Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 43: Từ đồng âm (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 43: Từ đồng âm (tiết 1)

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Em hãy cho biết các phương thức biểu đạt trong bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ?

 Thông qua các phương thức đó, nhà thơ đã thể hiện điều gì?

II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp hs :

• Hiểu được thế nào là từ đồng âm?.

• Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.

• Có thái độ cẩn thận khi sữ dụng, tránh gây nhằm lẫn hoặc khó hiểu do sử dụng lối nói nước đôi.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 43: Từ đồng âm (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 10 / 2009
Ngày dạy: 23/ 11 /2009
TỪ ĐỒNG ÂM
Tiết: 43
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Em hãy cho biết các phương thức biểu đạt trong bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ?
Thông qua các phương thức đó, nhà thơ đã thể hiện điều gì?
II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs :
Hiểu được thế nào là từ đồng âm?.
Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
Có thái độ cẩn thận khi sữ dụng, tránh gây nhằm lẫn hoặc khó hiểu do sử dụng lối nói nước đôi.
 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giới thiệu bài: 
Nếu các em đã được học về từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau, thì hôm nay, các em sẽ được biết thêm một loại từ mà nghĩa của nó khác xa nhau nhưng lại phát âm giống nhau. Vậy loại từ đó là gì? Nhờ vào đâu mà ta có thể xác định nghĩa của nó? bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những đó qua tiết học 43 này.
 b. Tiến trình tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: hướng dẫn hs hình thành khái niệm.
Gv cho hs quan sát các bài tập1/a ở sgk trên máy chiếu ( ) 
Gọi hs đọc – xác định yêu cầu.
Gv hỏi – hs trả lời :
+ Em có nhận xét gì về cấu tạo và âm thanh của hai từ trên?
+ Em hãy giải thích nghĩa của từ “ lồng 1” và “lồng 2”?
+ Em có nhận xét gì nghĩa của hai từ trên?
-> những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không có liên quan gì với nhau là từ đồng âm.
Vậy thế nào là từ đồng âm?
Gọi hs tìm thêm các ví dụ.
( gv trình chiếu khái niệm)
Gv cho hs quan sát các bài tập 1/b ở sgk trên máy chiếu ( ) 
Gv chuyển ý.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu cách sử dụng từ đồng âm.
Cho hs quan sát lại vd. (máy chiếu)
 + Dựa vào đâu mà em hiểu được nghĩa của nó như vậy?
Gv cho hs quan sát ví dụ: “Đem cá về kho” (máy chiếu)
Theo em, từ “ kho” có thể hiểu mấy nghĩa? Em hãy nêu cụ thể từng nghĩa?
Để câu trở thành đơn nghĩa, dễ hiểu thì em có thể thêm vào câu những từ nào?
Do đâu mà câu “ Đem cá về kho” được hiểu theo hai nghĩa như vậy?
Em hãy cho biết tác hại của việc dùng từ với nghĩa nước đôi?
Từ vd trên, em rút ra được điều gì khi dùng từ? (gv trình chiếu cách dùng từ đồng âm.
Gv liên hệ thực tế.
Hoạt động 3: củng cố.
Gv hướng dẫn hs hệ thống lại những kiến thức vừa học bằng trò chơi “Ô số may mắn”
Gv chuyển ý:
 Hoạt động 4: Gv hướng dẫn hs làm phần luyện tập ở sgk.
Bài 1: Hướng dẫn hs làm vài từ, còn lại về nhà làm tiếp. (máy chiếu)
Bài 2: gọi hs giải cá nhân . gv nhận xét, đánh giá.
Bài tập 3: hs giải trên bảng đen. gv nhận xét, đánh giá. (đáp án máy chiếu)
Bài tập 4: hs giải – gv nhận xét, đánh giá.
Gv liên hệ thực tế về cách dùng từ trong giao tiếp sao cho phù hợp, tránh gây khó hiểu, nhằm lẫn.
Thế nào từ đồng âm?:
Khái niệm: từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không có liên quan gì với nhau.
 Vd: Ruồi đậu mâm xôi đậu.
 ĐT DT
Cách sử dụng từ đồng âm:
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: 
Thu: mùa thu – thu tiền; 
Ba: ba mẹ - ba đồng;
Tranh: bức tranh – tranh đua;
Bài 2: 
Các nghĩa khác nhau với danh từ “cổ”: cổ tay, cổ chân, cổ áo, ...-> nghĩa có liên quan: cùng chung nét nghĩa chỉ bộ phận nhỏ nằm phần trên.
Từ đồng âm với danh từ “cổ” là “cổ” ( tính từ) : cổ tích, cổ thụ, ...
Bài 3: đặt câu với các cặp từ đồng âm.
Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc.
Con sâu bò sâu vào trong hang.
Năm nay, em lên lớp năm.
Bài 4: 
Anh chàng đã dùng hiện tượng đồng âm “vạc” (nồi) với từ “vạc” (con cò) để không trả vạc cho anh hàng xóm.
Nếu em là viên quan thì em sẽ xử: vạc của anh mượn là vạc làm bằng kim loại đồng mà, đâu phải anh mượn con vạc đâu mà anh trả cò.
DẶN DÒ: 
Học thuộc nội dung bài học.
Soạn bài kế tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu dong am.doc