viết:
- Các bài xã luận, bình luận, đọc sách, phê bình văn học, ngôn ngữ...trên các báo chí, tạp chí...
- Các luận văn, luận án, chuyên luận khoa học;
- Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng;
- Các văn bản nghị luận trong sgk Ngữ văn...
Câu 3: Những yếu tố cơ bản trong bài văn nghị luận
- Luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng lập luận
- Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu
Câu 4: 
* Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn
- Câu a và d là luận điểm
- Câu b: câu cảm thán
- Câu c: chưa đầy đủ, chưa rõ ý ( chủ nghĩa anh hùng nào, của ai?)
Câu 5: 
*Trong bài văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng còn cần lí lẽ, còn phải biết cách lập luận.
+ Dẫn chứng phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm; đồng thời cần dược làm sáng tỏ, được phân tích bằng lí lẽ lập luận chứ không đơn thuần chỉ nêu, đưa, thống kê dẫn chứng hàng loạt.
+ Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn là sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng, và đó mới là chủ yếu.
* Yêu cầu của lí lẽ và lập luận:
Phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng hướng tới luận điểm; phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gích
Câu 6: 
*Giống nhau: 
- Cùng một luận điểm.
- Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
*Khác nhau:
Giải thích
Chứng minh
Vấn đề (giả thiết là) chưa rõ.
Vấn đề (giả thiết là) đã rõ.
Lí lẽ là chủ yếu.
Dẫn chứng là chủ yếu.
Làm rõ bản chất vấn đề là như thế nào.
Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề là như thế nào.
4. Củng cố: 
- GV khái quát nội dung ôn tập
5. Hướng dẫn học bài:
- Ôn tập theo nội dung đã hướng dẫn; tham hảo các đề văn trong sgk/140,141.
- Ôn tập tổng hợp chuẩn bị kiểm tra học kì.
--------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/4/2011
Ngày giảng: 14/4/2011
Tiết 136 
Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp
I. Mục tiêu
- HS nắm vững những kiến thức trọng tâm về Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học trong học kì II.
- Củng cố những kĩ năng làm bài kiểm tra rắc nghiệm và tự luận đã học và thực hành.
II. Đồ dùng 
- GV: Bảng phụ
- HS: ôn tập 
III. Phương pháp
- Vấn đáp; đàm thoại
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
*Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: tạo hứng thú cho hs tiếp thu kiến thức
Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu của giờ học
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài kiểm tra
Mục tiêu: 
- HS nắm vững những kiến thức trọng tâm về Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học trong học kì II.
- Củng cố những kĩ năng làm bài kiểm tra rắc nghiệm và tự luận đã học và thực hành
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS khái quát những nội dung cơ bản cần chú ý trong học kì II. 
1. Phần văn
- Trọng tâm phần Văn (Đọc - hiểu văn bản) trong Ngữ văn 7 tập hai là văn bản nghị luận. Ngoài ra còn có đọc - hiểu một vài tác phẩm tự sự và văn bản nhật dụng.
*Ôn tập cần chú ý một số điểm sau:
- Nắm được nội dung cụ thể các văn bản tác phẩm được học; nội dung nổi bật của các bài văn nghị luận đều thể hiện rõ ở tiêu đề của mỗi văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp cảu tiếng việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương -> Đây chính là luận điểm bao trùm mà mỗi văn bản nghị luận tập trung làm sáng tỏ.
- Ngoài ra còn có hai truyện ngắn VN đầu thế kỉ XX: Sống chết mặc bay và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Nếu như truyện ngắn của Phạm Duy Tốn nhằm vạch trần cuộc sống alàm than khổ cực của người dân, tố cáo bọn quan lại mục nát bê tha, vô trác nhiệm...thì truyện ngắn của Nguyễn ái Quốc lại tập trung phơi bày những trò lố bịch của tên Toàn quyền Va-ren, đại diện cho thực dân Pháp, trước người anh hùng đầy khí phách cao cả là Phan Bội Châu.
- Nắm được nội dung và ý nghĩa của văn bản nhật dụng Ca Huế trên sông Hương.
2. Phần Tiếng Việt
*Cần chú ý một số vấn đề sau:
- Đặc điểm của các loại câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động...
- Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê.
- Cách mở rộng câu bằng cụm C - V và trạng ngữ.
- Công dụng của các dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
3. Phần Tập làm văn
*Trọng tâm là phần văn nghị luận. HS cần chú ýmột số điểm sau:
- Nắm được một số vấn đề chung về văn nghị luận:
+ Thế nào là văn nghị luận, mục đích và tác dụng của văn nghị luận.
+ Bố cục của bài văn nghị luận.
+ Các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích.
- Cách làm bài vănnghị mluận:
+ Giải thích, chứng minh về một vấn đề chính trị - xã hội;
+ Giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học.
- Nắm được nôi dung khía quát vê văn bản hành chính
+ Đặc điểm của văn bản hành chính;
+ Cách làm một văn bản đề nghị và báo cáo;
+ Các lỗi thường mắc về các loại văn bản trên.
 4. Củng cố: GV kết luận và lưu ý HS ôn tập một cách toàn diện, không 
	học tủ, học lệch.
 5. Hướng dẫn học bài:
 - Ôn tập tổng hợp theo nội dung đã hướng dẫn.
 - Chuẩn bị bài: Hoạt động ngữ văn
	+ Tìm hiểu cách đọc 4 văn bản nghị luận, đọc kĩ lưỡng và đọc 
 nhiều lần. 
-------------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/4/2011
Ngày giảng: 14/4/2011
Tiết 137, 138
Kiểm tra học kì II
( Đề của PGD)
*Thời gian: 18/5/2010
Ngày soạn: 8/5/2010
Ngày giảng: 10/5/2010
Tiết 139
Hoạt động ngữ văn
(Đọc diễn cảm văn nghị luận)
I . Mục tiêu
- HS nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm với yêu cầu: đọc rõ ràng, đúng dấu câu.
- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng...
II. Đồ dùng
- GV: Văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu hoàn chỉnh.
 ảnh Đại hội Đảng lao động VN lần thứ II ở Việt Bắc.
- HS: Đọc nhiều lần các văn bản nghị luận ở nhà và khắc phục nhược điểm trong cách đọc.
III. Phương pháp
- Đọc diễn cảm, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình tổ chức các hoạt đôngọ dạy học
*Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức
Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu của giờ học
*Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc bài
Mục tiêu: Yêu cầu hs đọc phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc và rõ ràng. Đọc diễn cảm thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu của từng văn bản.
Cách tiến hành:
*GV hướng dẫn học sinh cách đọc.
* Mỗi bài GV gọi 3-> 4 HS đọc, HS và GV nhận xét sửa lỗi sai trong quá trình HS đọc.
Bài 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
*Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dất khoát, rõ ràng.
- Đoạn mở bài: nhấn mạnh các từ ngữ: nồng nà đó là - giọng khẳng định chắc nịch;
đọc mạnh nhanh dần các động từ, tính từ làm vi ngữ, định ngữ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, nhấn chìm tất cả...
- Đoạn thân bài: giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.
- Đoạn kết: giọng chậm và hơi nhỏ hơn.
* GV cho HS xem tranh-> nhấn mạnh hoàn cảnh lịch sử.
Bài 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
*Gọng chung toàn bài: giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
* Chú ý nhấn mạnh các điệp từ , ngữ: Tiếng Việt có những đặc sắc; nói thế cũng có nghĩa là nó rằng
Bài 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
*Giọng chung: nhiệt tình ca ngợi, giản dị mà trang trong; cần ngắt câu cho đúng; lưu ý cac scâu cảm có dấu (!)
- Đoạn 3,4: đọc với gọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. 
- Đoạn cuối: cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.
Bài 4: ý nghĩa văn chương
*Giọng chung: giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
- 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thương; câu 3 giọng tỉnh táo, khái quát.
- Đoạn: câu chuyện có lẽ...gợi lòng vị tha: giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.
- Đoạn: Vậy thì...hết: giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.
Lưu ý câu cuối cùng: giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra.
4. Củng cố:
* GV khái quát những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận: giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên vẫn cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
5. Hướng dãn học bài:
- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.
- Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn độc lập.
---------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 7(1).doc