Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs nắm được :

 -Cuộc sống xa hoa, trụy lạc của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

 -Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tùy bút được viết bằng chữ Hán ngày xưa vì đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này

IICHUẨN BỊ:

 -GV:+ Đọc văn bản tham khảo tư liệu ( lịch sử văn học ) soạn bài

 Bảng phụ (tổng kết giá trị nghệ thuật ) phấn màu.

 -HS:+ Đọc , tìm hiểu văn bản trả lời câu hỏi (sgk).

 

doc 43 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 27-09-05
ND: 29-09-05
Tiết: 22
 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH.
 (PHẠM ĐÌNH HỔ)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs nắm được :
 -Cuộc sống xa hoa, trụy lạc của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
 -Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tùy bút được viết bằng chữ Hán ngày xưa vì đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này 
IICHUẨN BỊ: 
 	-GV:+ Đọc văn bản tham khảo tư liệu ( lịch sử văn học ) soạn bài 
 Bảng phụ (tổng kết giá trị nghệ thuật ) phấn màu. 
 	-HS:+ Đọc , tìm hiểu văn bản trả lời câu hỏi (sgk). 
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1’) Sĩ số hs :9A2  9A3
 2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Phân tính những nguyên nhân gây ra nỗi oan khuất dẫn đến cái chết của nhân vật Vũ Nương ?
 ? Qua tác phẩm Nguyễn Dữ muốn gửi gắm ước mơ gì ?
 Nội dung củng cố câu hỏi
 Nhiều nguyên nhân : +Cuộc hôn nhân bất bình đẳng.
 +Lời nói ngây thơ đứa trẻ, tính hay ghen tuông mù quáng của TS.
 +Thái độ hồ đồ,vũ phu của người chồng.
. Mong sự công bằng, hạnh phúc cho mọi người, nhất là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 3.Giới thiệu bài mới: (1’) 
 Xã hội pk thối nát,bất công với lễ giáo hà khắc,nghiệt ngã là nguyên nhân chính gây nên nỗi bất hạnh cho con người.Bộ mặt xấu xa của những triều đại pk ngày xưa được p/á sâu sắc qua một số tác phẩm văn học trung đại. Văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” sẽ giúp các em hiểu được cuộc sống của tầng lớp vua chúa ,quan lại thời xưa
 TL 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
6’
15’
5’
2’
5’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
Bước 1: Cho hs đọc phần chú thích .
Gv giúp hs nắm được các nội dung cơ bản về tác giả và tác phẩm.
Tác giả: Còn gọi là Chiêu Hổ, xuất thân từ khoa bảng, tác giả nhiều công trình biên soạn có giá trị 
H: Vũ trung tùy bút (Tùy bút viết trong những ngày mưa), có giá trị về nhiều mặt.
Bước 2: Đọc văn bản và chú thích.
Gv hướng dẫn đọc: Rõ ràng, mạch lạc, chú ý các từ Hán Việt khó  
Gv đọc mẫu (đoạn 1).
Gọi 2 hs đọc tiếp văn bản.
Nhận xét hs đọc.
Cho hs đọc thầm chú thích (sgk).
H: Hãy kể tóm tắt nội dung văn bản trên. Có thể chia bố cục văn bản trên gồm mấy phần?
Hoạt động 2:
Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản.
Bước 1: Gọi hs kể lại tóm tắt phần 1. (Từ đầu  vài khúc nhạc). 
H: Thói ăn chơi xa đọa của Chúa Trịnh được biểu hiện qua những chi tiết nào?
(Cho hs phát hiện, gv bổsung).
H. Ngoài cuộc sống xa hoa tốn kém ăn chơi thâu đêm, còn có biểu hiện nào làm rõ thêm cuộc sống xa hoa đó?
Bước 2: Chi tiết sự việc nào được miêu tả tỉ mỉ nhất?
H. Có nhận xét gì về nghệ thuật kể việc của tác giả?
H.Kết thúc đoạn 1,tác giả đã xen vào nhận thức và cảm xúc chủ quan của mình về sự việc gì? Vì sao tác giả lại đưa ra nhận xét như vậy?
(Hoạt động nhóm thảo luận)
Bước 3: Hướng dẫn đọc và phân tích phần2:-Sự nhũng nhiễu của quan lại.
H. Bọn quan lại ở đây được nói đến là ai? Tính cách của bọn quan lại như thế nào?
H. Thủ đoạn của bọn quan lại là gì? “Phụng thủ”û nghĩa là gì?
H. Tác giả đã nêu lên sư việc nào để tăng thêm tính chân thực, khách quan?
Cách dẫn dắt câu chuyện như thế còn có tác dụng, ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn phân tích giá trị nghệ thuật của thể Tùy bút.
Qua 2 tác phẩm tự sự đã học:”Chuyện người con gái Nam Xương” , “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. Hãy nêu rõ sự khác nhau giữa 2 thể loại này?
Hoạt động 4: Tổng kết.
Gv giúp hs nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản cho hs đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 5: 
 Hướng dẫn luyện tập.
Gv gợi ý cho hs thực hiện theo yêu cầu sgk.
 -Đọc chú thích 
 -Nghe nắm chắc về tác giả và tác phẩm .
 -Nghe .
 -Đọc văn bản theo hướng dẫn có định hướng. 
 -Đọc tiếp văn bản.
Bố cục 2 phần (dựa vào 2 sự việc đó). 
Thực hiện theo yêu cầu hướng dẫn.
 Đọc lại văn bản 
 Phát hiện chi tiết 
 +Xây dựng nhiều đền đài.
 +Thích chơi đèn đuốc .
 +Dạo chơi thường xuân .
 +Bày nhiều trò giải trí lố lăng tốn kém.
 -Sức thu của quí trong thiên hạ: trân cầm kì thu,ù cổ mộc quán thạch để tô điểm nơi chúa ở.
 -Đem cây đa to về phủ 
 -Cả cơ binh cây đa cành lá rườm ra.ø 
TL:
 -Sự việc đưa ra cụ thể chơi thú khách quan,không xen lời bình, liệt kê, miêu tả tỉ mỉ ®gây ấn tượng mạnh mẽ.
 -Cảnh đẹp, >< âm thanh ghê.
 Kì lạ rợn, tan tác.
=> Cảm nhận,lời bình báo hiệu điềm gỡ chẳng lành.
-Thảo luận 2’-phát biểu.
 -Bọn hoạn quan trong phủ chúa 
Nhờ gió bẻ măng (thành ngữ) dọa dẫm
-“Phụng thủ” lấy để dâng lên vua. 
-Vừa cướp đoạt vừa vu khống,tàn hại nhân dân. 
® Cướp đoạt tới hai lần cướp của,lấy tiền.
-Kể việc nhà mình cây lê,hai cây lựu bị chặt để tránh tai vạ.
 -Cách kể sinh động phong phú.
® Gởi gắm thái độ bất bình phê phán 1 cách kín đáo. 
(Thảo luận nhóm nêu được )
Truyện: 
 +Có cốt truyện, nhân vậ
 +Miêu tả,khắc họa,hư cấu,tưởng tượng.
 b. Tùy bút .
 + Ghi chép con người sự việc cụ thể ,có thực 
. + Khách quan bộc lộ cảm xúc trữ tình.
(1 Hs đọc nội dung ghi nhớ sgk)
Thảo luận nhóm 3’- phát biểu
 Lớp bổ sung.
I TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả,tác phẩm: Còn gọi là Chiêu Hổ.
Xuất thân từ gia đình khoa bảng.
 ® Trích”Vũ trung tùy bút.” Gồm 88 mẫu chuyện , theo thể tùy bút bằng chữ Hán.
2.Đọc văn bản và chú thích:
 (Sgk)
+ 3bố cục 2phần .
a. Từ đầu .bất thường cuộc sống.xa hoa của trịnh sâm
b. Còn lại sự nhũng nhiễu của bọn quan lại 
II .PHÂN TÍCH:
1) Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh:
Sống xa hoa ,tốn kém xây đền đài ,chơi đèn đuốc.
Sức thu của quí lạ trong dân: trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch.
+Lấy cả cây đa to. 
+Hình non bộ. 
ÞKể việc, chân thực khách quan không xen lời bình, liệt kê, miêu tả=>gây ấn tượng mạnh về cuộc sống vì quyền của chúa.
+ Triệu bấùt tường.
® Thái độ bất bình của tác giả .
 2. Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại: 
 +Nhờ gió bẻ măng , doạ dẫm. 
 +Phụng thủ vừa cướp đoạt , làm tiền, vu khống tàn hại nhân dân.
=> Thái độ bất bình, phê phán bọn quan lại 1 cách kín đáo.
3. Giá trị nghệ thuật:
Ghi chép con người , sư việc cụ thể, đảm bảo tính chân thực, khách quan giàu chất trữ tình. 
II. TỔNG KẾT:
 Ghi nhớ (sgk)
V. LUYỆN TẬP:
 4/Củng cố: (2’) 
 - Hướng dẫn hs đọc nội dung ghi nhớ-Nắm ý cơ bản khái quát nội dung bài học..
 5/ Hướng dẫõn về nhà: (3’)
 - Học bài và nắm nội dung phần ghi nhớ sgk.
 -Đọc và nắm nôïi dung văn bản:” Hoàng Lê nhất thống chí” .
 (Dựa nội dung câu hỏi sgk –trả lời theo yêu cầu.)
Rút kinh nghiệm
NS: 29-09-05
ND: 30-09-05
Tiết: 23
 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ.
 (Ngô Gia Văn Phái) 
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:
 -Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
 -Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực sinh động.
 -Giáo dục hs lòng tự hào dân tộc qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và lũ vua quan bán nước khẳng định nền tự chủ của đất nước.
II/CHUẨN BỊ:
 	-GV: + Tham khảo vận dụng sgv, sgk- soạn giáo án theo yêu cầu câu hỏi bài.
 Tranh ảnh vua Quang Trung (phóng to) –Bảng phụ củng cố.
 	-HS: + Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản, dựa theo câu hỏi sgk – soạn bài.
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1’) Sĩ số hs: 9A2  , 9A3 .
 2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
	? Nêu tên tác giả và tác phẩm của văn bản “chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
	? Thói hưởng lạc xa hoa của chúa Trịnh được tả như thế nào?
	? Thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận đối với dân chúng để cướp đoạt của cải ra sao?
 3.Giới thiệu bài mới: (1’)
	“Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm văn học phản ánh lịch sử vào giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Sự kiện trước hồi 14 là Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, Lê Chiêu Thống sợ bỏ chạy sang Trung Quốc cầu viện Mãn Thanh. Lợi dụng cơ hội Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang và phải chịu đại bại. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở hồi 14 qua văn bản trích 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
10’
18’
5’
Hoạt động 1:
Giới thiệu tác giả và tác phẩm. 
-Cho hs đọc chú thích * sgk .
-H: Em hiểu gì về tác giả?
(Gv mở rộng 2 tác giả và quá trình sáng tác tác phẩm.).
-H: Em hiểu gì về thể Chí?
-Gợi dẫn hs đọc phần chú thích sgk và phát biểu.
-H: Đặc điểm của “Hoàng Lê nhất thống chí”.
(Nội dung có gì nổi bật?).
-Gv hướng dẫn hs đọc , tìm hiểu bố cục hồi thứ 14.
-Gv tóm tắt hồi thứ 12 – 13 như sgv / 72.
-Gọi hs đọc và tóm tắt ý chính của từng đoạn.
-Quá trình đọc gv kiểm tra một số chú thích (4, 8, 13, 20, 27).
-H: Em hãy nêu đại ý của đoạn trích?
-Gv gợi dẫn hs chốt lại bố cục để nêu ra ý cơ bản.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn phân tích hình ảnh Nguyễn Huệ.
-H: Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi vào thời gian nào?
-H: Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi , theo em có ý nghĩa như thế nào?
-H: Sau khi lên ngôi việc đầu tiên của Nguyễn Huệ là gì?
-Cho hs đọc từ “Vua Quang Trung mừng lắm  tuân theo mà làm”.
-H: Qua đoạn vừa đọc em hãy kể lại những việc làm của vua Quang Trung?
-Cho hs thảo luận để tìm ý theo câu hỏi yêu cầu.
-H: Em có nhận xét gì về nhân vật Nguyễn Huệ?
-Cho hs đọc đoạn “ Vua Quang Trung bèn sai  rồi kéo vào thành”.
-H: Qua đoạn vừa đọc em hãy kể tóm tắt trận đánh quân Thanh của  ...  chị em: nguồn gốc nhân vật, vẻ đẹp chung (sắc – tâm hồn).
-Trả lời 
-Trả lời 
I.Vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự:
1.Ví dụ:
Sự việc: Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
-Kế sách đánh giặc.
-Diễn biến: Quân Thanh ra bắn phun khói lửa; quân Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên.
-Quân Thanh đại bại, tướng Sầm Nghi Đống thắt cổ.
2.Kết luận:
-Miêu tả trong tự sự để tả người, hoạt động cảnh vật.
-Ý nghĩa: tạo cho câu chuyện sinh động.
II.Luyện tập:
Bài 1:
Đoạn 1: 
- Chị em Thúy Kiều.
 Tả người: Dùng hình ảnh thiên nhiên miêu tả 2 chị em Thúy Kiều ở nhiều nét đẹp.
+ Thúy Vân: Hoa cười ngọc thốt đoan trang.
+ Thúy Kiều: Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Đoạn 2: 
- Cảnh ngày xuân.
 Tả cảnh: 
+Ngày xuân con én 
+Cỏ non xanh rợn.
® Tác dụng: Chân dung nhân vật tươi đẹp. Dụng ý của nhà thơ.
+Cảnh tươi sáng phù hợp xã hội của nhân vật trong ngày hội.
Bài 2:
-Văn tự sự: Chị em +Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều thanh minh.
+Giới thiệu khung cảnh chung và chị em Thúy Kiều đi hội.
+Tả cảnh.
+Tả lễ hội không khí.
+Tả cảnh con người trong lễ hội.
+Cảnh ra về.
Bài 3:
- Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều ® yêu cầu thuyết minh.
-Giới thiệu nhân vật Thúy Vân.
-Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều.
-Giới thiệu nghệ thuật miêu tả.
	4.Củng cố: (3’)
	-Nắm được vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự ?
	5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
	 -Viết tiếp những đoạn văn còn lại ở bài tập 2, 3.
 - Tìm hiểu nội dung bài: Trau dồi vốn từ. ( Trả lời nội dung câu hỏi sgk/99-100.)
Rút kinh nghiệm:
NS: 12-10-05
ND: 19-10-05
Tiết: 33
TRAU DỒI VỐN TỪ.
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs :
-Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
-Ngoài việc rèn luyện để biết được đầy đủ, chín xác nghĩa và cách dùng của từ, muốn trau dồi vốn từ phải biết cách làm và tăng vốn tư về mặt số lượng.
II/CHUẨN BỊ:
 	-GV: +Tham khảo sgv, sgk soạn giáo án theo yêu cầ câu hỏi tìm hiểu bài sgk/99-100.
 Sử dụng bảng phụ củng cố và luyện tập.
 -HS: +Tìm hiểu nội dung bài ở nhà và trả lời nội dung yêu cầu bài hộc trên lớp theo gợi ý của giáo viên, vận dụng bài tập sgk/101.
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1’) Sĩ số hs : 9A2, 9A3
 2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Nêu các hình thức phát triển của từ vựng.
 ? Sự phát triỉen về số lượng từ ngữ có thể diễn ra bằng những cách nào. Cho ví dụ.
 ? Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi hay không thay đổi? Vì sao.
 3.Giới thiệu bài mới: (1’)
 Từ là chất liệu tạo nên câu nói. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và phải có vốn từ phong phú. Do đó, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng đẻ phát triển kĩ năng diễn đạt. Bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hiện những yêu cầu đó
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
12’
12’
9’
Hoạt động1:
Rèn luyện nghĩa của từ và cách dùng từ.
-Cho hs đọc ý kiến của cố Thủ tướng- Nhà văn hoá Phạm Văn Đồng (tr. 93).
H.Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
Gv chốt lại ý của hs và nhấn mạnh làm rõ 2 ý quan trọng (như sgv).
-Đưa ra 1 vài câu có lỗi dùng từ:
+Việt Nam chúng ta có nhiều thắng cảnh đẹp.
+Anh ấy làm việc rất năng lực.
+Chúng ta sẽ ác chiến với bất 
kì kẻ thù nào dám xâm phạm đến Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
H.Các câu viết như trên đã vận dụng tốt vốn từ chưa? Vì sao.
-Gợi dẫn hs trả lời- chỉ ra những lỗi sai và chữa lại cho đúng.
H.Vậy muốn vận dụng tốt vốn từ của mình thì trước hết ta phải làm gì?
Gv hệ thống lại kiến thức và cho hs đọc nội dung ghi nhớ sgk/100.
Hoạt động 2:
Rèn luyện đẻ làm tăng vốn từ về số lượng.
-Cho hs đọc ý kiến của nhà văn Tô Hoài(tr.95).
H.Em hiểu như thế nào về ý kiến đó?
Gợi ý hs thảo luận, cả lớp trao đổi và nhận xét.
Gv chốt lại ý của hs và nhấn mạnh: Học lời ăn tiếng nói của nhân dân để làm tăng số lượng vốn từ. 
H.Vậy muốn làm tăng số lượng vốn từ của mình thì cần phải làm gì?
Gv chốt lại ý cơ bản và cho hs đọc phần ghi nhớ.
(So sánh các hình thức trau dồi của từ vừa rút ra trong 2 phần ghi nhớ- như sgv.)
Gv hệ thống hoá lại kiến thức toàn bài và nhấn mạnh 2 hình thức trau dồi vốn từ và cả2 đều quan trọng như nhau trong việc trau dồi vốn từ.
Hoạt động3:
Hướng dẫn hs làm bài tập sgk/101-102.
Bài tập1/101.
Yêu cầu chọn cách giải thích đúng.
(Hướng dẫn từng nhóm làm bài)
Bài tập 2/101.
Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt.
(Gợi ý hướng dẫn hs vận dụng ở nhà.)
Bài tập 3/102.
Sửa lỗi dùng từ.
Bài tập 4/102.
Yêu cầu bình luận ý kiến.
Gv gợi ý hs bàn luận nêu ra ý kiến của vấn đề yêu cầu® chốt lại nội dung cơ bản.
Theo dõi yêu cầu ở hoạt động1:
-Đọc đoạn trích sgk/93.
Thảo luận 2’® phát biểu-nhận xét.
-Nghe.
Theo dõi bảng phụ những câu có lỗi sai.
® Trao đổi và có nhận xét, rút ra những lỗi sai.
-Yêu cầu chữa lại cho đúng.
Thảo luận nhóm5’- nêu ý kiến của nhóm.
Lớp bổ sung hoàn chỉnh.
-Chú ý nội dung ghi nhớ sgk/100-trả lời
1 hs đọc ghi nhớ bài ý1/100. 
Theo dõi yêu cầu hoạt động2:
-Trả lời câu hỏi của gv.
-Đọc đoạn văn sgk/95.
Thảo luận2’® phát biểu.
Lớp nhận xét ý kiến.
-Nghe.
® phải rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
-Chú ý lời nhận xét của gv.
-So sánh® rút ra nội dung ghi nhớ.
1 hs đọc ghi nhớ bài ý2/101.
Vận dụng luyện tập theo hướng dẫn của gv.
Hs phân nhómlàm bài tập1- ( cử đại diện lên bảng vận dụng.
-Nhóm khác phát biểu bổ sung.
Chữa bài vào vở bài tâïp.
(Theo dõi gợi ý của gv vận dụng ở nhà bài tập 2)
Hs độc lập làm bàivà trình bày trước lớp.
Bàn luận ý kiến nêu vấn đề nộïi dung® trình bày trước lớp những đoạn tục ngữ là ngôn ngữ của ai? Có ý nghĩa gì?
I.RÈN LUYỆN ĐỂ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ:
 1.Ví dụ:
a.Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt.
® Phải không ngừng trau dồi vốn từ.
b. -Anh ấy làm việc rất năng lực.
 -Những đôi mắt ngây thơ trong sáng nhìn vào nết phấn của cô giáo.
+ Tiếng Việt giàu đẹp.
+ Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt phải không ngừng trau dồi vốn từ.
® Phải hiểu đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
 2. Kết luận:
 Ghi nhớ sgk/100.
II.RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ 
 1.Ví dụ:
Ý kiến của Tô Hoài:
Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng mói của quần chúng nhân dân.
+ Học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
+ Phải rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
® Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
 2. Kết luận:
 Ghi nhớ: sgk/101.
 III.LUYỆN TẬP:
Bài 1:
-Hậu quả: Kết quả xấu.
-Đoạt: Chiếm được phần thắng.
-Tinh tú: Sao trên trời (nói khái quát).
Bài 3:
 a.Im lặng®vắng lặng, yên tĩnh.
 b.Cảmxúc®Cảmđộng, cảm phục.
 c.Thành lập®thiết lập.
 d.Dự đoán®phỏng đoán, dự tính.
Bài4:
-Người nông dân sáng tạo ngôn ngữ giàu hình ảnh màu sắc để đúc rút kinh nghiệm mùamàng.
Þ Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc®học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân.
	4.Củng cố: (3’)
- Hướng dẫn hs nắm yêu cầu cơ bản 2 nộïi dung phần ghi nhớ
- Gợi dẫn nội dung bài3 ® khái quát yêu cầu hs vận dụng ở nhà.
	5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
-Học bài và làm bài tập 3 đã gợi ý ở lớp và hoàn chỉnh trong vở bài tập ở nhà.tiếtsau kiểm tra 15’ ở lớp. 
- Xem kĩ phần văn tự sự tiết 34-35 viết bài số 2 văn tự sự tại lớp.
Rút kinh nghiệm:
NS: 13-10-05
ND: 14-10-05
Tiết: 34-35
BÀI VIẾT SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ.
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs :
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày.
II/CHUẨN BỊ:
 	-GV: + Đề bài viết số 2- tự sự và đáp án đề bài số 2.
 Gợi ý những nội dung cơ bản của đề bài viết.
 	-HS: + Giấy làm bài tại lớp, vận dụng kiến thức văn tự sự để viết bài.
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Kiểm tra số lượng hs: (1’) 9A2, 9A3
2. Đề kiểm tra:
 Thời gian xa cách, nay về thăm lại trường cũ .Em hãy viết thư cho một người bạn thân hồi ấy và kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó .
 Đáp án:
 a.Yêu cầu chung :
	-Xác định thể loại: Viết thư tự sự.
	-Nội dung:Kể về một buổi thăm trường sau thời gian xa cách.
	-Yêu cầu: tưởng tượng là người trưởng thành có vị trí trong xã hội.
 b.Cụ thể :
	 1.Nội dung :
	 +.Mở bài: 
 - Giới thiệu hoàn cảnh lí do về thăm trường cũ và vị trí của mình khi viết thư cho bạn.
 -Cảm xúc của bản thân . 
	 +.Thân bài: 
 -Miêu tả cảnh ngôi trường và những sự thay đổi theo thời gian .
	 -Nhà trường lớp học như thế nào .
	 -Cây cối ra sao .
	 -Cảnh thiên nhiên như thế nào
	 -Tâm trạng của mình .
	 -Trực tiếp xúc động như thế nào.
 	 -Kỉ niệm gợi về là gì. 	 
	 -Kỉ niệm với người viết thư .(gặp gỡ ai? Đối tượng nào?)	
 	 +.Kết bài: 
 -Suy nghĩ về ngôi trường, hứa hẹn với bạn ngày họp lớp .
 -Kết thúc thư .
 2.Biểu điểm :
 	 a.Hình thức : (2đ) 
	 -Bố cục trình bày chữ viết (0,5đ). 
 -Văn phong, diễn đạt (1,5đ).
	 b.Nội dung : (8đ) 
	 -Mở bài (1đ).
	 -Thân bài (6đ).
	 -Kết bài (1đ). 
IV.THU BÀI LÀM: Số bài: 9A2, 9A3
 Dặn dò về nhà:
 -Đọc lại đề bài và lập lại dàn ý cho đề bài đã vận dụng tại lớp.
 -Chuẩn bị nội dung đoạn trích” Kiều báo ân báo oán”(Tiết 36) sgk/106.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7(34).doc