Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 23: Tập làm văn: Đặc điểm của văn biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 23: Tập làm văn: Đặc điểm của văn biểu cảm

Mục tiêu: Giúp hS nắm được:

1. Kiến thức:

- Bố cục của bài văn biểu cảm

- Yêu cầu của việc biểu cảm

- Cách biểu cảm gián tiếp và biểu cảm trực tiếp

2. Kĩ năng:

- Nhận biết các đặc điểm của văn bản biểu cảm

3. Tư tưởng:

- Biết vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc hiểu văn bản

B. Chuẩn bị:

- Thày: SGK, SGV, TLHDTH chuẩn KTKN, bảng phụ, phấn màu

- Trò: Đọc trước bài và các câu hỏi, dự kiến trả lời

C. Phương pháp:

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 23: Tập làm văn: Đặc điểm của văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:	 Tiết 23
 Tập làm văn
đặc điểm của văn biểu cảm
A. Mục tiêu: Giúp hS nắm được:
1. Kiến thức:
- Bố cục của bài văn biểu cảm
- Yêu cầu của việc biểu cảm
- Cách biểu cảm gián tiếp và biểu cảm trực tiếp
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các đặc điểm của văn bản biểu cảm
3. Tư tưởng:
- Biết vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc hiểu văn bản
B. Chuẩn bị:
- Thày: SGK, SGV, TLHDTH chuẩn KTKN, bảng phụ, phấn màu
- Trò: Đọc trước bài và các câu hỏi, dự kiến trả lời
C. Phương pháp: 
- P.P: Qui nạp, vấn đáp, tích hợp
- KT: Động não, các mảnh ghép, khăn phủ bàn
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là văn biểu cảm? Đặc điểm chung của văn biểu cảm?
- Biểu sđạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh
- Khơi gợi sự đồng cảm của người đọc
- Tình cảm trong văn biểu cảm là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn
- Cách biểu cảm: 
 + Trực tiếp
 + Gián tiếp
3- Bài mới
* Mỗi văn bản biểu cảm thường có đặc điểm gì? Cách biểu cảm như thế nào, bố cục một bài văn biểu cảm Đó chính là nội dung bài học hôm nay
Hoạt động 1 P.P: Qui nạp, vấn đáp, tích hợp 
 KT: động não, các mảnh ghép
- Gọi HS đọc bài “Tấm gương”
?) Bài viết nói về phẩm chất gì của tấm gương?
- Trung thực, khách quan
?) Bài viết muốn biểu đạt tình cảm gì?
- Ngợi ca đức tính trung thực của con người ghét thói xu nịnh, dối trá.
?) Để biểu đạt tình cảm đó tác giả của bài văn đã làm như thế nào?
- Mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa vì gương luôn luôn phản chiếu trung thành mọi vật
=> gián tiếp ca ngợi người trung thực
?) Bố cục bài văn gồm mấy phần?(3 phần)
?) Mở bài và kết bài có quan hệ với nhau ntn?
- MB giới thiệu khái quát phẩm chất của gương(đ1)
- KB khẳng định lại phẩm chất đó
?) TB nêu những gì? Những ý này liên quan ntn đến chủ đề của văn bản?( đ2- 6)
- Các đức tính của gương -> Biểu dương tính trung thực qua 2 VD 
 + Mạc Đĩnh CHi -> đáng trọng
 + Trương Chi -> đáng thương
=> Gương không vì tình cảm mà nói sai sự thật 
=> Sáng tỏ chủ đề văn bản
?) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng không? Điều đó có ý nghĩa ntn đối với giá trị của văn bản?
- Tình cảm đánh giá rõ ràng, chân thực không thể bác bỏ
- Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi -> giá trị của văn bản
A. Lí thuyết: Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm ( 19’)
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu
- Mỗi văn bản biểu cảm thường biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Cách biểu đạt tình cảm trong bài văn biểu cảm:
+ Gián tiếp: chọn h.ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng
+ Trực tiếp
- Bố cục của bài văn biểu cảm: 3 phần
- Yêu cầu: tình cảm rõ ràng, trong sáng, chân thực
- Gọi HS đọc đoạn văn 2
?) Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì?
- Tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ, thông cảm
?) Tình cảm biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?Vì sao?
- Trực tiếp -> dấu hiệu: tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm (câu hỏi tu từ)
?) Qua những VD trên em thấy văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
- GV chốt bằng ghi nhớ
- Goik 1 HS đọc ghi nhớ 
2. Ghi nhớ sgk(86)
Hoạt động 2 P.P: Vấn đáp, tích hợp
 KT: động não, các mảnh ghép
* Bài 1T8 có yêu cầu gì?
?) Bài văn thể hiện tình cảm gì?
?) Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài biểu cảm này?
- Hoa phượng gần gũi, gắn bó với tuổi học trò
?) Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? 
? Tìm mạch ý của văn bản?
?) Nhận xét 2 câu đầu “Sắc hoa phượng nằm ở trong hồn” là sắc gì?
?) Câu “Phượng xui ta đâu” thể hiện cảm xúc gì?
?) Bài văn biểu hiện tình cảm trực tiếp hay gián tiếp?
- HS trả lời theo nhóm, nhận xét
- GV chốt
B. Luyện tập ( 16’)
 Bài 1(87)
* Tình cảm: buồn và chia li, nhớ bạn, nhớ trường
* Vai trò hoa phượng: mượn hình ảnh hoa phượng để biểu hiện tình cảm
* Là hoa học trò vì: nở vào cuối năm học-> biểu tượng chia ly
* Mạch ý: tả thực hoa phượng -> sắc đỏ - > cảm xúc bối rối thẫn thờ -> cảm xúc trống trải -> cảm xúc cô đơn nhớ bạn pha chút dỗi hờn
* Biểu cảm gián tiếp qua nỗi buồn của hoa phượng -> nỗi buồn xa lớp, xa trường của các bạn học sinh
4. Củng cố : ( 2’)
- Hiểu ntn về đặc điểm của văn biểu cảm
- Văn biểu cảm thường gắn với phương thức biểu đạt nào?
5. Hướng dẫn về nhà( 2’)
- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
- Trả lời các câu hỏi trong SGK và xem trước bài tập (sgk 89)
E. Rút kinh nghiệm
.
-----------&0&-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docVan7tiet23.doc