Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 15: Đại từ (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 15: Đại từ (Tiết 1)

A. Mục tiêu: Giúp HS

 - Nắm được thế nào là đại từ, các loại đại từ trong tiếng Việt.

 - Biết vận dụng đại từ với tình huống giao tiếp.

 - Giáo dục HS yêu thích tiếng Việt.

B. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích mẫu

C. Chuẩn bị của thầy và trò.

 - Giáo viên: Một số đại từ, bảng phụ.

 - Học sinh : Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ).

 

doc 110 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 15: Đại từ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 13/9/2009
Ngày dạy:7A: 15/9;7B: 18/9/2009
 Tiết 15: ĐẠI TỪ
A. Mục tiêu: Giúp HS
 - Nắm được thế nào là đại từ, các loại đại từ trong tiếng Việt.
 - Biết vận dụng đại từ với tình huống giao tiếp.
 - Giáo dục HS yêu thích tiếng Việt.
B. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích mẫu
C. Chuẩn bị của thầy và trò.
 - Giáo viên: Một số đại từ, bảng phụ.
 - Học sinh : Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ).
D. Tiến trình lên lớp.
 (1’) I. Ổn định tổ chức. Lớp 7A:7B:
 (5’) II. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ láy ? Nêu các loại từ láy ? Cho ví dụ ?
 III. Bài mới.
 (1’)* Giới thiệu bài. 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
12’
11’
10’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về đại từ.
 HS đọc ở ( SGK ) .
? Từ nó trong đoạn văn đầu trỏ ai 
? Từ nó trong đoạn văn hai chỉ con vật gì 
? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của hai từ đó.
? Từ thế ở Đ3 trỏ sự vật gì.
? Dựa vào đâu mà em biết.
? Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì ? Thế nào là đại từ.
Học sinh đọc ghi nhớ ( SGK ).
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại đại từ.
Các đại từ: Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ.. trỏ gì.
Bấy, bấy nhiêu trỏ gì.
Ai, gì hỏi về gì ?.
Bao nhiêu, mấy hỏi về gì ?.
Sao, thế nào hỏi gì ?.
HS đọc ở ( SGK ) .
* Hoạt đông 3: Luyện tập.
Sắp xếp các đại từ theo bảng ?
Xác định đại từ mình ?
Đặt câu ?
I. Thế nào là đại từ.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
a. Nó → Em tôi - CN.
Nó → Con gà - Định ngữ.
- Đ1: Từ nó thay cho em tôi câu trước.
- Đ2: Từ nó thay cho con gà của anh Bốn Linh câu trước.
b. Thế → Lời nói của người mẹ → Bổ ngữ ( câu trước nó ).
c. Ai → Người nông dân → chủ ngữ.
* Ghi nhớ : ( SGK ) .
II. Các loại đại từ.
1. Đại từ để trỏ.
a. Các đại từ: Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ. →Người, sự vật.
b. Bấy, bấy nhiêu → số lượng.
c. Vậy, thế : Hoạt động tính chất.
* Ghi nhớ : ( SGK ) .
a. Ai, gì: Người, vật.
b. Bao nhiêu, mấy: số lượng.
c. Sao, thế nào: Hoạt động tính chất của sự vật.
* Ghi nhớ : ( SGK ) 
III. Luyện tập.
* Bài 1:
a. Ngôi số Số ít Số nhiều
 1 Tôi, tao, tớ Chúng tôi
 2 Mày Chúng mày
 3 Nó, hắn Chúng nó
b. Mình (1) : Ngôi thứ nhất.
 Mình (2) : Ngôi thứ hai. 
* Bài 3:
- Na hát hay đến nổi ai cũng phải khen.
- Biết làm sao bây giờ.
- Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiêu tính tình khác nhau.
 (5’) IV. Củng cố, dặn dò.
 - GV tổng kết lại toàn bộ nọi dung bài học
 ? Thế nào là đại từ. Nêu các loại đại từ ? Cho VD ?
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Làm bài tập 2, 4 ở SGK.
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập tạo lập văn bản. 
 * Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13/9/2009
Ngày dạy:7A: 15/9;7B: 18/9/2009
 Tiết 16 LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
A. Mục tiêu: Giúp học sinh.
 - Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
 - Có thể tạo ra môth văn bản tương đối đơn giản gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em.
 - Có thái độ đúng đắn hơn trong quá trình tạo lập văn bản , vận dụng kiến thức đã học đưa vào bài viết.
B. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề, tái tạo, thảo luận.
C. Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Nghiên cứu bài, bảng phụ, máy chiếu, soạn giáo án chu đáo.
 - Học sinh : Soạn bài, trả lời câu hỏi SGK
D. Tiến trình lên lớp.
 (1’) I. Ổn định tổ chức: Lớp 7A :7B..
(4’) II. Kiểm tra bài cũ : ? Để tạo lập một văn bản chúng ta cần thực hiện những bước nào 
 III. Bài mới: 
 (1’) *Giới thiệu bài: Nhắc lại những kiến thức về văn bản.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
15’
20’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập phần chuẩn bị ở nhà.
HS đọc đề SGK
Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
? Viết về vấn đề gì 
? Viết cho ai 
? Viết để làm gì
? Viết như thế nào 
? Nhiệm vụ của bước 2:
Lập dàn ý
? Mở bài viết như thế nào 
? Kết bài ra sao 
? Nhiệm vụ của bước 3 phải làm gì
* Hoạt động 2: Thực hành viết tại lớp.
 HS đọc bài tham khảo SGK. SH thực hành viết một đoạn mở bài, kết bài. viết xong, đọc cho lớp nghe, lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
GV hướng dẫn HS sửa lại bài làm hoàn chỉnh về câu, từ, đoạn,..
I. Tình huống.
1. Định hướng cho văn bản.
- Nội dung: 
+ Truyền thống lịch sử 
+ Danh lam thắng cảnh
+ Phong tục tập quán
- Đối tượng: bạn đồng trang lứa ở nước ngoài.
- Mục đích: để bạn hiểu về đất nước mình.
- Cách viết: 
2. Tìm ý và sắp xếp ý
* Lập dàn ý
Ví dụ: Giới thiệu cảnh sắc của thiên nhiên ở Việt Nam.
- Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam.
- Thân bài: 
+ Cảnh sắc mùa xuân: khí hậu, hoa lá, chim muông ,..
+ Cảnh sắc mùa hè: thời tiết, cảnh vật,
+ Cảnh sắc mùa thu: 
+ Cảnh sắc mùa đông: thời tiết, cảnh vật,
- Kết bài: 
+ Cảm nghĩ và niềm tự hàovề đất nước VN.
+ Lời mời hẹn và lời chúc sức khỏe
3. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục.
Nhiệm vụ bước ba: viết thành câu, đoạn, bài.
II. Thực hành viết tại lớp.
- Đọc bài tham khảo: 
 Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
 (4’)IV Củng cố, dặn dò.
 - GV nhắc lại toàn bộ nội dung bài học
 ? Nhắc lại qui trình tạo lập văn bản 
 - GV định hướng cho HS làm tiếp phần thân bài còn lại
 - Xem bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
 * Rút kinh nghiệm:
........
Ngày soạn: 15/9/2009
Ngày dạy:7A: 17/9;7B: 21/9/2009
 Tiết 17. SÔNG NÚI NƯỚC NAM
 PHÒ GIÁ VỀ KINH
 ( Trần Quang Khải)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
 - Cảm nhận được tinh thành độc lập , khí phách hào hùng , khát vọng lớn lao của dân tộc được thể hiện trong 2 bài thơ.
 - Bước đầu hiểu về hai thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.
 - Có thái độ tình cảm đúng đắn với quê hương đất nước, yêu quê hương đất nước mình.
B. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, tái tạo, nêu vấn đề, thảo luận.
C. Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Nghiên cứu bài, bảng phụ, soạn giáo án chu đáo.
 - học sinh : Đọc tác phẩm, trả lời câu hỏi SGK
D. Tiến trình lên lớp.
 (1’) I. Ổn định tổ chức: Lớp 7A :7B..
(3’) II. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong 2 văn bản :
 - Những câu hát than thân.
 - Những câu hát châm biếm.
 III. Bài mới:
 (1’) *Giới thiệu bài: Thời trung đại đã có một nền thơ rất phong phú và hấp dẫn được viết bằng chữ Hán hoặc chữ nôm và có nhiều thể thơ phong phú như: thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, lục bát, song thất lục bát.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
3’
4’
10’
3’
3’
7’
3’
3’
* Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
HS đọc chú thích * ở SGK 
GV giải thích thêm.
* Hoạt động 2: Đọc , tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn HS đọc bài SGK và giải thích những từ khó.
Chú ý phần phiên âm.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
? văn bản này chúng ta phan tích như thế nào
? Hai câu thơ đầu được dịch nghĩa ntn 
? Em hiểu “ sông núi nước nam” theo cách nào sau đây: 
1. Là những dòng sông, dãy núi 
2. Là giang sơn đất nước VN.
3. Là lãnh thổ của người VN.
? Chữ đế trong nam đế có nghĩa là gì 
? “ Nam đế cư” là xác định nơi ở của vua hay nơi thuộc chủ quyền của VN 
? “ Nam quốcđế cư” toát lên tư tưởng gì của tác giả 
? Điều đó đã được ai công nhận 
? Em có nhận xét gì về âm điệu của câu thơ này 
? Điều đó có tác dụng gì trong việc diễn tả tư tưởng, cảm xúc 
? Lời thơ bộc lộ tư tưởng gì 
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ cuối 
? Dựa vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ , theo em lời cảnh báo này nhằm bọn xâm lược nào 
? Hai câu thơ này nhằm phản ánh điều gì 
* Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
? Văn bản “ sông núi nước nam” bồi đắp tình cảm nào trong em 
? Ngoài bản “ sông núi nước nam” còn văn bản nào cũng được xem là tuyên ngôn độc lập của nước ta 
HS đọc ghi nhớ SGK
* Văn bản 2: Phò gia về kinh 
* Hoạt động 1: Đọc , tìm hiểu chú thích.
VG: tiếp tục hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản 2 .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
? Bài thơ có mấy ý cơ bản ?
? Những chiến công nào được nhắc đến trong 2 câu thơ trên 
? Trong lời thơ trên có gì đáng chú ý 
? Điều đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ?
? Lời thơ này nói về vấn đề gì 
? Tác giả mong muốn đất nước ta ntn 
? Lời thơ nào cổ động cho việc xây dựng đất nước 
? Khát vọng nào của dân tộc ta được phản ánh qua lời nong muốn cổ động của tác giả 
? Khát vọng đó có biến thành hiện thực vào thời Trần không 
* Hoạt động 3: Ý nghĩa văn bản.
GV: cho HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 4: Luyện tập
* Văn bản 1: Sông núi nước nam.
I. Tác giả , tác phẩm.
1. Tác giả: Trần Quang Khải
2. Tác phẩm: Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Cách hiệp vần: Cư, thư, hư tiếng cuối của câu 1 hiệp vần với tiếng cuối của câu 2 và 4
II. Đọc, tìm hiểu chú thích.
1.Đọc: SGK
2. Chú thích: SGK
III. Tìm hiểu văn bản.
* Bố cục: 2 phần
- Phần 1: 2 câu đầu
- Phần 2: 2 câu cuối.
1. Hai câu đầu.
Nam quốc sơn hà nam đế cư 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 
- Giới định đó đã phân định rõ ở sách trời
→ Là nơi thuộc chủ quyền của người VN.Vì vua gắn với nước.
→ Khẳng định nước VN thuộc chủ quyền của người VN.
- Khẳng định tại sách trời ( thiên thư).
- Hùng hồn, rắn rỏi.
- Sự vững vàng của tư tưởng và niềm tin sắt đá vào chân lí
→ Khẳng định nước VN là của người VN đó là điều hiển nhiên không thể thay đổi được.
2. Hai câu cuối.
Như hà ngịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
- Nói thẳng, dõng dạc, chắc nịch đầy kiêu hãnh.
- Quân xâm lược nhà Tống.
- Quân dân thời Lí dưới sự chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã đánh tan quân xâm lược Tống.
- Bài thơ này được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta 
III. Ý nghĩa văn bản.
- Tự hào về đất nước .
- Tin tưởng vào sự bền vững của độc lập dân tộc
- Bình ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi).
- Tuyên ngôn độc lập của HCM
* Ghi nhớ: SGK
* Văn bản 2: PHÒ GIÁ VỀ KINH
I. Đọc , tìm hiểu chú thích.
- Đọc văn bản: SGK
- Tác giả: Trần Quang Khải
- Tác phẩm: (1285)
- Thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt.
II. Tìm hiểu văn bản.
Bài thơ gồm có 2 ý cơ bản:
1. Hào khí chiến thắng xâm lược.
 Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàn Tử quan.
- Chiến thắng: Chương Dương, Hàm Tử trên sông hồng.
- Động từ mạnh: đoạt , cầm
- Địa danh tiêu biểu.
- Câu trên đối xứng với câu dưới.
- Khỏe, hùng tráng.
ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
2. Khát vọng thái bình của dân tộc.
 Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thữ giang san.
- Xây dựng đất nước thời bình 
- Một đất nước vững bền mãi mãi.
 ... 
Nhận xét chốt lại vấn đề.
* Hoạt động 2: Điền từ thích hợp.
HS làm việc độc lập và đưa ra ý kiến riêng của mình
Cho một vài ví dụ minh họa về ý kiến trên. GV nhận xét chốt lại.
Thể thơ bát cú có đặc điểm gì ?
Dấu hiệu để nhận biết thơ tứ tuyệt
I. Tìm những ý kiến mà em cho là không đúng ( SGK trang 127 – 128)
- Ý kiến đúng: b, c, d, g, h.
- Ý kiến sai: a, e, i, k.
II. Điền từ thích hợp.
a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình ( trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.
b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là: lục bát.
c. Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình : so sánh, ẩn dụ, phóng đại, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ,...
(3’) IV. Củng cố: - GV: hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
 - Nhắc lại tên tác giả ứng với với văn bản.
 - Nêu lên các thể thơ đã học
 (2’) V. Dặn dò: - Học thuộc lòng tất cả các bài thơ đã học
 - Xem các bài văn mẫu khác để tham khảo.
 - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập phần tiếng việt theo hệ thống câu hỏi SGK.
 * Rút kinh nghiệm:.
Ngày soạn : 9/12/2008
Ngày dạy : 7A: 23/12; 7B: 23/12/2008.
 Tiết 69. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu: Tiếp tục thực hiện mục tiêu ở tiết 67.
 - Ôn lại kiến thức đã học phần tiến việt như từ, các nghệ thuật sử dụng từ trong văn bản.
 - Hệ thống lại các bài học trong chương trình theo sơ đồ
 - Có ý thức tự giác trong học tập tiếng việt, bảo vệ và giữ gìn tiếng việt
B. Phương pháp: Nêu vấn đề, luyện tập tổng hợp, gợi tìm, thảo luận.
C. Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Nghiên cứu bài dạy, bảng phụ kẻ sơ đồ ôn tập, ( Máy chiếu nếu có)
 - Học sinh : Soạn bài theo câu hỏi SGK
D. Tiến trình lên lớp.
(1’) I. Ổn định tổ chức:
 Lớp 7A Vắng:..7B.
 II. Kiểm tra bài cũ : 
 III. Bài mới: 
(1’) *Giới thiệu bài: Giới thiệu sơ bộ về nội dung tiết học
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10’
10’
18’
* Hoạt động 1: Ôn tập theo sơ đồ ở SGK
GV: tổ chức cho HS thảo luận theo sơ đồ ở SGK
Chú ý là phải lấy được ví dụ cụ thể 
* Hoạt động 2: Đại từ
HS trả lời trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà
Nêu chức năng ý nghĩa của DT, ĐT, TT ?
HS giải nghĩa các yếu tố HV SGK
GVchốt lại 
* Hoạt động 3: Thảo luận câu hỏi ở SGK
Thế nào là từ đồng nghĩa ? ví dụ?
Có mấy loại từ đồng nghĩa ?
Thế nào là từ trái nghĩa ? Ví dụ ?
Từ đồng âm ? ví dụ ?
Thành ngữ ? ví dụ và giải thích ?
Dùng từ HV tạo sắc thái gì ?
Điệp ngữ là gì ? cho ví dụ ?
Có mấy dạng điệp ngữ ?
Thế nào là chơi chữ ? Có mấy lối chơi chữ ?
 I. Ôn tập theo sơ đồ ở SGK. 
* Từ phức.
- Từ ghép: + Ghép đẳng lập: quần áo,...
 + Ghép chính phụ: Xe máy,...
- Từ láy: + Láy toàn bộ: xanh xanh,...
 + Láy bộ phận:
 Láy phụ ân đầu, láy vần.
II. Đại từ.
1. Đại từ dùng để trỏ và để hỏi.
- Trỏ người, sự vật, số lượng, hoạt động tính chất.
- Hỏi người, sự vật,số lượng, hoạt động tính chất.
2. Chức năng ý nghĩa của DT, ĐT, TT.
- Ý nghĩa: DT, ĐT,TT: biểu thị người, sự vật, hoạt động tính chất
- Chức năng: có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu.
3. Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học.
 Từ HV : SGK
1. Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Ví dụ: Mùa hè - mùa hạ; quả - trái.
- Có 2 loại từ đồng nghĩa: hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: vui - buồn ; Tối – sáng.
3. Từ đồng âm: Là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. Từ đồng ân có thể giống nhau về chính tả cũngcó thể khác nhau về chính tả.
4. Thành ngữ: Là loại tổ hợp từ cố định có tính biểu cảm cao có tính hình tượng.
- Thành ngữ thường giữ chức vụ CN hoặc VN trong câu hay phụ ngữ trong cụm DT cụm ĐT.
5. Dùng từ Hán Việt để tạo sắc thái trang trọng, tôn kính, tao nhã, thô tục, ghê sợ, ..
6. Điệp ngữ là láy đi láy lại nhiều lần 1 từ, 1 ngữ trong câu, đoạn.
- Có 3 dạng điệp ngữ: cách quảng, nối tiếp, chuyển tiếp( vòng).
7. Chơi chữ: Là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.
- Có 3 lối chơi chữ: 
+ Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
+ Dùng lối nói lái.
+ Dùng từ đông âm.
 (3’) IV. Củng cố.
 GV: hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
 Chức năng ý nghĩa của DT, ĐT, TT ? 
 Thế nào là từ trái nghĩa ? Ví dụ ?
 Dùng từ HV tạo sắc thái gì ?
 (2’) V. Dặn dò. 
 - Ôn tập thật tốt xem lại bài tập SGK
 - Ôn tập phần tiếng việt theo hệ thống câu hỏi SGK.
 - Phải lấy được ví dụ
 - Chuẩn bị chu đáo cho kiểm tra học kỳ.
 * Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................
Ngày soạn : 23/12/2008
Ngày dạy : 7A: 25/12; 7B: 25/12/2008.
 Tiết: 71 + 72. KIỂM TRA HỌC KÌ I ( ĐỀ TỔNG HỢP)
* Câu 1: ( 1.5 điểm) Hãy phân loại các từ ghép sau thành hai loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
 Bút chì, cày cấy, trăng sao, mưa ngâu, ca hát, làm quen, nhà máy, xinh tươi, đẹp lòng, dẻo thơm, cái thìa.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Câu 2: ( 1.5 điểm) Em hãy giải nghĩa các thành ngữ sau: Danh bất hư truyền, Thuần phong mĩ tục, Độc nhất vô nhị, Đồng cam cộng khổ, Thông kim bác cổ.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Câu 3: ( 2 điểm) Khi đọc bài thơ Bài ca nhà trang bị gió thu phá của Đổ Phủ em thíc h nhất khổ thơ nào? Vì sao em thích? Hãy chép lại đầy đủ khổ thơ đó.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Câu : ( 5 điểm) Hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh).
HƯỚNG DẪN CHẤM
* Câu 1: (đúng mỗi từ được 0.15 điểm, tổng 1.5 điểm)
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
 Bút chì, mưa ngâu, làm quen,. nhà máy, đẹp lòng, 
cày cấy, trăng sao, ca hát, xinh tươi, dẻo thơm
* Câu 2: (đúng mỗi thàng ngữ được 0.3 điểm, tổng 1.5 điểm)
Danh bất hư truyền: Danh tiếng xưa nay thế nào thì thực tế quả đúngnhư vậy. Ý là ca ngợi người có tài, có đức mà nhiều người đã khen.
Thuần phong mĩ tục: Phong tục tốt đẹp lành mạnh.
Độc nhất vô nhị: Có một không hai trên đời, rất hiếm.
Đồng cam cộng khổ: Vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu, trong mọi hoàn cảnh đều có nhau.
Thông kim bác cổ: Học rộng, hiểu nhiều về kiến thức cả xưa lẫn nay.
* Câu 3: ( 2 điểm) Học sinh trả lời được:	
	- Thích khổ cuối cùng. Vì đây là khổ thơ thể hiện giá trị tư tưởng, một tâm hồn vĩ đại, tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cáo cả của nhà thơ. ( 1 điểm) 
	- Chép đầy đủ đoạn thơ:
	Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
	Che khắp thiên hạ kẻ sỉ nghèo đều hân hoan,
	Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn!
	Than ôi! Bao giờ nhà ấy dựng sừng sững trước mặt,
	Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được ( 1 điểm) 
* Câu 3: ( 5điểm) 
A. Nội dung;
 a. Yêu cầu chung: Viết thành bài văn biểu cảm phát biểu cảm nghĩ về nội dung và hình thức của bải thơ. Bày tỏ cảm xúc phù hợp, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, không mắc những lỗi chính tả thông thường. ( 1 điểm)
 b. Yêu cầu cụ thể: ( 4 điểm)
- Mở bài: Giới thiệu về tác giả tác phẩm.. Nêu cảm xúc chung của mình khi tiếp xúc tác phẩm.
- Thân bài: - Cảm phục vô cùng với cách tả cảnh thiên nhiên ở hai ccâu thơ đầu cảu Bác. Một cách tả cảnh thật tinh tế và tài tình qua cách dùng phép tu từ so sánh, nhân hoá, tiểu đối và từ đồng âm. Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp đầy chất thơ.
 - Hai câu cuối là nỗi lòng, tâm tình người thi sĩ. Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ để thấy được một lãnh tụ vĩ đại suốt đời lo cho dân cho nước.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về giá trị của bài thơ Thất ngôn tứtuyệt này.
B. Biểu điểm:
 - Điểm 4-5 bài làm xác định đúng yêu cầu đề ra. Bài viết có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
- Điểm 2-3 Xác định đúng yêu cầu, diễn đạt đôi chổ chưa hợp lí, một số câu còn tối nghĩa, sai từ 4 đến 6 lỗi chính tả.
- Điểm 1-2 Xác định đúng yêu cầu, lập luận chưa hợp lí, diễn đạt lan man, sai nhiều lỗi chính 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 7HOC KI.doc