Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

MỤC TIÊU : Giúp học sinh

 1.Kiến thức: - Nắm được kiểu đề văn biểu cảm

 2.Kỹ năng: - Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.

3.Thái độ: -Thể hiện được tình cảm chân thành đối với đối tượng cần biểu cảm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

- GV: Đọc SGK + SGV + soạn giáo án.

- HS: Đọc VBSGK + soạn phần câu hỏi + sách vở ngữ văn 7

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2009 
Tiết 24
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh
	1.Kiến thức: - Nắm được kiểu đề văn biểu cảm
	2.Kỹ năng: - Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.
3.Thái độ: -Thể hiện được tình cảm chân thành đối với đối tượng cần biểu cảm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 
- GV: Đọc SGK + SGV + soạn giáo án. 
- HS: Đọc VBSGK + soạn phần câu hỏi + sách vở ngữ văn 7
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp tình hình lớp : (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ : 5’
- Mỗi bài văn biểu cảm thường tập trung nội dung gì? (Biểu đạt một t/c chủ yếu)
- Muốn biểu đạt t/c thì người viết cần phải làm gì ? (Chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để bày tỏ tình cảm hoặc trực tiếp thổ lộ tình cảm )
3. Bài mới : 1’
	Hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ nên văn biểu cảm, đề văn biểu cảm cũng rất đa dạng về đối tượng biểu cảm và tình cảm thể hiện.Hôm nay chúng ta tìm hiểu :Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG 
8’
Hoạt động 1
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm:
-GV treo bảng phụ (5 đề văn SGK/88)
1. Đề văn biểu cảm
a. Cảm nghĩ về dòng sông
b. Cảm nghĩ về đêm trung thu
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
d. Vui buồn tuổi thơ
e. Loài cây em yêu.
-Gọi HS đọc các đề văn SGK.
- Học sinh quan sát
-HS đọc 
1. Đề văn biểu cảm
a. Cảm nghĩ về dòng sông
b. Cảm nghĩ về đêm trung thu
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
d. Vui buồn tuổi thơ
e. Loài cây em yêu.
? Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. Hãy chỉ ra nội dung đó trong các đề sau:
- Trả lời
-Đề a đối tượng nào cần biểu cảm ?
-Đề b ?Đề c, Đề d, Đề e ???
- Đối tượng biểu cảm : 
dòng sông, đêm trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây.
-> + Đối tượng biểu cảm : 
dòng sông, đêm trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây.
 -Tình cảm biểu hiện các đề ?
- Dòng sông, đêm trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây?
+Tình cảm thể hiện:
-Yêu mến nhớ thương, tự hào dòng sông
-Đêm trăng vui vẻ, đẹp, đáng nhớ
-Nụ cười chia sẻ, động viên, an ủi 
+Tình cảm thể hiện:
-Yêu mến nhớ thương, tự hào dòng sông
-Đêm trăng vui vẻ, đẹp, đáng nhớ
-Nụ cười chia sẻ, động viên, an ủi 
-Các đề trên, về hình thức có gì giống nhau ?Khác nhau ?
*GV chốt: Muốn tìm hiểu đề trong văn biểu cảm phải hiểu được ý nghĩa các từ trong đề bài để xác định nội dung.
-Đề a, b, c giống nhau(Cảm nghĩ )
-đề d, e không có từ “cảm nghĩ “
-Cấu trúc đề:
-Đề a, b, c :Đề nổi
-Đề d, e :Đề chìm
12’
Hoạt động 2
-Có mấy bước tạo lập văn bản ?
-Gọi HS đọc lại đề.
-4 bước :Định hướng 
- HS đọc lại đề.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm:
Đề: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
-Đối tượng biểu cảm ?
- Tình cảm thể hiện:
-Như vậy muốn tìm được các ý này em làm như thế nào?
-nụ cười của mẹ
- Cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
+Lúc còn nhỏ
+Khi lớn lên
+Khi vui hay buồn
+Khi vắng nụ cười của mẹ
+Làm sao giữ được nụ cười của mẹ ?
-Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về đối tượng trong những tình huống nhất định
-Bước 1 :Tìm hiểu đe, tìm ýà (Định hướng )
-Đối tượng biểu cảm :nụ cười của mẹ
- Tình cảm thể hiện:
- Cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
+Lúc còn nhỏ
+Khi lớn lên
+Khi vui hay buồn
+Khi vắng nụ cười của mẹ
+Làm sao giữ được nụ cười của mẹ ?
*GV chuyển ý:
Sau khi xác định đối tượng, t/c thể hiện thì bước 2 là gì ?
-Tìm ý, lập dàn ý
-Bước 2 : Lập dàn ý
-Hãy sắp xếp các ý vừa tìm được thành bố cục hợp lý ?
*GV giới thiệu chung về dàn bài văn biểu cảm để HS biết
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần biểu cảm
- Thân bài: Trình bày cảm nghĩ
- Kết bài: cảm xúc về đối tượng biểu cảm
-HS hoạt động cá nhân 
A.MB:
-Đối tượng biểu cảm :nụ cười của mẹ
- Tình cảm thể hiện:
B.TB:
- Cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
+Lúc còn nhỏ
+Khi lớn lên
+Khi vui hay buồn
+Khi vắng nụ cười của mẹ
+Làm sao giữ được nụ cười của mẹ ?
C. KB:
-Yêu thương, kính trọng mẹ
-Buớc tiếp theo là gì ?
-Diễn đạt ý thành câu, đoạn, bài văn
-Bước 3 :Hành văn
-Bước cuối cùng có cần thiết không ?
- Kiểm tra và sửa chữa, rất cần
-Bước 4 : - Kiểm tra và sửa chữa
*GV đọc một đoạn văn biểu cảm (Bài viết của học sinh)
..Khi mẹ cười, hai bên đôi mắt đã hằn lên những vết chân chim.thế nhung nụ cười rạng rỡ của mẹ đã làm lu mờ tất cả những nếp nhăn trên khuôn mặt của mẹ.Những lúc đó, tôi lại ước sao có thể đem nụ cười của mẹ cất vào trang vở, để mỗi ngày khi học bài; tôi lại được nhín thấy nó, được động viên để ngày càng cố gắng trong học tập
-Em nhận xét gì về t/c thể hiện ? Lời văn như thế nào ?
-HS nhận xét,GV bổ sung.
*GV chốt:Qua các bài tập vừa tìm hiểu, hãy cho biết :
-Đề văn biểu cảm có yêu cầu gì ?
-Các bước làm bài văn biểu cảm ?
–Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm ?
-Lời văn biểu cảm ?
-HS dưa vào ghi nhớ SGK trả lời.
? Gọi HS đọc ghi nhớ sgk
- HS đọc ghi nhớ 
* Ghi nhớ: (SGK/tr 88)
15’
Hoạt động 3
-Gọi HS đọc bài văn SGK.
-Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối tượng nào?
? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề và một đề văn thích hợp.
-HS đọc 
- bộc lộ tình cảm, yêu mến, gắn bó sâu nặng đối với quê hương An Giang
- Nhan đề: cảm nghĩ về quê hương An Giang
- An Giang quê tôi
- Ký ức một miền quê.
- Nơi ấy quê tôi.
-Quê hương tình sâu nghĩa nặng
II. Luyện tập:
Bài1 
a.Bài văn bộc lộ tình cảm, yêu mến, gắn bó sâu nặng đối với quê hương An Giang.
-Hãy nêu dàn ý của bài ?
b.Dàn ý :
-Hoạt động theo nhóm 
1. Mở bài: Giới thiệu tình yêu mến quê hương.
2. Thân bài:Biểu hiện tình cảm yêu mến quê hương.
- Tình yêu quê từ tuổi thơ
- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
c. Kết bài: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành
-Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày .
-Đại diện nhóm lên trình bày
.
-Chỉ ra những phương thức biểu cảm của bài văn ?
- Biểu cảm trực tiếp, cụ thể các câu:
+ Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức
+ Tôi da diết mong gặp lại
+ Tôi thèm được 
+ Tôi tha thiết muốn biết
+ Tôi muốn tìm lại
+ Oâi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp
- Các điệp khúc: tôi yêu, tôi nhớ
2’
Hoạt động 4:Củng cố:
- Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?
-HS nhắc lại kiến thức.
 4.Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo :1’
 Soạn bài :Bánh trôi nước. Đọc thêm :Sau phút chia ly
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 7Tiet 24 Tiet thao giang.doc