Giáo án Ngữ văn 7- Năm học 2012 - 2013 - Tiết 61 đến tiết 66

Giáo án Ngữ văn 7- Năm học 2012 - 2013 - Tiết 61 đến tiết 66

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu các yêu cầu sử dụng từ đúng chuẩn mực.

 - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.

2. Kĩ năng:

 - Sử dụng từ đúng chuẩn mực.

 - Nhận biết cá từ ngữ được sử dụng vi phậm các chuẩn mực sử dụng từ.

3. Thái độ:

 - Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó ,tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ ,có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực ,tránh thái độ cẩu thả khi nói,khi viết.

B.CHUẨN BỊ:

C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định :

 

doc 24 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7- Năm học 2012 - 2013 - Tiết 61 đến tiết 66", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 02-11-2012
Tiết 61 CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu các yêu cầu sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
2. Kĩ năng: 
 - Sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 - Nhận biết cá từ ngữ được sử dụng vi phậm các chuẩn mực sử dụng từ.
3. Thái độ: 
 - Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó ,tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ ,có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực ,tránh thái độ cẩu thả khi nói,khi viết.
B.CHUẨN BỊ:
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Thế nào là phép chơi chữ? Nêu tác dụng và cho ví dụ?
 ? Có mấy lối chơi chữ? Cho ví dụ .
 - Gọi 1 hs đứng tại chỗ nhận xét .GV chốt cho điểm 
3. Bài mới : Hoạt động 1 :GV giới thiệu bài 
 - Trong giao tiếp hàng ngày ,đôi khi chúng ta phát âm chưa chính xác hoặc sử dụng từ chưa đúng nghĩa và chưa thể hiện đúng sắc thái biểu cảm . Dễ gây hiểu lầm ,khó hiểu, vậy để sử dụng từ cho chính xác ,các em sẽ tìm hiểu qua bài: Chuẩn mực sử dụng từ. .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
Hoạt động 2 :: Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. 
GV: Gọi hs đọc phần 1 sgk/168
? Các từ in đậm trong các câu trên ,sai âm , sai chính tả ntn? ? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sai âm sai chính tả ?Các em sửa lại cho đúng ? 
- HS : Tự sửa chữa ,
- GV: Nhận xét 
? Tìm thêm một số lỗi tương tự ?
HS tìm trong các bài viết tập làm văn.
Hoạt động 3.Sử dụng từ đúng nghĩa
GV: Gọi hs đọc phần 2 sgk/16
? Chỉ ra các từ dùng sai? Giải nghĩa các từ đó? Nguyên nhân nào dẫn đến dùng từ sai nghĩa ?
? Do đó muốn dùng từ đúng nghĩa ta phải căn cứ vào yếu tố nào ?
(Căn cứ vào câu cụ thể ,vào ngữ cảnh để dùng từ đúng nghĩa.
Hoạt động 4 Sử dụng từ đúng tính chất NP của từ
GV: Gọi hs đọc phần 3 sgk/167
? Các từ in đậm ở các câu trên dùng sai nghĩa ntn ? Hãy tìm cách sửa lại cho đúng ?
HS:+ Hào quang là DT không thể sử dụng làm VN như TT.
Ăn mặc là động từ, Thảm hại là TT không thể dùng như DT.
 + Giả tạo phồn vinh là trái với quy tắc trật tự từ tiếng việt. 
Hoạt động 5: Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách
- GV: Gọi hs đọc phần 4 sgk /167
? Cho biết phần in đậm của câu trên sai ntn ? chỉ ra sắc thái biểu cảm của các từ đó? Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để thay thế những từ đó ?
Hoạt động 6 Không nên lạm dụng từ địa phương , từ Hán việt .
- GV: Cho hs đọc phần 5 sgk /167
? Nghe câu sau và cho biết em hiểu nghĩa của câu đó như thế nào ?
- Bầy choa có chộ mô mồ (khó hiểu ) 
 Bọn tôi có thấy đâu nào ? 
? Có nên dùng từ “Nhi đồng “ trong câu văn không ? cần thay bằng từ nào cho dễ hiểu , phù hợp ? 
Khi sử dụng từ cần chú ý đến điều gì?
HS trả lời rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 7: Luyện tập
GV cho HS sà soát lại các lỗi HS mắc phải trong ba bài viết tập làm văn.
I. Sử dụng từ đúng âm ,đúng chính tả 
Nhận xét ví dụ:
- Dùi - vùi => Dùng từ không đúng âm. Vì Không phân biệt d/v. Do ảnh hưởng tiếng địa phương 
- Tập tẹ - Bập bẹ=> Viết không đúng chính tả. Vì gần âm, nhớ không chính xác do liên tưởng sai 
- Khoảnh khắc – khoảng khắc=> Viết không đúng chính tả. Vì gần âm, nhớ không chính xác do liên tưởng sai 
2. Sử dụng từ đúng nghĩa :
Nhận xét ví dụ:
a. Sáng sủa: Có nhiều ánh sáng làm cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Thay bằng từ tươi đẹp.
b. Cao cả:Lớn lao, đẹp đẽ, hết sức cao quý.
Thay bằng từ sâu sắc( ghi sâu trong lòng, không thể nào mất đi)
c. Biết: Nhận rõ thực chất, giá trị để ứng xử thích đáng và hợp lí.
Thay bằng từ có.
 Do hiểu không đúng nghĩa của từ.
3. Sử dụng từ đúng tính chất NP của từ .
Nhận xét ví dụ
a. Hào quang: Ánh sáng rực rỡ tỏa ra xung quanh.
Thay bằng từ hào nhoáng( Có vẻ màu mè bóng nhoáng ở bề ngoài, có ý phô trương. 
b.Ăn mặc: Mặc quần áo nói chung.
Thay bằng từ trang phục (Cách ăn mặc)
Hoặc: Chị ăn mặc thật giản dị
c.Thảm hại: Nặng nề và nhục nhã.
Thay bằng từ tổn thất( Mất mát và thiệt hại lớn) 
Hoặc bỏ từ “ với nhiều” và thêm từ “ rất”=> Bọn giặc đã chết rất thảm hại.
d. Giả tạo phồn vinh => Đổi lại thành Phồn vinh, giả tạo
4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách.
Nhận xét ví dụ
- Lãnh đạo: Dẫn dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể.( Chỉ sự kính trọng)
 Thay từ “cầm đầu”( Nắm quyền cao nhất, điều khiển chỉ huy một nhóm hay một tổ chức ( chỉ sự khinh bỉ)
- Chú hổ dùng không đúng vì từ chú đặt trước danh từ chỉ động vật biểu thị sắc thái đáng yêu.Ở đoạn văn đang miêu tả con hổ đàn dữ tợn phải dùng từ “Con hổ, hoặc từ nó” 
5. Không nên lạm dụng từ địa phương , từ Hán việt .
- Vd5: 
- Bầy choa có chộ mô mồ=> Từ địa phương miền trung à Khó hiểu.
 - Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa. Sử dụng từ Hán việt làm cho cau văn thiếu trong sáng mất tự nhiên=> Không nên Lạm dụng 
GHI NHỚ: SGK
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- Học bài , soạn bài : ôn tập văn biểu cảm .
- Về nhà yêu cầu HS sửa lỗi ở các bài văn TLV đã làm
 ****************************************
 Ngày 01-12-2012
Tiết 62 ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng đã học ở phần đọc 
- Hiểu các văn bản trữ tình trong học kì I .
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn tự sự.
 - Cách lập ý và lập dàn bài cho một bài văn biểu cảm.
 - Cách diễn đạt cho môth bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bnả biểu cảm.
 - Tạo lập văn bản biểu cảm.
3. Thái độ: 
 - Biết cách làm bài văn biêu cảm
B.CHUẨN BỊ:
GV- HS cùng soạn bài
Bảng nhóm bảng phụ
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 
3. Bài mới : Hoạt động 1.GV giới thiệu bài 
 - Trong giao tiếp hàng ngày ,đôi khi chúng ta phát âm chưa chính xác hoặc sử dụng từ chưa đúng nghĩa và chưa thể hiện đúng sắc thái biểu cảm . Dễ gây hiểu lầm ,khó hiểu, vậy để sử dụng từ cho chính xác ,các em sẽ tìm hiểu qua bài: Chuẩn mực sử dụng từ. .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
Hoạt động2 : Ôn lại lý thuyết
 Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm văn tự sự, miêu tả, biểu cảm.
? Ở lớp 6 các em đã học các văn bản Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi, Văn bản này có phải thuộc kiểu văn bản biểu cảm không? Vì sao?
HS:Sông nước Cà Mau không phải là văn bản biểu cảm mà là văn bản miêu tả. Vì qua miêu tả tác giả đã giúp ta hình dung cảnh sông nước Cà Mau theo trình tự di chuyển của con thuyền, theo trình tự thời gian, làm hiện lên vẻ đẹp rộng lớn của vùng sông nước Cà Mau.
? Vậy em hãy cho biết văn miêu tả khác văn biểu cảm như thế nào?
? Ở lớp 6 các em đã học văn bản Sơn tinh- Thuỷ tinh. Phương thức biểu đạt của văn bản này là gì? Tại sao?
HS: Văn bản Sơn tinh- Thuỷ tinh thuộc văn bản tự sự. Vì trong văn bản trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia, sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau, dẫn tới một kết thúc, 
 Vua Hùng muốn kén rể cho con gái yêu của mình nên các chàng trai tài giỏi mới đến, vì hai chàng Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đều có tài như nhau nên mới có thách lễ vật, các sản vật có nhiều hơn ở trên rừng nên Sơn tinh mới đến trước và lấy được Mị Nương, Thuỷ Tinh tức giận nên dâng nước đánh Sơn tinh, gây lũ lụt, vì không nguôi tức giận nên năm nào cũng dâng nước đánh Sơn tinh, gây cảnh lũ lụt hàng năm.
? Vậy em hãy cho biết văn tự sự khác văn biểu cảm như thế nào?
Cho HS nhắc lại yếu tố tự sự,miêu tả,biểu cảm có trong bài :Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.Từ đó hỏi:
? Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì ?chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm ntn ? nêu vd.
- GV: Cho HS đọc lại đoạn văn mẫu về hoa hải đường SGK/73.
Hoa hải đường, Về An Giang, Hoa học trò, Cây sấu Hà Nội được viết theo phương thức biểu đạt nào? Tại sao?
HS:Các văn bản Hoa hải đường, Về An Giang, Hoa học trò, Cây sấu Hà Nội được viết theo phương thức biểu cảm. Vì các văn bản ấy đều nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc và sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
? Em hãy chỉ ra một số nội dung biểu cảm trong 3 văn bản Hoa hải đường, Về An giang, Hoa học trò?
HS:- Văn bản Hoa hải đường: Biểu đạt tình cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với cây hải đường đang rộ lên trăm đoá hoa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc, hoa rạng rỡ nồng nàn, cánh hoa khum khum như muốn phong lại nụ cười má lúm đồng tiền.
- Văn bản: Về An Giang thổ lộ tình cảm tha thiết của tác giả đối với quê hương An Giang, trong bài có nhiều câu biểu cảm trực tiếp “Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya, tôi yêu ánh nắng chiều tà
- Văn bản Hoa học trò: Tác giả thể hiện nỗi nhớ bạn, nỗi buồn li biệt cô dơn của người học trò trong 3 tháng nghỉ hè. Tác giả đã dùng hoa phượng để gián tiếp bộc lộ cảm xúc con người: phượng ở lại một mình canh gác nhà trường, hoa phượng khóc vì cảnh trường tẻ ngắt
? Vì sao em xác định được như vậy?
 Đoạn văn đó thể hiện tình cảm của người viết qua các từ ngữ gợi tả gợi cảm, sử dụng các phép tu từ như so sánh,
? Như vậy đặc trưng của văn biểu cảm là gì?
Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý ý kiến đó không? Vì sao?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm luyện tập
? Nêu các bước làm bài văn BC qua đề sau : “cảm nghĩ mùa xuân” ? 
 + 5 bước : Tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý, viết bài , sửa bài .
* Thảo luận nhóm: Em hãy thực hiện bước : tìm ý và sắp xếp ý . 
- HS: Các nhóm trình bày .
- GV: Nhận xét ghi bảng 
I. Lí thuyết.
1. Phân biệt: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm
- Miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng( người ,vật, cảnh) sao cho người ta cảm nhận được nó
Còn văn biểu cảm thì yếu tố miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình.Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ: so sánh , ẩn dụ, nhân hóa.
- Tự sự : Nhằm kể lại một chuỗi sự việc sự việc này dẫn đên sự việc kia cuối cùng tạo thành một kết thúc ,thể hiện một ý nghĩa.
Còn trong văn biểu cảm yếu tố tự sự chỉ để làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc.Do đó yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường là nhớ lại sự việc trong quá khứ, những sự việc để gây ấn tượng sâu đạm, chứ không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả
2. Vai trò của yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm:
- Tự sư, miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ.Thiếu tự sự và miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể, bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.
3. Đặc trưng của văn biểu cảm:
 - Thể hiện tình cảm, thái độ của người viết qua các từ ngữ gợi tả gợi cảm, sử ... ng chèomộng”=> Mùa xuân của lễ hội
- Không khí gia đình: Nhang trầm, đèn nếnthánh”=> sự đoàn tụ ấm cúng trong gia đình=> nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Nội nói riêng, đất Bắc nói chung
=> Sử dụng điệp từ, phép liệt kê => Nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc và Hà Nội
Gợi 1 bức tranh xuân với không khí, sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc.
* Mùa xuân khơi dậy sự sống trong thiên nhiên và trong lòng người:
“ Nhựa sống ở trong ngườicạnh”
“Tim người ta trẻ non racăm nữa » 
«  Y như những con vậtthương nữa »
=> Tạo hình ảnh so sánh mới mẻ 
=> Mùa trẻ trung, mùa của yêu thương và hi vọng.
Ngôn ngữ say mê, đầy tính biểu cảm. Giọng điệu sôi nổi , êm ái thiết tha cảm xúc mãnh liệt của tâm hồn, tạo nhạc cho lời văn
=> Mùa xuân khơi dậy năng lực sống cho muôn loài và tinh thần cao quý của con người; khơi dậy tình yêu cuộc sống, quê hương.
3. Mùa xuân trong khoảng sau rắm tháng giêng nới đất Bắc: 
Trước rằm tháng riêng
Sau rằm tháng riêng
- Đào tươi, nhụy vẫn còn phong.
- Cỏ mướt xanh
- Trời nồm, mưa phùn
- Nền trời đùng đục như màu pha lê mờ
- Bữa cơm còn thịt mỡ, dưa hành 
- Màn điều treo lơ lửng, chưa làm lễ hoá vàng, các trò vui tết cuộc sống ăn chơi.
Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
-Cỏ nức mùi hương man mác
-Trời hết nồm, mùa xuân
- Những vệt xanh tươi, làn sóng hồng hồng rung động
- Bữa cơm giản dị
- Hoá vàng, màn điều hạ, trò vui tết đã mãn, cuộc sống êm đềm tháng nhật lại tiếp tục.
Sử dụng một loạt từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh
=> Chỉ được cảnh sắc đã thay đổi , cuộc sống đã bắt đầu về với thường nhật. 
3. Tổng kết: Ghi nhớ sgk/178
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được ông cảm nhận và tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Qua đó tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sông và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
Hướng dẫn đọc thêm:SÀI GÒN TÔI YÊU.
Minh Hương
I. Giớí thiệu chung
1-Tác giả: M.Hương
-Quê Quảng Nam đã vào sinh sống ở SG trước 1945.
-Thường viết các thể loại: bút kí, tuỳ bút, tạp văn, phóng sự với n nhận xét tinh tế, dí dỏm và sâu sắc.
2-Tác phẩm:Viết 12-1990 là bài mở đầu trong tập: “Nhớ Sài Gòn” nhân dịp kỉ niệm Sài Gòn 300 tuổi.
*Thể loại:Tuỳ bút
3. Đọc – từ khó- Bố cục
*Bố cục: 3 phần
- Từ đầu đến “họ hàng” => Ấn tượng chung về Sài Gòn và bày tỏ tình yêu của mình đối với Sài Gòn.
- Tiếp đó đến “hơn năm triệu:’ => Cảm nhận và bình luận phong cách người Sài Gòn.
-Còn lại:Khẳng định tình yêu bền chặt của tác giả đối với SG.
II.Tìm hiểu chi tiết.
1-Những ấn chung bao quát về SG:
* Thành phố 300 năm vẫn trẻ.
=>Cách so sánh khá đa dạng và bất ngờ => Có tác dụng tô đậm cái trẻ trung của SG=> biểu hiện sức sống đang lên của Sài Gòn.
=>Thể hiện tình yêu và niềm tự hào đối với mảnh đất mình đang sống. 
* Thời tiết và nhịp sống của SG:
-Sớm: nắng ngọt ngào
-Chiều lộng 
Mưa ào ào và mau tạnh.
-Trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.
Sáng tinh sương, không khí mát dịu, thanh sạch.
=> Miêu tả kết hợp với biểu cảm => Thời tiết thay đổi trong ngày, có nét đặc biệt so với nước ta.
Nhịp điệu sống: Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.
Giờ cao điểm thì phố phường náo nhiệt, dập dìu xe cộ.
Lúc ban mai thì tĩnh lặng
=> Điệp ngữ, điệp câu trúc câu nhấn mạnh tình cảm rất tha thiết và nồng nhiệt của tác giả đối với Sài Gòn.
2-Đặc điểm cư dân và phong cách người SG:
*Đ2 cư dân SG:
“Không có người Bắc.cả”=> Khẳng định mảnh đất hội tụ khách bốn phương nhưng họ sống rất hòa hợp, đoàn kết, gắn bó, thống nhất của cư dân nơi đây.Họ coi Sài Gòn như quê hương bản quán, không phân biệt lai lịch, nguồn gốc.
* Tính cách người Sài Gòn:
“ Ăn nói tự nhiênbộc trực”
+
 Phong cách các cô gái SG:
“ Tóc buông thõng.”=> Có vẻ đẹp cởi mở và ý nhị, gần gũi và e ấp=> một vẻ đẹp tự nhiên, không kiểu cách nhưng rất đáng yêu.
Khi đất nước sôi sục chống quân thù thì người Sài Gòn“bất khuất.1975”
=> Anh dũng hi sinh cả tính mạng vì độc lập tự do của tổ quốc.
=>Tác gải bộc lộ tình yêu, lòng quý trọng, lòng biết ơn đối với mảnh đất và con người Sài Gòn.
Tác giả khẳng định Sài Gòn là thành phố hiền hòa vì:
Miền Nam là đất lành mà Sài Gòn là trung tâm của mảnh đất lành: đó là nơi hội tụ của bốn phương.
Thiên nhiên, thời tiết, phong thủy có sự thay đổi nhưng rất phù hợp với người Sài Gòn.
Sài Gòn luôn rộng mở đón mọi người, không phân biệt nguồn gốc, lai lịch.
*Thành phố ít chim, đông người:
-Bảo vệ chim, bảo vệ thiên nhiên, môi trường và lên án những kẻ vô trách nhiệm, phá hoại thiên nhiên, môi trường .
3-Tình yêu với SG:
-Tôi yêu SG da diết 
-Vậy đó mà tôi yêu SG và yêu...
=> Điệp từ => Nhấn mạnh tình cảm dai dẳng, bền chặt.
=>Yêu quí SG đến độ hết lòng, muốn được đóng góp sức mình cho SG và mong mọi người hãy đến, hãy yêu SG.
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Làm phần luyện tập , Học phần ghi nhớ sgk 
 Chuẩn bị bài : Luyện tập sử dụng từ 
 *************************************
 Ngày 05-12-2012
Tiết 65 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
A.MỤC TIÊU:
Tự thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.
Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
	Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm, ý nghĩa của từ.
Chuẩn mực sử dụng từ.
Một số lỗi dùng từ thường gặp, cách sửa chữa.
(Lưu ý: HS đã học những kiến thức này)
2. Kĩ năng
	Vận dụng kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực. Góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt của HS.
Tích hợp kĩ năng sống: lựa chọn cách sử dụng từ giao tiếp có hiệu quả
3. Thái độ
	Giáo dục thái độ, ý thức học tập đúng đắn ...
B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ chép ví dụ
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung bài theo sgk
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 - Ở tiết tiếng việt tuần trước , các em đó được học chuẩn mực về dùng từ . Chuẩn mực sử dụng từ giúp chúng ta định hướng và sử dụng từ đúng khi nói , khi việt , nâng cao kỹ năng sử dụng từ . Tiết học hôm nay các em sẽ vận dụng các kiến thức đó được học để đánh giá , tự rút kinh nghiệm qua
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập (37 phút)
H: Hãy nhắc lại các chuẩn mực sử dụng từ ?
H: Đọc các bài TLV của em từ đầu năm đến nay. Ghi lại những từ em đã dùng sai (về âm, về c.tả, về nghĩa, về t.chất ngữ pháp và về sắc thái biểu cảmảm ) và nêu cách sửa chữa ?
H: Chúng ta cần căn cứ vào đâu để tìm ra n từ dùng sai ? 
- Căn cứ vào k.thức về chuẩn mực sd từ để tìm các từ đã dùng sai.
- Gv hướng dẫn hs: Tập hợp các từ dùng sai theo từng loại.
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi.
H: Đọc bài TLV của bạn cùng lớp; nhận xét về các trường hợp dùng từ không đúng nghĩa, không đúng t.chất ngữ pháp, không đúng sắc thái biểu cảm và không hợp với tình huống giao tiếp trong bài làm của bạn ?
- Cách làm như bài tập 1.
- Cho HS thảo luận nhóm để tìm ra các lỗi trong bài làm của bạn.
- Các nhóm tập hợp và nêu cách sửa
- GV giúp đỡ HS sửa các lỗi.
- HS viết đv từ 8->10 câu (chủ đề tự chọn).
- Cho HS đọc chéo các bài làm của bạn và tìm ra các lỗi sau đó nêu ra cách sửa chữa dưới sự giúp đỡ của GV.
I - Lý thuyết.
* Chuẩn mực sử dụng từ: có 5 chuẩn mực:
- Đúng âm, đúng chính tả
- Đúng nghĩa
- Đúng sắc thai biểu cảm, hộp với tình huống giao tiếp
- Đúng tính chất ngữ pháp của từ
- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt
II - Luyện tập.
1. Bài tập 1 (179 )
a. Sử dụng từ không đúng âm, đúng c.tả:
- Da đình em có rất nhiều người: Ông bà, cha mẹ, anh chị em và cả cô gì, chú bác nữa.
-> gia đình, cô dì.
b. Dùng từ không đúng nghĩa:
- Trường của em ngày càng trong sáng.
-> khang trang.
c. Sử dụng từ không đúng t.chất ngữ pháp của câu:
- Nói năng của bạn thật là khó hiểu.
-> Cách nói năng của bạn thật là khó hiểu. (Bạn nói năng thật khó hiểu.)
d. Sử dụng từ không đúng sắc thái biểu cảmảm, không hợp phong cách:
- Bọn giặc đã hi sinh rất nhiều.->bỏ mạng.
e. Không lạm dụng từ đ.phg, từ HV:
- Bạn ni, bạn đi mô ? ->này, đâu.
- Bác nông dân cùng phu nhân đi thăm đồng. -> Bác nông dân cùng vợ đi...
2. Bài tập 2 (179 )
3. Bài 3
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
GV nhận xét giờ học, ý thức của HS 
5. Dặn: - Ôn lại tất cả các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay, về phần tiếng Việt.
 - Xem lại các bài tập ở phần luyện tập cuối mỗi bài.
Ngày 02-12-2012
Tiết 66 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
A.MỤC TIÊU:
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Về kiến thức:
- Nắm chắc được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình
- Thấy được một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình
- Nắm được một số thể thơ đã học
- Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
2. Về kỹ năng:
- Rèn các kỹ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh
- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
3. Về thái độ:
- Chuẩn bị để kiểm tra học kỳ
B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 - Vừa qua, các em đó học văn học dân gian , văn chương bác học , văn chương trong nước ngoài nước , trung đại , hiện đại các vấn đề được nêu trên rất rộng lớn và tương đối phức tạp nên để giúp các em hệ thống hoá lại các kiến thức cơ bản đó học cũng như duyệt lại một số kỹ năng đơn giản đó được cung cấp và rèn luyện , đặc biệt là cách tiếp cận một tác phẩm trữ tỡnh , chỳng ta sẽ cựng nhau ụn tập những tỏc phẩm trữ tỡnh .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Ngày 02-12-2012
Tiết
A.MỤC TIÊU:
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
B.CHUẨN BỊ:
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Ngày 02-12-2012
Tiết
A.MỤC TIÊU:
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
B.CHUẨN BỊ:
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Ngày 02-12-2012
Tiết
A.MỤC TIÊU:
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
B.CHUẨN BỊ:
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Ngày 02-12-2012
Tiết
A.MỤC TIÊU:
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
B.CHUẨN BỊ:
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Ngày 02-12-2012
Tiết
A.MỤC TIÊU:
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
B.CHUẨN BỊ:
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 TUAN 17 CAM SOAN.doc