. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản biểu cảm
- Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn biểu cảm
2. Kĩ năng
- Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm, hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản cụ thể
- Tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố biểu cảm
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM Tiết:20 Ngày dạy : 16/ 09/ 2011 I. MỤC TIÊU Kiến thức - Khái niệm văn bản biểu cảm - Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm - Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn biểu cảm Kĩ năng - Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm, hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản cụ thể - Tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố biểu cảm Thái độ - Giáo dục học sinh nhận thức được văn biểu cảm, có được tình cảm đối với thế giới xung quanh II. CHUẨN BỊ Giáo viên : Bảng phụ, giáo án, một số bức thư, bài báo, tập thơ trữ tình Học sinh : Bài soạn, sách vở III. PHƯƠNG PHÁP Phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, hợp tác nhóm IV. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là văn miêu tả? Người viết cần có năng lực gì? ( 7 điểm ) Kiểm tra tập bài soạn ( 3 đ ) Giúp người đọc, người nghe hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người Người viết có năng lực quan sát, tưởng tượng liên tưởng, so sánh 3. Giảng bài mới : Giới thiệu bài : Giáo viên cho học sinh xem một số tập thơ, bài báo, bức thư mang nội dung biểu cảm hoặc các đoạn văn biểu cảm. Từ đó giới thiệu nội dung bài học Hoạt động của thầy - trò Nội dung bài dạy * Hoạt động 1: Nhu cầu biểu cảm của con người Giáo viên dùng bảng phụ ghi hai bài ca dao Gọi học sinh đọc các bài ca dao ¬ Mỗi câu ca dao bộc lộ tình cảm cảm xúc gì? Ø Câu thứ nhất biểu hiện nỗi khổ đau oan trái của người lao động không đựơc lẽ công bằng nào soi tỏ Câu ca dao thứ hai biểu hiện nỗi cảm xúc về một niềm vui hạnh phúc bao la, êm ái, tự hào ¬ Người ta thổ lộ để làm gì? Ø Để mong được sự chia sẻ, đồng cảm. Khi vui mà được chia sẻ thì niềm vui sẽ được nhân lên, khi buồn mà được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi bớt đi ¬ Khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm? ¬ Trong thư từ gửi cho bạn thân hay bạn bè, em thường có biểu lộ tình cảm không? Vì sao? Ø Em thường biểu lộ tình cảm của mình ở trong đó vì thư là loại văn trữ tình ¬ Người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào? ¬ Văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào? Gọi học sinh đọc điểm ghi nhớ 2 SGK/73 Gọi học sinh đọc đoạn 1,2 ¬ Đoạn văn 1 biểu đạt nội dung gì? Ø Trực tiếp biểu đạt nỗi nhớ bạn và nhắc lại những kỉ niệm ¬ Đoạn văn 2 trực tiếp biểu đạt nội dung gì? Ø Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước ¬ Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả? Ø Nội dung của hai đoạn văn trên chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm của người viết ¬ Có ý kiến cho rằng tình cảm cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Ø Em tán thành vì đó là những tình cảm đẹp, vô tư, mang lí tưởng giàu tính nhân văn ¬ Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn thơ trên? Ø Hai đoạn văn có tính biểu cảm khác nhau - Đoạn 1: là biểu cảm trực tiếp bằng ngôn từ: “ Thảo thương nhớ ơi” - Đoạn 2: tác giả dùng biện pháp tự sự, miêu tả mà gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương Giáo viên gợi ý nêu câu hỏi để hình thành phần ghi nhớ ¬ Văn biểu cảm là gì? ¬ Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào? ¬ Tình cảm trong văn biểu cảm có tính chất như thế nào? ¬ Văn biểu cảm có những cách biểu đạt nào? Học sinh đọc ghi nhớ SGK * Hoạt động 2: Luyện tập Gọi học sinh đọc bài tập Nêu yêu cầu của bài tập Thảo luận nhóm Trình bày trước lớp Nhận xét sửa chữa Hoạt động cá nhân Giáo viên hỏi học sinh trả lời I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 1. Nhu cầu biểu cảm của con người - Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận đựơc - Biểu cảm bao gồm những thể loại: thư từ, những bài thơ, bài văn trữ tình. 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm a. Nội dung bộc lộ tình cảm của người viết b. Tình cảm đẹp giàu tính nhân văn c. Cách biểu đạt - Biểu cảm trực tiếp bằng lời than, - Biểu cảm gián tiếp qua tự sự, miêu tả * Ghi nhớ: SGK/73 II.Luyện tập 1. Câu 1 - Đoạn văn biểu cảm: là đoạn b vì đoạn văn đã bộc lộ tình cảm yêu thích hoa hải đường của tác giả - Nội dung biểu cảm: được biểu lộ qua cái nhìn tưởng tượng chủ quan của tác giả về hoa hải đường “ Phơi phới như một lời chào hạnh phúc” “Trông dân dã như cây chè đất đỏ” - Biểu lộ trực tiếp bằng lời văn “ Màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm” “Rạng rỡ nồng nàn” “Ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường” 2. Nội dung biểu cảm trong bài thơ “ Sông núi nước Nam” “Phò giá về kinh”? Thể hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc. Thể hiện một lòng tự hào về môït nền độc lập dân tộc, thể hiện một khí thế chiến thắng hào hùng và khát vọng hoà bình lâu dài của dân tộc 3. Một bài văn: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi.... 4. Củng cố và luyện tập - Thế nào là văn biểu cảm? Tình cảm trong văn biểu cảm như thế nào? Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh va khêu gợi lịng đồng cảm ở nơi người đọc. Tình cảm trong văn biểu cảm phải là tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. - Có mấy cách biểu cảm? Cĩ hai cách biểu cảm: biểu cảm qua lời than, tiếng kêu và biểu cảm qua tự sự, miêu tả Thông qua BT 3 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Học bài: Nắm vững khái niệm về văn biểu cảm, tình cảm trong văn biểu cảm, cách biểu đạt tình cảm. Làm BT 4 SGK/74 Sưu tầm các đoạn văn, bài văn biểu cảm trên báo chí, tìm được đối tượng biểu cảm và tình cảm được biểu hiện trong các văn bản đĩ. Vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào tìm hiểu văn bản đã học. Chuẩn bị: Đọc tìm hiểu – soạn: Đặc điểm của văn biểu cảm Đọc kĩ văn bản Tấm gương- Soạn theo câu hỏi gợi ý SGK V. RÚT KINH NGHIỆM : Nội dung Phương pháp Tổ chức
Tài liệu đính kèm: