Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa (Tiếp)

MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HS nắm vững bản chất khái niệm và công dụng của từ trái nghĩa

-Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa

2. Kĩ năng.

- Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói, viết một cách có hiệu quả.

3.Thái độ: Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa hợp lí, hiệu quả khi nói và viết.

B. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ, Phiếu học tập, bút dạ

HS

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:27/10/2008
NG:31/10/2008
Tiết 39
Từ trái nghĩa
A. Mục Tiêu:
1.Kiến thức:
- HS nắm vững bản chất khái niệm và công dụng của từ trái nghĩa
-Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa
2. Kĩ năng.
- Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói, viết một cách có hiệu quả.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa hợp lí, hiệu quả khi nói và viết.
B. chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, Phiếu học tập, bút dạ
HS
C. phương pháp:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, hoạt động nhóm, thực hành......
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
><
GV: đưa ra từ mẫu
sống 
Chết: Hi sinh
	 Qua đời	 
	 Khuất núi Đồng nghĩa không hoàn toàn
	 Băng hà
	 Chầu ông bà ông vải
III. Nội dung bài mới:
GV cho HS chơi trò chơi “ Hãy làm theo tôi làm, đừng làm theo tôi nói”
GV làm mẫu: Dài – Ngắn, Cao – thấp :ố vào bài mới
Hoạt động của Thầy
Trò
Nội dung
H:Đọc bản dịch thơ: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và bản dịch thơ của Trần Trọng San trong bài: “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
? Em hãy tìm cặp từ trái nghĩa trong bản dịch này?
? Em hãy tìm những cặp từ trái nghĩa trong bản dịch của Trần Trọng San?
?Tương tự em hãy tìm thêm những cặp từ trái nghĩa mà em biết?
? Tìm các từ trái nghĩa với từ già trong các trường hợp: cau già, rau già
? Nhận xét về 2 nhóm từ sau?
a/ Thật, thật thà, trung thực, ngay thẳng.
b/ Giả, giả dối, dối trá, lươn lẹo.
G: các từ trái nghĩa biểu thị những hoạt động, tính chất, sự việc trái ngược nhau, sự trái ngược về nghĩa dựa trên một cơ sở, một tiêu chí nhất định. Trên cơ sở đó từ trái nghĩa nằm ở hai cực đối lập nhau.
? Những cặp từ trái nghĩa các em vừa tìm được dựa trên cơ sở, tiêu chí nào?
? Một từ nhiều nghĩa thì từ trái nghĩa với nó có đặc điểm gì?
? Qua các ví dụ trên em hiểu thế nào là từ trái nghĩa?
G: chốt lại; 
? Trong bài thơ dịch trên việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?
GV đưa ví dụ:
Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí,
Sống, chẳng cúi đầu; chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng,
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo
? Kể tên các thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của nó?
? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì trong việc học môn Ngữ văn, trong giao tiếp hành ngày, sáng tác thơ văn?
- Trong học văn giúp hiểu nghĩa của từ, giải nghĩa của từ.
VD: Dũng cảmà trái nghĩa với hèn nhát
- Trong thơ văn khai thác triệt để tác dụng của từ trái nghĩa như một trò chơi ngôn ngữ độc đáo, thú vị.
Cặp từ: Chìm – nổi;
1. Hát cho bong bóng thì chìm
 Đá xanh thì nổi, gỗ lim lập lờ.
 ( Ca dao )
2.Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh
 ( Tục ngữ )
3. Vì ai rụng cải rơi kim,
 Vì ai bèo nổi mây chìm, vì ai?
 ( Nguyễn Du )
4.đường quê bước nổi bước chìm
 Lắm khi nỗi nhớ im lìm đèn trong
 ( Phạm Trọng Thanh )
5.Thậtđau xót kiếp người chìm nổi
 Hoà bình rồi, cha mẹ đã đi xa
 ( Nguyễn Trọng Trung )
6. Bảy nổi ba chìm với nước non.
 ( Hồ Xuân Hương )
? Nêu tác dụng của từ trái nghĩa?
GV cho HS hoạt động nhóm
GV cho HS xem lại các bài: Sau phút chia li, các bài ca dao dân ca đã học xác định các cặp từ trái nghĩa được sử dụng.
H: quan sát , theo dõi.
H: Ngẩng – cúiàtrái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên xuống
H: Trẻ – giàà trái nghĩa về tuổi tác
đi – lạià trái nghĩa về sự di chuyển rời hay quay về nơi xuất phát.
- Già: Rau già > < non
 - cau già > < non
 VD: Lành: 
- Các từ trong nhóm A là từ đồng nghĩa
- Các từ trong nhóm B là từ đồng nghĩa.
- Cả nhóm A-B trái nghĩa với nhau.
- Từng từ trong nhóm A trái nghĩa với từng từ trong nhóm B theo cặp. Và ngược lại
- Mỗi từ trong nhóm A có thể trái nghĩa với tất cả các từ trong nhóm B.
H đọc phần ghi nhớ
H: Tạo sự đối lập, các hình tượng tương phản... à gây ấn tượng mạnh.
- Bảy nổi ba chìm
- Trống đánh xuôi, kèn thỏi ngược
H: - Ba chìm bảy nổi
- Đầu xuôi đuôi lọt.
- Lên voi xuống chó.
Đọc to, rõ mục ghi nhớ.
Nhóm 1: Bài 1
Nhóm 2: Bài 2
Nhóm 3: Bài 3
Nhóm 4: Bài 3
Đại diện nhóm lên bảng trình bày
HS xác định và trả lời
A. Lí thuyết:
I. Thế nào là từ trái nghĩa:
1. Ngữ liệu: (SGK)
2. phân tích:
3. Nhận xét:
Ngẩng – cúi
- Đi – lại
- Trẻ – già
" Từ trái nghĩa.
- Già: Rau già > < non
 - cau già > < non
" Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ: SGK
II. Sử dụng từ trái nghĩa:
 - Sử dụng trong thể đối " tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh.... 
* Ghi nhớ: SGK
B. Luyện tập:
Bài tập 1:
+ Lành – Rách
+ Giàu – nghèo.
+ Ngắn – dài.
+ Sáng – tối.
+ Đêm – ngày
Bài tập 2:
- Tươi – ươn.
- Tươi – héo.
- Yếu – khoẻ; yếu – giỏi.
- Xấu - đẹp; xấu – tốt.
Bài tập 3.
- chân cứng đá mềm.
- có đi có lại.
- Gần nhà xa ngõ
- Mắt nhắm, mắt mở.
- Chạy sấp chạy ngửa
- vô thưởng vô phạt.
- Bên trọng bên khinh
- Buổi đực buổi cái
- Bước thấp bước cao
- Chân ướt chân ráo
IV. Củng cố:
G: Hệ thống lại nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ.
? Thế nào là từ trái nghĩa? Dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK. Hoàn thành các bài tập còn lại, 
- Chuẩn bị kĩ đề tập làm văn để giờ sau luyện nói.
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT39.doc