Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 131 -132: Kiểm tra học kì II

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 131 -132: Kiểm tra học kì II

/ MỤC ĐÍCH KIỂM TRA

- Đánh giá được kiến thức của HS về các mảng kiến thức : Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn

- Đánh giá kỹ năng đọc - hiểu, cảm thụ nghệ thuật và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức KT kết hợp giữa TNKQ và tự luận - Thu thập thông tin để điều chỉnh phương pháp dạy học phần văn trong thời gian sau.

- Giáo dục ý thức trung thực trong kiểm tra.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1379Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 131 -132: Kiểm tra học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Sơn Cương
Bài soạn: Ngữ văn 7
 Tiết 131 -132:
 KIểM TRA HọC Kì II
I/ MụC ĐíCH KIểM TRA
- Đánh giá được kiến thức của HS về các mảng kiến thức : Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn
- Đánh giá kỹ năng đọc - hiểu, cảm thụ nghệ thuật và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức KT kết hợp giữa TNKQ và tự luận - Thu thập thông tin để điều chỉnh phương pháp dạy học phần văn trong thời gian sau.
- Giáo dục ý thức trung thực trong kiểm tra.
II/ HìNH THứC KIểM TRA
- Hình thức đề kiểm tra: Kiểm tra kết hợp TNKQ và tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho HS làm bài kiểm tra tại lớp trong thời lượng 90 phút.
III/ THIếT LậP MA TRậN
Mức độ
Tờn Chủ đề
 Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
Mức độ thấp
Mức độ cao
TN
TL
TN
TL
1.Văn học
- Tục ngữ
-VB nghị luận
-Ttruyện ngắn hiện đại
Số cõu:3
Số điểm:1,5
 Tỉ lệ:15 %
-Nhận biết ND tục ngữ .
-Hiểu được giỏ trị ND và NT của một số tỏc phẩm truyện ngắn hiện đại
- Hiểu được ý nghĩa về nhan đề của tác phẩm
Số cõu:3
1.5điểm=15%
Số cõu :1
Số điểm:0,5
 Tỉ lệ: 5%
Số cõu:2 
Số điểm:1
 Tỉ lệ: 10%
Số cõu:0
Số điểm :0
Tỉ lệ: 0%
2.Tiếng Việt
- Câu rút gọn
- Câu đặc biệt
- Trạng ngữ cho câu
- Dấu câu
- Nhớ khái niệm câu đặc biệt
- Nhận ra được công dụng của dấu chấm lửng trong câu
Hiểu đặc điểm của trạng ngữ trong câu
Nhận ra câu rút gọn, khôi phục thành phần bị rút gon, giải thích tác dụng của câu rút gọn
Số cõu:4
3,5điểm=35%
Số cõu:4
Số điểm :3,5 
 Tỉ lệ 35%
Số cõu: 2
Số điểm:1 
Tỉ lệ: 10%
Số cõu: 1
Số điểm : 0.5 
Tỉ lệ: 5%
Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ: 20%
3.Tập làm văn
-Nghị luận xó hội 
Số cõu:1
Số điểm :5 Tỉ lệ :50%
Số cõu: 0
Số điểm:0 
Tỉ lệ:0 % 
HS biết được cỏch làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, rèn kĩnăng diễn đạt 
Số cõu: 1 
Số điểm :5 
Tỉ lệ:50 %
Số cõu:1
5điểm=50%
Tổng số cõu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số cõu:3
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số cõu :3
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số cõu:1
Số điểm:2 
Tỉ lệ: 20%
Số cõu:1
Số điểm:5
Tỉ lệ: 50%
Số cõu:8
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
IV/ nội dung đề kiểm tra
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I/ Trắc nghiệm khách quan : (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định hoặcphương án trả lời đúng trong các câu dưới đây:
Câu 1: Những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về:
	A. Các hiện tượng thuộc về quy luật của tự nhiên.	
 B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.
	C. Mối quan hệ gữa thiên nhiên và con người. 	
 D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
Câu 2: Giá trị nhân đạo của tác phẩm " Sống chết mặc bay" (Phạm Duy Tốn) là gì ? 
	A. Thể hiện niềm căm thù giai cấp thống trị của tác giả 	 
	B. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than , cơ cực của nhân dân 
 C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.
 D. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Câu 3: Cụm từ "Những trò lố " trong nhan đề tác phẩm” Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” ( Nguyễn ái Quốc) được dùng với dụng ý gì ?
A. Để trực tiếp vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa của Va- ren .
B. Để gây sự chú ý của người đọc.
C. Để nói lên quan điểm của Va- ren về việc làm của mình.
D. Để nói lên quan điểm của ngườu đọc về những việc làm của Va-ren. 
Câu 4: Câu đặc biệt là câu: 
 A. Được lược bỏ một số thành phần câu nhằm mục đích làm cho câu gọn hơn , thông tin nhanh hơn, tránh lặp lại.
B. Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
C. Có kết cấu theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
D. Gồm hai kết cấu C-V trở lên.
Câu 5: Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?
 “Thể điệu ca Huế có sôi nổi , tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người , tình đất nước , trai hiền , gái lịch” 
 ( Ca Huế trên sông Hương )
	A. Nói lên sự ngập ngừng , đứt quãng.
	B. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết.
	C. Do người viết chưa tìm ra từ diễn đạt.
	D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó.
Câu 6: Trạng ngữ không được dùng để :
	A. Chỉ nguyên nhân , mục đích của hành động được nói đến trong câu. 
 B. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
	C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu. 
 D. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
II/ Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1 : (2 điểm) Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau . Giải thích tại sao lại dùng câu rút gọn như vậy ? Hãy khôi phục thành phần bị rút gọn?
“Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp bách lúc này là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...“
 ( Hồ Chí Minh)
Câu 2 : ( 5 điểm) Chân lí “ Đoàn kết là sức mạnh“ đã được nhân dân Việt Nam thể hiện bằng hình ảnh trong câu ca dao:
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Chân lí ấy đã được thể hiện trong đời sống như thế nào?
v/ hướng dẫn chấm và thang điểm
I/ Phần trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
- HS trả lời mỗi câu đúng được 0,5 điểm :
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
A
B
B
D
II. Tự luận ( 7 điểm)
	Câu 1: ( 2điểm)
- HS nêu rõ được :
+ câu rút gọn : Một trong những công việc phải thực hiện cấp bách ngay lúc này là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài... ( 0,5 điểm)
+ Tác dụng : Làm cho câu gọn hơn , tránh lặp lại từ ngữ ... (0,5 điểm)
- Khôi phuc thành phần bị rút gọn: Thêm chủ ngữ vào : Một trong những công việc chúng ta phải thực hiện cấp bách lúc này là nâng cao dân trí...( 1 điểm)
 Câu 2 : (5 điểm)
I. Yêu cầu chung :
- HS biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
II. Yêu cầu cụ thể :
 HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a. Về nội dung ( 4 điểm): Hs làm sáng tỏ các ý sau :
- Luận đề : Sức mạnh của đoàn kết (0,5 điểm)
- Luận điểm và dẫn chứng: ( 2 điểm):
+ Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong lao động ( dẫn chứng: đắp đê chống lụt, cứu hoả, xây dựng các công trình...)
+ Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm ( dẫn chứng trong các cuộc chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm trên đất nước ta)
+ sức mạnh đoàn kết trong học tập , rèn luyện của bản thân ( dẫn chứng)
- Bài học đoàn kết đối với học sinh ; tránh làm mất đoàn kết , đoàn kết một chiều xuê xoa , không đẩy mạnh phê bình và tự phê bình...
 b. Về hình thức (1điểm)
 - Trình bày rõ bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng kiểu bài nghị luận
 - Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ
* Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản, GV cần vận dụng linh hoạt khi chấm bài, khuyến khích những bài làm sáng tạo giàu chất văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT HOC KI 2VAN 7CO MA TRANTHEO CHUAN KTKN 2011.doc