Văn bản nghị luận

Văn bản nghị luận

1) Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là của ai? Thể loại gì? (1đ)

Đáp án: Hồ Chí Minh – nghị luận chứng minh.

2) Bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là của ai? Thể loại gì? (1đ)

Đáp án: Đặng Thai Mai – nghị luận chứng minh.

3) Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là của ai? Thể loại gì? (1đ)

Đáp án: Phạm Văn Đồng – nghị luận giải thích.

5) Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có mấy phần? (1đ)

Đáp án: Có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

6) Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” có mấy phần? (1đ)

Đáp án: Có 2 phần: Mở bài, thân bài.

7) Nêu luận điểm chính của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (1đ)

Đáp án: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.

8) Nêu luận điểm chính của bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” (1đ)

Đáp án: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. TÁI HIỆN
1) Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là của ai? Thể loại gì? (1đ)
Đáp án: Hồ Chí Minh – nghị luận chứng minh.
2) Bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là của ai? Thể loại gì? (1đ)
Đáp án: Đặng Thai Mai – nghị luận chứng minh.
3) Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là của ai? Thể loại gì? (1đ)
Đáp án: Phạm Văn Đồng – nghị luận giải thích.
5) Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có mấy phần? (1đ)
Đáp án: Có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
6) Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” có mấy phần? (1đ)
Đáp án: Có 2 phần: Mở bài, thân bài.
7) Nêu luận điểm chính của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (1đ)
Đáp án: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
8) Nêu luận điểm chính của bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” (1đ)
Đáp án: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
II. ĐƠN GIẢN
1) Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”cho ta biết được điều gì? (2đ)
Đáp án: 
	- Bài văn làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.”
	- Bài văn dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục, mẫu mực về lập luận bố cục và dẫn chứng của thể văn nghị luận.
2) Bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”cho ta biết được điều gì? (2đ)
Đáp án:
	- Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triễn lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
	- Bố cục mạch lạc, lý lẽ chứng cứ chặt chẽ, toàn diện.
3) Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”cho ta biết được điều gì?(2đ)
Đáp án:
	-Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
	- Dẫn chứng cụ thể và nhận xét sâu sắc, xác thực, lời văn giàu cảm xúc.
4) Bài “Ý nghĩa văn chương”cho ta biết được điều gì?(2đ)
Đáp án: 
	- Bài văn Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẳn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
	- Vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
III. TỔNG HỢP
1) Trong bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã lựa chọn và trình bày dẫn chứng như thế nào? Theo trình tự nào? (2đ)
Đáp án:
	- Lựa chọn và trình bày dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, giàu sức thuyết phục.
	- Theo trình tự thời gian (trước- sau, xưa- nay).
2) Tìm hai câu văn có dùng phép so sánh trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? Nêu tác dụng? (2đ)
Đáp án:
	- Mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước àđể gợi rõ sức mạnh của tình yêu nước.
	- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý àđề cao giá trị của tinh thần yêu nước.
3) Hãy cho biết “Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” như thế nào? (2đ)
Đáp án:
	- Tiếng Việt hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.
	- Tiếng Việt tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
	- Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng tình cảm của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà.
4) Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu nhất của văn chương là gì? Quan niệm đó đúng chưa? (2đ)
Đáp án:
	- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài
	- Rất đúng nhưng vẫn có các quan niệm khác bổ sung cho nhau: văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.
5) Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao? (2đ)
 	- Nghị luận chính trị - xã hội.
	- Nghị luận văn chương.
Đáp án: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận văn chương vì nội dung nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.
6) Em hãy nêu ra dẫn chứng sinh động về sự giàu chất nhạc của Tiếng Việt? (2đ)
Đáp án: Câu ca dao “Trong đầm.mùi bùn.”
 Hoặc một đoạn thơ 
 “ Chú bé loắt choắt
 Cái đầu nghênh nghênh.”
7) Theo em, trong các phẩm chất đẹp và hay của Tiếng Việt mà tác giả phân tích, phẩm chất nào thuộc hình thức, phẩm chất nào thuộc nội dung? Quan hệ giữa hay và đẹp như thế nào? (2đ)
Đáp án:
	- Tiếng Việt đẹp thuộc phẩm chất hình thức.
	- Tiếng Việt hay thuộc phẩm chất nội dung.
	- Có quan hệ gắn bó.
IV. SUY LUẬN
1) Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” điểm đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt là gì? (1đ)
Đáp án: Có hai điểm nổi bật về cách diễn đạt: sử dụng hình ảnh so sánh và dùng lối liệt kê với mô hình liên kết “từđến”.
2) Hãy nêu một bài thơ hoặc một câu nói nào của Bác để chứng minh đức tính giản dị của Bác? (1đ)
Đáp án: 
	- Không có gì quý hơn độc lập tự do.
	- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
3) Qua bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ta học được gì ở Bác? (1đ)
Đáp án:
	- Về đức tính giản dị, khiêm tốn.
	- Lòng yêu nước, thương dân.
4) Qua bài “Ý nghĩa văn chương” có thể nhận thấy thái độ và tình cảm của Hoài Thanh đối với văn chương bộc lộ như thế nào? (1đ)
Đáp án:
	- Am hiểu văn chương.
	- Có quan điểm rõ ràng, xác đáng về văn chương.
	- Trân trọng, đề cao văn chương.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan ban nghi luan.doc