Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng giêng ( nguyên tiêu ) (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng giêng ( nguyên tiêu ) (Tiếp)

. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Sơ giản về tc giả Hồ Chí Minh.

- Tình yu thin nhin gắn liền với tình cảm cch mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

- Tm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ ti hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngơn ngữ v hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

 2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lnh tụ Hồ Chí Minh.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng giêng ( nguyên tiêu ) (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢNH KHUYA
RẰM THÁNG GIÊNG
 ( Nguyên tiêu )
Tiết: 45 
Ngày dạy:02/11/2011 
 Hồ Chí Minh
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngơn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. 
 2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngơn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng. 
 3. Thái độ:
 - Giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: tình yêu thiên nhiên, đất nước, phong thái ung dung, bình tĩnh, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, SGK.
 Học sinh: Bài soạn, vở bài tập , SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP
 Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo, vấn đáp
 So sánh đối chiếu, giảng bình, nên vấn đề, hợp tác nhĩm .
IV. TIẾN TRÌNH
 1. Ổn định tổ chức: 
 Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra tập bài soạn của học sinh
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài:
 Học qua phần thơ trung đại Việt Nam và thơ Đường của Trung Quốc em hiểu thế nào về thơ thất ngôn tứ tuyệt ? ( Thơ tứ tuyệt mỗi bài thơ gồm có bốn câu mỗi câu bảy chữ, tiếng cuối của các câu 1,2, 4 hoặc câu 2, 4 có cùng vần ) . Hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh tuy là thơ hiện đại nhưng rất đậm màu sắc cổ điển, từ thể thơ đến hình ảnh, tứ thơ và ngôn ngữ. Từ sự đối sánh với các tác phẩm thơ cổ lại thấy được cái mới mang tính hiện đại của hai bài thơ. Màu sắc cổ điển mà hiện đại cũng chính là đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu chú thích.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc: 
 + Cảnh khuya chú ý nhịp: 
 Câu 1: 3/4 
 Câu 2,3: 4/3 
 Câu 4: 2/5 
 Nhấn mạnh điệp ngữ: chưa ngủ. 
 + Rằm tháng giêng: 
 Bản phiên âm: 4/3, 2/2/3. 
 Giọng chậm rãi, thanh thản, sâu lắng. 
 Giáo viên đọc mẫu. 
 Gọi học sinh đọc. 
 - Nhận xét, uốn nắn, sửa chữa, bổ sung. 
 - Học sinh đọc chú thích (*) 
¬ Tác giả của 2 bài thơ là ai? 
 Ø Hồ Chí Minh 
¬ Nêu đôi nét về tác giả? 
 Ø Hồ Chí Minh (1890 -1969) là anh hùng giải phĩng dân tộc, danh nhân văn hố thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam.
 Thơ ca chiếm vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Ở những sáng tác theo thể loại này, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên với tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ cao đẹp.
 ¬ Hoàn cảnh sáng tác? 
 Ø Đây là những bài thơ ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc ( năm 1947, 1948 ) 
 ¬ Hai bài thơ được viết theo thể thơ gì? 
 ¬ So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ của bài “ Nguyên tiêu” có gì khác nhau?
 Ø Bản dịch: thơ lục bát 
 Có thêm những từ lồng lộng, bát ngát, ngân
 Một số từ không được dịch: kim dạ , chính viên, xuân thuỷ, yên ba, thâm xứ
 Giải nghĩa từ: SGK
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
 - Học sinh đọc lại văn bản Cảnh khuya. 
 ¬ Tìm bố cục của bài thơ? 
 Ø+ Phần 1: Hai câu thơ đầu. 
Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng. 
 + Phần 2: Hai câu thơ cuối. 
Tâm trạng của tác giả.
 Học sinh đọc lại hai câu thơ đầu. 
 ¬ Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả âm thanh gì? 
 Ø Tiếng suối
 ¬ Để miêu tả tiếng suối tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? 
 Ø So sánh: tiếng suối – tiếng hát
 ¬ Hãy nêu tác dụng của phép so sánh đó?
 ØLàm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sức sống, trẻ trung
 Học sinh đọc câu 2 . 
 ¬ Vẻ đẹp của câu thơ thứ 2 là vẻ đẹp gì? 
 Ø Cảnh trăng rừng, cảnh cây cổ thụ 
 ¬ Để miêu tả vẻ đẹp cảnh trăng rừng tác giả đã miêu tả bằng nghệ thuật gì?
 Ø Điệp từ “ lồng”
 ¬ Dùng điệp từ “ lồng” có tác dụng gì? 
 Ø Làm cho bức tranh đêm trăng rừng nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng, in hình trên mặt đất thành những hình bông hoa như thêu dệt. 
 Gọi học sinh đọc hai câu cuối. 
 ¬ Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 
 Ø Không ngủ được 
 ¬ Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào trong hai câu thơ cuối? 
 Ø chưa ngủ 
¬ Từ “ chưa ngủ” được dùng qua biện pháp tu từ gì?
 Ø Điệp ngữ: chưa ngủ
 ¬ Hãy cho biết vì sao nhà thơ không ngủ được? 
 Ø Vì Bác say mê trước vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên và nỗi lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước. 
 ¬ Qua việc tìm hiểu bài thơ Cảnh khuya cho ta thấy Bác Hồ là người như thế nào? 
 Ø Bác Hồ là người có sự hoà hợp thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ. 
¬ Nghệ thuật bài thơ cĩ gì đặt sắc?
¬ Bài thơ thể hiện đặc điểm gì nổi bật trong thơ Hồ Chí Minh?
Gọi học sinh đọc bài thơ Rằm tháng giêng. 
 Hợp tác nhĩm 4 phút 
 Nhĩm 1, 2: hai câu thơ đầu
 Nhĩm 3, 4: hai câu thơ cuối.
 ¬ Hình ảnh không gian trong hai câu thơ đầu được tác giả miêu tả như thế nào? 
 Ø Lồng lộng trăng soi gợi lên không gian cao rộng, bát ngát đầy ánh sáng rực rỡ
 ¬ Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ? 
 Ø Điệp từ “ xuân”
 ¬ Điệp từ “ xuân” đã gợi lên vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào? 
 Ø Tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như tràn lên cảnh vật 
¬ Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh đêm trăng rằm tháng giêng như thế nào? 
 Học sinh đọc hai câu thơ cuối.
 ¬ Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp, giữa khơng gian cao,rộng, bát ngát tràn đầy ánh trăng Bác Hồ cùng với các lãnh đạo đang làm gì?
 Ø Bàn việc quân.
 Giáo viên chốt ý: Mặc dù lo nghĩ việc nước ngày đêm không ngủ nhưng tâm hồn của Bác vẫn không quên rung cảm trưởc cảnh thiên nhiên tươi đẹp. 
 Phong thái ung dung lạc quan được thể hiện ở chỗ hình ảnh con thuyền sau lúc bàn bạc việc quân bước đi phơi phới chở đầy ánh trăng. 
 ¬ Hai câu thơ cuối thể hiện điều gì? 
 ¬ Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
 Ø Giọng thơ vừa cổ điển vừa hiện đại.
 ¬ Nêu ý nghĩa của bài thơ.
 Bảng phụ: ghi câu hỏi. 
 Hợp tác nhóm 2 phút. 
 ¬ Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp như thế nào? 
 Ø Một bài tả cảnh trăng rừng lồng vào rừng cây, hoa lá tạo bức tranh nhiều tầng, nhiều đường nét; Một bài tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước có không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân.
¬ Cảm nhận chung của em về hai bài thơ? 
 Qua việc phân tích , giáo viên chốt ý.
 Học sinh đọc ghi nhớ.
 * Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
 Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. 
 Học sinh đọc bài tập 2. 
 Nêu yêu cầu bài tập. 
 Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh về nhà làm. 
 Tìm đọc hoặc chép lại một số bài thơ , câu thơ của Bác Hồ viết về cảnh trăng hoặc thiên nhiên.
 Học sinh đọc.
 Gọi học sinh nhận xét và sửa chữa.
 Giáo viên nhận xét ghi bảng.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc:
 2. Chú thích: 
 a. Tác giả: 
 Hồ Chí Minh (1890-1969) là lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hoá thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam.
 b. Tác phẩm:
 - Hai bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. 
 - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
 c. Giải nghĩa từ: SGK
II.Đọc - tìm hiểu văn bản :
 A. Cảnh khuya
 1. Hai câu thơ đầu: Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng.
 - Âm thanh: tiếng suối trong như tiếng hát 
 à Làm cho tiếng suối gần gũi với con người.
 - Hình ảnh: ánh trăng lồng cổ thụ, bĩng lồng hoa.
 à Vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét hình khối. 
 ð Cảnh núi rừng trong đêm trăng sống động, lung linh, huyền ảo đa dạng với hai mảng màu sáng, tối.
 2. Hai câu cuối: Con người tác giả.
 - Bác là một người tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng rừng bằng cả tâm hồn, đồng thời vẫn canh cánh bên lịng nỗi niềm lo cho nước cho cách mạng.
 ð Sự hoà hợp thống nhất trong con người Bác, con người thi sĩ và chiến sĩ. 
 3. Nghệ thuật:
 - Viết theo thể thơ thất ngơn tứ tuyệt Đường luật.
 - Cĩ nhiều hình ảnh thơ lung linh kì ảo.
 - Sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp từ cĩ tác dụng miêu tả chân thật âm thanh hình ảnh trong rừng đêm.
 - Sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1, 
 4. Ý nghĩa:
 Bài thơ thể hiện đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: Sự gắn bĩ hồ hợp giữa thiên nhiên và con người.
B. Rằm tháng giêng
 1. Cảnh đêm trăng rằm tháng giêng.
 - Cảnh bầu trời, dịng sơng hiện lên lồng lộng, sáng tỏ, tràn ngập ánh trăng đêm rằm tháng giêng. 
 - Sắc xuân hồ quyện trong từng sự vật, trong dịng nước, trong màu trời. 
 à Không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng, sắc xuân và sức sống. 
 2. Hiện thực về cuộc kháng chiến chống Pháp.
 - Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng Nhà nước ta “ bàn việc quân” tại chiến khu Việt Bắc.
 à Giữa người và cảnh cĩ sự hồ hợp gắn bĩ nhau.
 3. Nghệ thuật:
- Bài thơ viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngơn tứ tuyệt.
- Sử dụng điệp từ cĩ hiệu quả.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình gợi cảm.
4. Ý nghĩa:
 - Bài thơ tốt lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cịn nhiều gian khổ.
 * Ghi nhớ: SGK/143.
III. Luyện tập:
 Bài 1: Đọc thuộc lòng hai bài thơ
 Bài 2: 
 Những bài thơ của Bác viết về trăng:
 Tin thắng trận
 Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
 Chuông lầu chợt tĩnh giấc thu
 Ấy tin thắng trận liên khu báo về.
 Trong tù không rượu cũng không hoa
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 4. Củng cố và luyện tập:
- Cho học sinh thi đua đọc diễn cảm bài thơ. 
 Nhận xét. 
 - Bài nguyên tiêu ( phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc? 
 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ SGK/143.
 - Học thuộc 2 bài thơ. Học 5 từ Hán Việt sử dụng trong bài thơ Nguyên tiêu.
 - Tập so sánh sự khác nhau về thể loại giữa nguyên tác và bản dịch thơ bài Nguyên tiêu.
 - Chuẩn bị: Tiếng gà trưa
 + Đọc kĩ văn bản 
 + Tìm hiểu chú thích 
 + Tiếng gà trưa – cảm xúc của người chiến sĩ
 + Tiếng gà trưa – kỉ niệm tuổi thơ
 + Suy nghĩ của người chiến sĩ
V. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung:.............................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Phương pháp........................................................................................................................
Tổ chức:...............................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 45 Canh khuya, Ram thang gieng.doc