Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi (Tiết 1)

- Giúp học sinh cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái qua bức thư của người cha gửi con > Thấm thía được tình cảm và công lao của người mẹ dành cho con.

- Giáo dục các em lòng yêu kính cha mẹ, cách cư sử sao cho phái đạo làm con.

- Rèn kỹ năng đọc và phân tích bài văn mang tính truyện dưới dạng một bức thư.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, Tư liệu tham khảo,

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2:
MẸ TÔI
(EtMôn- ĐôđơAmixi)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái qua bức thư của người cha gửi con > Thấm thía được tình cảm và công lao của người mẹ dành cho con.
Giáo dục các em lòng yêu kính cha mẹ, cách cư sử sao cho phái đạo làm con.
Rèn kỹ năng đọc và phân tích bài văn mang tính truyện dưới dạng một bức thư.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, Tư liệu tham khảo,	
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
? Em có nhận xét gì về tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con?
? Em hiểu câu văn “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” như thế nào? Đối với riêng em, thế giới kỳ diệu đó là gì?
3. Bài mới:
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lơn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ khi ta mắc lỗi ta mới có thể nhận biết ra tất cả. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu...
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
I. GIỚI THIỆU
- Theo em, cần đọc văn bản với giọng như thế nào?
- Gọi HS đọc.
- Quan sát phần cuối văn bản và chú thích *, nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- Hỏi chú thích 1, 5, 7, 
(Tích hợp giải nghĩa từ với phần từ ghép).
1. Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a.
2. Tác phẩm:
 Trích “Những tấm lòng cao cả”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
II. PHÂN TÍCH
- Ai viết thư? Viết cho ai? Viết để làm gì?
- Tâm trạng của Enricô khi đọc thư?
1. Hoàn cảnh viết thư :
 Bố En-ri-cô viết cho con, phê phán nghiêm khắc khi En-ri-cô nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm mẹ em.
En ri cô rất xúc động khi đọc thư.
- Tìm những chi tiết biểu hiện thái độ của bố đối với Enricô?
- Qua những chi tiết đó em thấy thái độ của bố đối với Enricô là thái độ như thế nào?
 Vì sao ông có thái độ đó?
- Những chi tiết, hình ảnh nào nói về mẹ Enricô?
- Từ những chi tiết, hình ảnh đó, em thấy mẹ Enricô là người như thế nào?
- Tình cảm của mẹ Enricô cho em nhớ tới tình cảm của người mẹ trong văn bản nào đã học?
2. Nội dung bức thư :
a) Thái độ của bố trước lỗi lầm của con:
- Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tìm bố vậy.
- Bố ... không nén được cơn giận dữ.
- Thật đáng xấu hổ.
- Không bao giờ con được thốt ra.
- Con phải xin lỗi mẹ.
- Con hãy cầu xin mẹ... tiếc rằng bố không có con còn hơn con bội bạc với mẹ.
* Ông hết sức buồn bã, đau đớn và tức giận vì Enricô có lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ.
b. Tình cảm của mẹ Enricô.
- Mẹ thức suốt đêm ... mất con
- Người mẹ ... cứu sống con.
* Mẹ thương yêu con sâu nặng.
- Điều gì khiến Enricô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
- Đọc thư bố Enricô đã nhận ra điều gì?
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của bố Enricô?
- Em hãy suy nghĩ xem tại sao bố Enricô không nói trực tiếp mà phải viết thư?
 (Cho HS thảo luận nhóm)
 Tình cảm thg tế nhị, kín đáo, nhiều khi khó nói, hoặc không nên nói trực tiếp. Còn viết thư chỉ nói riêng với ngmắc lỗi, không làm cho họ mất đi lòng tự trọng, giữ gìn được sự kín đáo tế nhị. Đây chính là bài học ứng sử trong gia đình và trong XH.
Đây là bức thư người bố gửi cho con, tại sao lại lấy tên văn bản là “Mẹ tôi”?
ND bức thư đề cập đến chuyện xảy ra giữa 2 mẹ con, nhấn mạnh vai trò của ng mẹ trong gia đình. Qua bức thư hiện lên một ng mẹ hết lòng yêu thương con. Mẹ không xuất hiện trực tiếp nhg hiện lên thất cụ thể gần gũi và ấn tượng.
- Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và Enricô.
- Những lời nói chân tình, sâu sắc xong thái độ kiên quyết, nghiêm khắc.
* Enricô nhận ra: Tình yêu thương kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Mất mẹ là nỗi bất hạnh lớn lao nhất trong đời người.
- Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao (điều đó có tác dụng với cảm xúc).
- Bố Enricô thương yêu con, mong và luôn giáo dục con trở thành người con hiếu thảo, trân trọng vợ.
Ông là người chồng, người cha tốt.
* Hoạt động 3: Tổng kết
III. TỔNG KẾT:
- Em có nhận xét gì về lời lẽ trong thư?
- Hãy nêu nội dung chính của bức thư?
* Hãy đọc to phần ghi nhớ.
- Lập luận chặt chẽ, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao.
- Tâm tư tình cảm buồn khổ và thái độ nghiêm khắc cua người cha trước lỗi lầm của con.
- Tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
- Đã có lần nào em nói năng thiếu lễ độ với cha mẹ chưa? Nếu có thì văn bản này gợi cho em suy nghĩ gì?
- Tìm những bài ca dao nói về công cha nghĩa mẹ
IV. LUYỆN TẬP:
1. Củng cố: 
? Nêu nội dung chính của văn bản?
? Theo em vb này gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận làm con?
- Đọc bài đọc thêm.
2. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đọc kỹ văn bản, nắm chắc nội dung, Nt của Vb
- Sưu tầm nhg bài ca dao, câu thơ nói về tình cảm con cái đối với cha mẹ.
- Soạn bài: Cuộc chia tay của nhg con búp bê.

Tài liệu đính kèm:

  • docme toi.doc