Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Tiết 1)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và từ sự trong thơ trữ tình.

- Bước đầu thấy được đặc điểm cảu bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

2. Kĩ năng:

- Luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích bản dịch thơ trữ tình-tự sự.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 2/11/2008 
NG: 4/11/2008
Tiết: 41
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
( Mao ốc vị thu phong sở phá ca )
- Đỗ Phủ –
(Khương Hữu Dụng- dịch)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và từ sự trong thơ trữ tình.
- Bước đầu thấy được đặc điểm cảu bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
2. Kĩ năng:
- Luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích bản dịch thơ trữ tình-tự sự.
3. Thái độ: Có thái độ thông cảm với những mất mát, tình cảnh khốn khổ của kẻ sĩ nghèo trong xã hội cũ.
B. Chuẩn bị:
GV: Tài liệu tham khảo về nhà thơ Đỗ Phủ, máy chiếu, bảng phụ.
HS: Vở soạn, tài liệu tham khảo, bút dạ
C. phương pháp:
- Phương pháp vấn đáp, hợp tác nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê và nêu nội dung chính được thể hiện qua văn bản và nghệ thuật được thể hiện ở 2 câu đầu?
III. Bài mới:
G: Lí Bạch, Đỗ phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lơn nhất của Trung Hoa đời Đường. Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại - ông tiên làm thơ (thi tiên) thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại – Thi sử thi thánh - ông thánh làm thơ. cuộc đời long đong, khốn khổ, chết vì nghèo, bệnh, Đỗ Phủ đã để lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) là một bài thơ như thế.
Hoạt động của Thầy 
Trò
Nội dung
? Nêu một vài nét khái quát về tác giả?
G: bổ sung: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại, được mệnh danh là “Thi sử thi thánh” (Ông thanh làm thơ). cuộc đời long đong, khốn khổ, chết vì nghèo đói, bệnh tật.
? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Yêu cầu đọc bài thơ.
- Giọng vừa kể, vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc buồn bã, bất lực, cay đắng của nhà thơ trong 3 khổ đầu; giọng tươi sáng, phấn khởi chấn hơn khổ thơ cuối.
G: đọc mẫu toàn bài đến H đọc.
Hướng dẫn H tìm hiểu những từ khó.
? Dựa vào chú thích, hãy giải thích tại sao văn bản có tên: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá?
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung các phần?
? Em có nhận xét gì về số câu ở mỗi phần?
? Hãy xác định phương thức biểu đạt của mỗi phần?
? Trong 4 phần đó phần nào phản ánh nỗi khổ của người nghèo trong hoạn nạn?
? Phần nào ước vọng của tác giả?
? Nhà của ĐP bị phá trong hoàn cảnh thời tiết ntn?
? Một căn nhà không chống chọi nổi với gió thu, thì đó là một căn nhà ntn? Của một chủ nhân ntn?
? Tìm chi tiết miêu tả hình ảnh nhà tranh bị pha?
? Qua tất cả những chi tiết đó gợi lên một cảnh tượng ntn?
? Hình dung của em về tâm trạng của chủ nhân ngôi nhà đang bị phá lúc này?
G: Đã bao năm bôn ba xuôi ngược, chạy loạn, mưu sinh, mãi gần đó, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và người thân, Đỗ Phủ mới dựng đựơc một ngôi nhà tranh nho nhỏ ở phía tây Thành Đô. Vậy mà, giờ đây, ông trời lại không tha cho người áo vải này.
? Trong khi các mảnh tranh của nhà ĐP bị gió cuốn đi, cảnh cướp giật đã diễn ra ntn? Tìm chi tiết miêu tả?
G: Trong mưa gió, trẻ con tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhà ....
? Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống xã hội thời ĐP ntn?
? Em hình dung về một con người ntn?
? Theo em nỗi ấm ức trong lòng ông lão lúc này là gì?( HS Khá)
G: đây là nỗi ấm ức của nhà thơ ĐP – người có trái tim nhân đạo lớn.
? Lời thơ: “Giây lát, gió lặng, mây tối mực. Trời thu mịt mịt đêm đen đặc” tạo ra một không gian ntn?
? Các chi tiết đó còn gợi liên tưởng về hiện trạng của xã hội cũ ntn?
? Hai câu thơ:
” Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt
Con nằm xấu nết đạp lót nát”
Cảnh tượng trên gợi cho em hình dung về cuộc sống của gia đình ĐP ntn?
? Em hiểu ntn về câu hỏi của tác giả trong lời thơ” Đêm dài ướt át sao cho trót”?
G: Đêm đến, mưa thu dầm dề, sìu sụt, dai dẳng kéo dài suốt đêm. nhà dột lung tung khác chi ở ngoài trời. Chăn, mền cũ, bị mấy đứa con nhỏ lạnh quẫy đạp rách...mãi chưa sáng, mưa không tạnh...ông trằn trọc suốt đêm trong mệt nhọc, đói, lo lắng, buồn rầu, thương con, thương mình....ngồi đếm trống canh chờ trời sáng.
? ý nghĩa của câu hỏi này là gì? Nhằm phê phán điều gì?
G: Nỗi khổ về vật chất và tinh thần của ĐP cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động, của các nhà nho, trí thức TQ đời trung Đường vì chiến tranh, loạn lạc” Bài ca...” là một trong những chứng tích lịch sử bằng thơ ghi lại điều đó một cách chân thực, cụ thể.
? Ngôi nhà trong mộng của ĐP là một ngôi nhà ntn?
? Mục đích ước có nhà to, vững chắc của nhà thơ là gì?
? Vì sao ĐP ước cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ?
( Kẻ sĩ: người nghèo, có tài đức)
? Từ ước vọng đó của nhà thơ, Em thấy thực trạng xh thời đó ntn?
? Có gì đặc biệt trong cách thể hiện lời thơ này?
? ước vọng tha thiết này cho em hiểu gì về nhà thơ ĐP?
G: Là một ước vọng đẹp đẽ cao cả nhưng nhà thơ lại mở đầu bằng hai tiếng “than ôi!” vì ông không tin vào ước vọng ấy có thể thành hiện thực trong xã hội bế tắc và bất công lúc đó.
- Đó là một ước vọng cao cả nhưng cũng thật chua xót.
? Theo em tiếng than của ĐP còn mang ý nghĩa gì? Phê phán điều gì?
? Những nội dung sâu sắc nào được phản ánh và biểu hiện trong văn bản này?
? Điều cao cả nhất trong tình cảm nhân đạo của ĐP ở đây là gì?
? Phương thức biểu đạt chính nào đã được sử dụng trong bài thơ?
.
H: Hướng dẫn H luyện tập
H: Nêu theo phần chú thích SGK.
1 học sinh đọc
H: Tác giả là 1 viên quan nghèo, khi từ quan, ông được bạn be và người thângiúp dựng 1 ngôi nhà tranh. Được mấy tháng, căn nhà bị gió mưa phá nát. Tên bài thơ gắn với sự việc có thật đó
H: 4 Phần: ( Tương ứng với mỗi khổ là một phần).
+ Phần 1: Cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
+ Phần 2: Kể việc trẻ con “ cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre”.
+ Phần 3: Nỗi khổ của gia đình ĐP trong đêm mưa.
+ Phần 4: ước mơ cao cả của nhà thơ.
H: Có phần nhiều phần ít, phần cuối số chữ trong câu nhiều hơn các câu khác trong bài.
H: P1: miêu tả; P2: tự sự + Biểu cảm
P3: Miêu tả + Biểu cảm; P4: Biểu cảm.
H: P1+2+3.
H: Phần 4
H: đọc khổ thơ 1.
H: Tháng tám thu cao gió thét già.
H:- Nhà đơn sơ, không chắc chắn.
 - chủ nhà là người nghèo khổ.
H: Mảnh tranh lợp nhà bị gió đánh tốc đi.
“ Tranh bay.....mương sa”.
H: - Tan tác, tiêu điều.
H: Lo lắng, tiếc nuối, và bất lực.
H: đọc khổ 2.
H: Trẻ con trong làng xô nhau cướp từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhà.
" Cuộc sống nghèo khó, đáng thương.
“ Môi khô miệng đắng gào chẳng được
Quay về chống gậy lòng ấm ức”
H: Là nỗi cay đắng cho thân phận nghèo khổ của mình và của những người nghèo như mình
- là nỗi xót xa cho những đời nghèo khó bất lực trong thiên hạ.
H: đọc khổ 3:
H: - Đêm tối và lạnh lẽo
H: Một thực trạng xã hội đen tối, bế tắc, đói khổ.
H: - nghèo khổ, không lối thoát.
H: Đêm nhà dột nát không ngủ, tác giả mong cho đêm nay chóng hết. Tác giả tự hỏi nỗi khổ đêm nay có phải là nỗi khổ cuối cùng của gia đình mình.
H:- Phản ánh nỗi khổ cực của ĐP.
 -Phê phán thực trạng bế tắc của xã hội đương thời.
- Mong cho xã hội thay đổi.
H: đọc phần còn lại.
H: để che cho những kẻ sĩ người nghèo trong thiên hạ, đem lại niềm vui cho họ...
H: Vì kẻ sĩ có tài đức mà phải chịu nghèo khổ. ĐP cũng là người như vậy nên ông thấu hiểu hoàn cảnh của họ.
H: “ Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”
H: Dùng thán từ
- Lời nói biểu cảm, trực tiếp bộc bạch
H: Là nhà thơ có tấm lòng nhân đạo cao cả, có thể quên đi nỗi cơ cực của bản thân để hướng tới nỗi cực khổ của đồng loại.
" Phê phán thực trạng xã hội phong kiến bế tắc, bất công.
H: Phán ánh nỗi thống khổ của kẻ sĩ nghèo trong xã hội cũ.
- Biểu hiện khát vọng nhân đạo cao cả của nhà thơ ĐP.
H: Lòng vị tha, biểu hiện ở tinh thần vượt lên nỗi khổ của bản thân mà nghĩ cho hạnh phúc muôn đời.
H: - Kết hợp biểu cảm với miêu tả, từ sự
H: đọc ghi nhớ SGK
I. Tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
- Đỗ Phủ ( 712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, quê ở tỉnh Hà Nam.
Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại, được mệnh danh là “Thi sử thi thánh
2. Tác phẩm:
- Sáng tác: 760.
3. Đọc-Tìm hiểu chú thích.
3. Thể loại.
4. Bố cục.
4 phần:
III. Phân tích:
1. Nỗi thống khổ của người nghèo trong hoạn nạn.
a. Cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
- Nhà đơn sơ, không chắc chắn.
- chủ nhà là người nghèo khổ.
" Tan tác, tiêu điều.
aLo lắng, tiếc nuối và bất lực
b. Cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá.
“Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật
Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre.
" Cuộc sống nghèo khó, đáng thương.
- Già yếu, đáng thương.
Môi khô miệng đắng gào chẳng được"Quay về chống gậy lòng ấm ức”
c.Cảnh đêm trong nhà tranh bị phá.
- Đêm tối và lạnh lẽo
" nghèo khổ, không lối thoát.
2. ước vọng của tác giả
- Có ngôi nhà Rất rộng, vững chắc
“rộng muôn ngàn gian, gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn”
- XH đói khổ, bất công
- Dùng thán từ (Than ôi!)
" Phê phán thực trạng xã hội phong kiến bế tắc, bất công.
III. Tổng kết:
1. Nội dung
- Phán ánh nỗi thống khổ của kẻ sĩ nghèo trong xã hội cũ.
- Biểu hiện khát vọng nhân đạo cao cả của nhà thơ ĐP.
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp biểu cảm với miêu tả, từ sự
3. Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập:
IV. Củng cố:
G: treo bảng phụ (BT trắc nghiệm)
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, tìm hiểu kĩ lại nội dung và NT của bài thơ.
- Đọc kĩ và thuộc lòng các văn bản đã học, các chú thích, ghi nhớ. Trả lời câu hỏi mục đọc hiểu văn bản.
- Giờ sau kiểm tra 1 tiết văn.
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT41.doc