.Mục tiêu cần đạt.
Học xong bài này học sinh nắm được:
1. Kiến thức.
- Lời văn tự sự: Dùng để kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự:Gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kĩ năng.
- Bước đầu biết dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự
Ngày Soạn : ngày giảng : Tiết 20 : tập làm văn Lời văn, đoạn văn tự sự. I.Mục tiêu cần đạt. Học xong bài này học sinh nắm được : 1. Kiến thức. - Lời văn tự sự : Dùng để kể người và kể việc. - Đoạn văn tự sự :Gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng. 2. Kĩ năng. - Bước đầu biết dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự sự. - Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự. 3. Thái độ. Có thái độ học tập đúng đắn nội dung trong bài. II. Chuẩn bị : Học sinh : Soạn bài Giáo viên : Tích hợp với văn bài : “ Sọ Dừa “, với Tiếng Việt bài “ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ “ III. Các bước lên lớp. 1. ổn định tổ chức : Tổng số : vắng : 2. Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra. 3. Bài mới. Giới thiệu bài. Hoạt động của GV và hs Nội dung GV yêu cầu học sinh quan sát vào 2 đoạn văn trong SGK trang 58. - HS quan sát. (H) Đoạn văn 1, 2 giới thiệu những nhân vật nào ? - Nhân vật : Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. (H) Giới thiệu về sự việc gì ? - Sự việc : Vua Hùng kén rể, 2 thần đến cầu hôn Mị Nương. (H) Theo em việc giới thiệu như vạy nhằm mục đích gì ? - Mục đích : mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của câu chuyện. (H)Câu văn giới thiệu trên đây thường dùng những từ, cụm từ gì ? - Hs trả lời. (H) Thứ tự các câu văn trong đoạn văn như thế nào ? * Đoạn 1 - Câu 1 : giới thiệu các nhân vật. - Câu 2 : Khả năng việc (vua muốn kén rể xứng đáng). * Đoạn 2 - Câu 1 : Giới thiệu sự việc nối tiếp, báo hiệu sự xuất hiện 2 nhân vật. - Câu 2, 3 : Giới thiệu cụ thể Sơn Tinh. - Câu 4, 5 : Giới thiệu cụ thể về Thuỷ Tinh. (H) Em thử đảo lộn vị trí của các câu văn xem câu văn sẽ ntn ? - Hs đảo (H)Có thể đảo lộn được không ? - Không thể đảo lộn à Vì nếu đảo lộn ý đoạn văn sẽ thay đổi hoặc khó hiểu. Học sinh đọc đoạn văn 3. - Hs đọc (H) Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể những hành động của các nhân vật ? - Thuỷ Tinh : đến sauà mất Mị Nương à đuổi theo Sơn Tinh - Hô mây, gọi gió ... dâng nước. (H) Các hoạt động được kể theo trình tự nào ? - Hs trả lời Học sinh đọc ghi nhớ 1. GV kết luận vấn đề (H) Khi kể người trong văn tự sự ta phải kể như thế nào ? - Văn tự sự là loại văn chủ yếu kể về người và việc. (H) Kể việc thì phải kể như thế nào ? - Kể việc là kể các hành động, việc làm, kết quả của hành động... Xem lại 3 đoạn văn và cho biết : (H) Mỗi đoạn gồm mấy câu ? Đoạn 1 : 2 câu Đoạn 2 : 6 câu Đoạn 3 : 3 câu (H) ý chính của từng đoạn là gì ? Đoạn 1 : 2 câu à ý chính C2 : Hùng Vương muốn kén rể. Đoạn 2 : 6 câu. ý chính : 2 thần đến cầu hôn (c6) Đoạn 3 : 3 câu à ý chính. Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh (c1) (H) Mối quan hệ giữa các câu ? à Quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước, hoặc làm rõ ý, nối tiếp hoạt động, nêu kết quả của hoạt động. GV : Những ý chính đó người ta gọi là chủ đề của đoạn văn. (H) Em hiểu thế nào là chủ đề ? - Hs trả lời. (H) Thế nào là đoạn văn? - Hs trả lời (H) Để dẫn đến ý chính người kểđã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ ntn ? - Các câu khác diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giới thiệu làm cho ý chính nổi lên. (H) Mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn ? - Các câu trong đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với nhau làm nổi bật ý chính của từng đoạn (H) Em hãy kể (hoặc viết) đoạn văn nêu ý chính Thánh Gióng- Tuệ Tĩnh ? - Hs làm. GV goi hs doc ghi nhớ. - Hs đọc GV yeu càu học sinh quan sát vào các bai tập. - Hs quan sát Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 ( HS làm theo 3 nhóm ) (H) ý chính của từng đoạn ? (H) Câu chủ chốt ? (H) Quan hệ giữa các câu trong đoạn. Bài tập 2. I. Lời văn, đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật Đoạn văn. - Nhân vật : Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - Sự việc : Vua Hùng kén rể, 2 thần đến cầu hôn Mị Nương. - Mục đích : mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của câu chuyện. * Đoạn 1 - Câu 1 : giới thiệu các nhân vật. - Câu 2 : Khả năng việc (vua muốn kén rể xứng đáng). * Đoạn 2 - Câu 1 : Giới thiệu sự việc nối tiếp, báo hiệu sự xuất hiện 2 nhân vật. - Câu 2, 3 : Giới thiệu cụ thể Sơn Tinh. - Câu 4, 5 : Giới thiệu cụ thể về Thuỷ Tinh. - Câu 6 : Nhận xét chung về 2 chàng. - Không thể đảo lộn à Vì nếu đảo lộn ý đoạn văn sẽ thay đổi hoặc khó hiểu. 2. Lời văn kể sự việc. - Thuỷ Tinh : đến sauà mất Mị Nương à đuổi theo Sơn Tinh - Hô mây, gọi gió ... dâng nước. - Kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân – kết quả, thời gian – kết quả : Lụt lớn, thành Phong Châu ... biển nước. * Kết luận - Văn tự sự là loại văn chủ yếu kể về người và việc. - Kể về người là giới thiệu tên mặt, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, tình cảm, ý nghĩ, lời nói - Kể việc là kể các hành động, việc làm, kết quả của hành động... 3. Đoạn văn Đoạn 1 : 2 câu à ý chính C2 : Hùng Vương muốn kén rể. Đoạn 2 : 6 câu. ý chính : 2 thần đến cầu hôn (c6) Đoạn 3 : 3 câu à ý chính. Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh (c1) à Quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước, hoặc làm rõ ý, nối tiếp hoạt động, nêu kết quả của hoạt động. * Kết luận : - Chủ đề : Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt bằng một câu gọi là câu chủ đề. - Các câu khác diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giới thiệu làm cho ý chính nổi lên. - Các câu trong đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với nhau làm nổi bật ý chính của từng đoạn. * Ghi nhớ (SGKT59) II. Luyện tập Bài 1 : Đoạn 1 : Sọ Dừa làm thuê trong nhà phú ông. - Câu chủ chốt : Cậu chăn bò giỏi lắm. + Câu 1 : Hành động bắt đầu. + Câu 2 : Nhận xét chung về hành động. + Câu 3, 4 : Hoạt động cụ thể. + Câu 4 : Kết quả, ảnh hưởng của hoạt động. - Đoạn 2 : Thái độ của các con gái phú ông đối với Sọ Dừa. + Câu chủ chốt : Câu2 + Quan hệ : Hoạt động nối tiếp và ngày càng cụ thể. - Đoạn 3 : Tính nết cô Dần. + Câu chủ chốt : câu 2 + Quan hệ : Câu1+ Câu2 : quan hệ nối tiếp Câu3 + Câu4 : Đối xứng + Câu2, 3, 4 : Quan hệ giải thích. + Câu5, 4 : Đối xứng. Bài 2 : - Câu b : Đúng vì đúng mạch lạc - Câu a : Sai, mạch lộn xộn. BTVN : 3,4,5 Hướng dẫn làm bài tập ở nhà Làm các bài tập : 3, 4, 5 Có 2 ý chính cho 2 đoạn văn sau : Bài tập : Có 2 ý chính cho 2 đoạn văn sau : - Sọ Dừa lấy vợ - Cảnh vở chồng Sọ Dừa gặp gỡ, đoàn tụ. Phát triển thành 2 đoạn văn chi tiết, mỗi đoạn khoảng 5 – 6 câu. Viết ra, kể lại IV. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối. 1. Củng cố : - Xem lại những nội dung đã học. - Học thuộc ghi nhớ. - Làm lại các bài tập 1 và 2. 2. Dặn dò : - Hoàn thiện bài tập 3,4,5. - Chuẩn bị nội dung bài Thạch sanh.
Tài liệu đính kèm: