Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 17: Sông núi nước Nam - ( Nam quốc sơn hà) - Lí Thường Kiệt - Phò giá về kinh - ( Tụng giá hoàn kinh sư ) - Trần Quang Khải

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 17: Sông núi nước Nam - ( Nam quốc sơn hà)  - Lí Thường Kiệt - Phò giá về kinh - ( Tụng giá hoàn kinh sư ) -  Trần Quang Khải

1. Kiến thức

- Những kiến thức bước đầu về thơ trung đại.

- Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.

- Đặc điểm về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể thơ ngũ ngô tứ tuyệt Đường luật.

- Chủ quyền về lnh thổ đất nước và ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.

- Khí phch hào hùng và khát vọng thái bính thịnh trị của dân tộc ở thời đại nhà Trần.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1464Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 17: Sông núi nước Nam - ( Nam quốc sơn hà) - Lí Thường Kiệt - Phò giá về kinh - ( Tụng giá hoàn kinh sư ) - Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 17 SÔNG NÚI NƯỚC NAM 
Ngày dạy : 14/ 09/ 2011	 ( Nam quốc sơn hà) - Lí Thường Kiệt
 PHÒ GIÁ VỀ KINH
 ( Tụng giá hoàn kinh sư ) - Trần Quang Khải
I. MỤC TIÊU 
Kiến thức 
- Những kiến thức bước đầu về thơ trung đại.
- Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.
- Đặc điểm về thể thơ thất ngơn tứ tuyệt, thể thơ ngũ ngơ tứ tuyệt Đường luật.
- Chủ quyền về lãnh thổ đất nước và ý chí bảo vệ chủ quyền đĩ trước kẻ thù xâm lược.
- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bính thịnh trị của dân tộc ở thời đại nhà Trần.
Kĩ năng
- Nhận biết thể thơ thất ngơn tứ tuyệt Đường luật .
- Đọc – hiểu và phân tích thơ Thất ngơn tứ tuyệt Đường luật, thơ ngũ ngơn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch Tiếng Việt . 
Thái độ
- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí quyết tam6bao3 vệ đất nước.
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, một số bài thơ thuộc thể thơ ngũ ngơn tứ tuyệt, thất ngơn tứ tuyệt.
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo .
So sánh đối chiếu, giảng bình, nên vấn đề, hợp tác nhĩm .
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ :
 1. Đọc thuộc lòng bài ca dao 1,2 . Bài 1 “ Giới thiệu” về chú tôi như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội? (10đ)
 2. Đọc thuộc lòng bài 3,4
 Trong bài 4 chân dung “ cậu cai” được miêu tả như thế nào? em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài này?
( 10 điểm )
 Đọc thuồc bài ca dao 1, 2 ( 4 đ )
 Bài 1 “ giới thiệu” chú tôi là người hay nhiều thứ: nghiện rượu, nghiện chè, lại nghiện cả ngủ trưa ! Không những thế, mà chú còn là người rất “ “giàu mơ ước” mà toàn là mơ ước không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt! ( 2 đ )
 Hai dòng đầu có ý nghĩa:
 Vừa để bắt vần, vừa để bắt vần cho việc giới thiệu nhân vật ( 1 đ )
 Đưa ra hình ảnh đối lập để châm biếm : Cô yếm đào >< chú tôi ( 1 đ )
 Bài ca dao châm biếm hạng người sa đà, nghiện ngập và lười biếng trong xã hội( 2 đ )
 Đọc thuộc bài ca dao 3, 4 ( 4 đ )
 Bài ca dao miêu tả chân dung cậu cai: ( 4 đ )
 - Đầu đội nón dấu lông gà. chứng tỏ cậu cai là lính và đồng thời bộc lộ quyền lực của cậu.
 - Ngón tay đeo nhẫn. Chứng tỏ tính cáh phô trương, trai lơ của cậu cai
 - Aùo ngắn, quần dài thuê mượn. nói về quyền lực và thân phận cậu cai thật thảm hại. Cái vẻ bề ngoài của cậu cai thực chất là khoe khoang cố làm dáng để lừa bịp.
 à Bức phiếm hoạ thể hiện thái độ mỉa mai khinh ghét pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai
 Nghệ thuật châm biếm: ( 2 đ )
 - Cách xưng hô vừa như để lấy lòng cậu cai,vừa như để châm chọc.
 - Cách định nghĩa về cậu cai
 - Nghệ thuật phóng đại
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
 Bài thơ : Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh là hai bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, đang trên đường vừa bảo vệ vừa củng cố, xây dựng một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng, đặc biệt là trong trường hợp có ngoại xâm. Hai bài thơ có chủ đề mang tinh thần chung đó của thời đại đã được viết bằng chữ Hán. Là người Việt Nam có ít nhiều học vấn, không thể không biết đến hai bài thơ này.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích
Hướng dẫn đọc: Đọc theo nhịp 2/2/3 nhấn mạnh ở những tiếng cuối câu có cùng vần: thư, hư, cư
Giọng: chậm chắc, hùng hồn, đanh thép và hứng khởi
Giáo viên đọc mẫu 
 Gọi học sinh đọc 
Nhận xét- uốn nắn- sửa chữa
 Học sinh đọc phần chú thích giải nghĩa các yếu tố Hán Việt 
 Học sinh đọc chú thích dấu *
 Giáo viên tóm tắt chú thích:
- Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nơm cĩ nhiều thể: thơ Đường luật, song thất, lục bát... Đường luật là luật thơ cĩ từ Đời Đường ở Trung quốc.
 - Thơ thất ngơn tứ ù tuyệt Đường luật: một thể thơ Đường luật quy định mỗi bài cĩ bốn câu, mỗi câu cĩ bảy tiếng, cĩ niêm luật chặt chẽ.
 Cho học sinh xem tranh SGK
 ¬ Tác giả của văn bản là ai?
 Ø Theo truyền thuyết, tác hẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lý Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phịng tuyến sơng Như Nguyệt. 
 Sách giáo khoa chưa rõ tác giả là ai.
 ¬ Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Tại sao em biết?
 Ø Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ 
 Học sinh đọc phần giải nghĩa từ khó: vua Nam, sách trời 
 ¬ Trong bài thơ từ nào được nhắc lại nhiều lần? 
 Ø Nam, quốc, sơn, hà.
 ¬ Tìm từ Hán Việt có yếu tố đó?
 Ø Nam Việt,sơn thuỷ,hà giang
 Học sinh lần lượt dịch nghĩa từng câu thơ 
* Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu văn bản
 Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta .
 ¬ Như vậy ở nước ta còn có những bản tuyên ngôn độc lập nào nữa?
 Ø Đại cáo Bình Ngô, Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ.
 Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? Gồm những ý nào? ( chuyển ý )
 Học sinh đọc 2 câu thơ đầu 
¬ Trong hai câu thơ đầu tiên có những chữ nào quan trọng làm nổi bật ý của hai câu đó? Vì sao?
Ø Nam, quốc, Nam đế cư
 Nam quốc: nước Nam
 Đế: vua thể hiện ý thức độc lập bình đẳng 
 Cư: ở 
 Nam đế cư: Vua nước Nam phải xử lí mọi công việc của nước Nam.
 Thiên thư: sách trời.
¬ Hai câu thơ đó thể hiện điều gì?
 Ø Khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam là của người Nam. Điều đĩ đã được sách trời định sẵn, rõ ràng
 Học sinh đọc hai câu thơ cuối
 ¬ Em hãy nói bằng văn xuôi ý của hai câu thơ trên?
 Ø Cớ sao mà lũ giặc lại dám làm điều trái ngược, là đến đây xâm phạm thì chúng bây nhất định sẽ thất bại.
 ¬ Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ đó?
Ø Lời thơ chắc nịch dứt khoát theo mạch hết sức tự nhiên
 Giọng điệu thách thức quả quyết như là lời cảnh cáo đanh thép
 ¬ Hai câu thơ cuối khẳng định điều gì?
 Ø Qua đó ta thấy được ý chí quyết tâm chiến thắng để giữ vững nền độc lập chủ quyền của đất Nam Việt.
¬ Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài này là gì?
Ø Khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam Việt. Kẻ thù không được xâm phạm.
 ¬ Vậy thế nào là Tuyên ngôn Độc lập?
 Ø Là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm.
 Thảo luận nhóm 3 phút
¬ Đã nói đến thơ thì phải có biểu ý và biểu cảm. Em có nhận xét gì về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ?
 Ø Trực tiếp biểu đạt ý tưởng bảo vệ và quyết tâm chống giặc ngoại xâm 
 Gián tiếp khắc hoạ tâm hồn của người dân Nam yêu nước.
¬ Nêu đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Ø Nội dung: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước.
¬ Nêu ý nghĩa văn bản ?
Ø Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
 Học sinh đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Cho học sinh đọc thuộc lòng bài thơ
* Hoạt động 4: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích
 Hướng dẫn đọc: đọc nhịp 2/3 với giọng hào hùng đanh thép.
 Giáo viên đọc mẫu
 Học sinh đọc văn bản
 Nhận xét uốn nắn sửa chữa
 Học sinh đọc chú thích giải nghĩa các yếu tố Hán Việt 
 Học sinh đọc chú thích dấu sao
¬ Tác giả của văn bản là ai? Giới thiệu sơ lược về tác giả.
 SGK/66
¬ Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì? Tại so em biết?
Ø-Dưới thời Trần, nhân dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang, thượng tướng Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải là người cĩ cơng lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược 
 - Hoàn cảnh ra đời: Lùc ông đi đón Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và Vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương Hàm Tử
 - Đây cũng là một trong số những bài thơ tỏ rõ ý chí của văn học trung đại, người viết trực tiếp biểu lộ tư tưởng, tình cảm qua tác phẩm.
 - Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt ( Bài thơ gồm bốn, mỗi câu thơ. Mỗi câu cĩ năm tiếng, cị niêm luật chặt chẽ ) )
 Giải nghĩa từ: Chương Dương, Hàm Tử.
* Hoạt động 5: Đọc - tìm hiểu văn bản
 Học sinh đọc thầm hai câu đầu
¬ Em có nhận xét gì về trật tự các địa danh chiến thắng mà tác giả nhắc lại? Có thể giải thích vì sao?
 Ø Trong thực tế trận Hàm Tử xảy ra trước, trận Chương Dương xảy ra sau. Nhưng nhà thơ lại mở đầu bằng trận Chương Dương vì như ông đang sống trong tâm trạng hân hoan mừng chiến thắng từ hiện tại nhắc về quá khứ.
¬ Trong nguyên tác chữ Hán đoạt và cầm Hồ được đặt trước địa danh Chương Dương, Cầm Hồ điều này có ý nghĩa gì?
 Ø Trận Chương Dương thu được nhiều vũ khí, Trận Hàm Tử bắt được nhiều tù binh
¬ Nội dung thể hiện trong hai câu thơ này là gì?
 Cho học sinh xem tranh SGK
 ¬ Tranh vẽ cảnh gì? Thế trận của ta ra sao?
 Ø Vẽ cảnh chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử của quân ta. Thế lực của ta tấn công áp đảo hơn hẳn.
 Học sinh đọc hai câu thơ cuối
 ¬ Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng gì, suy nghĩ gì qua hai câu thơ trên?
 Ø Tác giả bày tỏ lời động viên xây dựng đất nước và niềm tin vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
 ¬ Đọc qua bài thơ em thấy người viết có tâm trạng gì?
 Ø Vui mừng, phấn chấn
 ¬ Em có nhận xét gì về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ?
 Ø Dồn nén cảm xúc vào trong ý tưởng, bài thơ đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc thời đại nhà Trần
Nghệ thuật bài thơ cĩ gì đăc sắc?
 Thảo luận nhóm ( 3 phút )
 ¬ Cách biểu ý và biểu cảm Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam có gì giống nhau? 
 Ø Giống nhau: 
 - Ý tưởng được diễn đạt rõ ràng 
 - Cảm xúc được bộc lộ kín đáo qua ý tưởng 
 ¬ Nội dung của hai bài thơ có gì giống nhau?
 Ø Bản lĩnh khí phách của dân tộc 
 - Bày tỏ khát vọng xây dựng phát triển cuộc sống trong hoà bìnhvới niềm tin đất nước muôn đời bền vững
Học sinh đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Học sinh đọc bài tập 1
 Nêu yêu cầu của bài tập 
 Thảo luận nhóm ( 4 phút )
A. Sông núi nước Nam
I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Đọc 
 2. Chú thích :
 a. Tác giả:
 Lý thường Kiệt
 b. Tác phẩm:
 Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt 
 c. Giảng từ khó : SGK
II. Đọc- hiểu văn bản :
 1. Hai câu đầu 
 - Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước:
 + Nước Nam là của người Nam.
 + Địa phận, lãnh thổ Nước Nam được phân định rõ trong “ thiên thư”.
 2. Hai câu cuối
- Thể hiện thái độ rõ ràng, quyết liệt coi kẻ xâm lược là nghịch lỗ 
- Chỉ rõ: bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc.
à Ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.
 3. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ thất ngơn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.
- Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
- Lựa chọn ngơn ngữ gĩp phần thể hiện giọng thơ giõng dạc, hùng hồn đanh thép
 * Ghi nhớ: SGK/65
III. Luyện tập
 2. Đọc thuộc lòng bài thơ
B. Phò giá về kinh
I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
 1. Đọc 
 2. Chú thích
 a. Tác giả: 
 Trần quang Khải ( 1241 – 1294 ) 
 b. Tác phẩm:
 - Hoàn cảnh ra đời: Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử tác giả đón vua về kinh.
 - Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt
 c. Giải nghĩa từ: SGK
II. Đọc- hiểu văn bản
 1. Hai câu đầu
 - Tái hiện hào hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ở thời Trần qua sự kiện lịch sử chống giặc Mơng – Nguyên xâm lược: Chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương.
 2. Hai câu thơ cuối
 Phương châm giữ nước vững bền: Dốc hết sức lực, giữ vững hồ bình, bảo vệ đất nước.
 à Thể hiện khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị, sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn..
 3. Nghệ thuật: 
- Sử dụng thể thơ ngũ ngơn tứ tuyệt cơ động, hàm súc.
- Cĩ nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiếc thắng dồn dập của nhân dân ta
 - Sử dụng hính thức diễn đạt cố đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
- Cĩ giọng điệu sảng khối, hân hoan, tự hào.
 Kết luận chung:
 - Cách nói rõ ràng, cảm xúc bộc lộ kín đá
 - Khí phách hào hùng của dân tộc
 - Bày tỏ khát vọng xây dựng cuộc sống trong hoà bình với niềm tin đất nước muôn đời bền vững.
 * Ghi nhớ: SGK/68
III. Luyện tập
 Theo em, cách nói giản dị cô đúc của bài thơ này có tác dụng dồn nén cảm xúc bên trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần. 
4. Củng cố và luyện tập
 - Bài thơ “ Sông núi nước Nam” được coi là bản gì? Nó khẳng định chân lí ra sao?
 Bản Tuyên ngơn độc lập. Khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam là của người Nam. Điều đĩ đã được sách trời định sẵn, rõ ràng
 - Hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ?
 Giọng thơ dõng dạc, đanh thép
 - Hai câu đầu của bài thơ “ Phò giá về kinh” nói lên điều gì? Nội dung mà tác giả muốn nói lên ở hai câu cuối là gì?
 + Phương châm giữ nước vững bền: Dốc hết sức lực, giữ vững hồ bình, bảo vệ đất nước.
 + Lời động viên xây dựng phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
Học thuộc lòng hai bài thơ
Nắm vững nội dung nghệ thuật của hai văn bản
Nhớ 8 yếu tố Hán Việt trong mỗi bài
Trính bày suy nghĩ về ý nghĩa thời sự của hai câu thơ “ Thái bình tu trí lực – Vạn cổ thử giang san” trong cuộc sống hom nay.
Đọc phần đọc thêm
Chuẩn bị : Đọc – tìm hiểu văn bản : Bài ca Côn Sơn và Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
 Đọc kĩ văn bản – tìm hiểu tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung nghệ thuật của hai văn bản
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 17 Nam quoc son ha.doc