Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 46: Kiểm tra tiếng việt (thời gian làm bài: 45 phút)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 46: Kiểm tra tiếng việt (thời gian làm bài: 45 phút)

A/ Mục tiêu :Qua bài kiểm tra nhằm:

1.Đánh giá khả năng nhận thức của HS về các kiến thức đã học trong c/t NV7- phần TV từ đầu học kỳ.

- H/s kiểm tra được nhận thức của mình. Gv biết được những chỗ còn khiếm khuyết của các em để có hướng bồi dưỡng.

2.Rèn kĩ năng viết, biết tập hợp v/đ cho h/s.

3.Giáo dục cho HS ý thức tự giác khi làm bài.

B / Chuẩn bị của thầy - trò :

 1.GV : Giáo án, Chuẩn KT-KN, Đề kiểm tra

 2. HS : Ôn tập phần tiếng việt đã học

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1267Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 46: Kiểm tra tiếng việt (thời gian làm bài: 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46:	
 Kiểm tra tiếng việt (Thời gian làm bài:45 phút)	
A/ Mục tiêu :Qua bài kiểm tra nhằm:
1.Đánh giá khả năng nhận thức của HS về các kiến thức đã học trong c/t NV7- phần TV từ đầu học kỳ.
- H/s kiểm tra được nhận thức của mình. Gv biết được những chỗ còn khiếm khuyết của các em để có hướng bồi dưỡng.
2.Rèn kĩ năng viết, biết tập hợp v/đ cho h/s.
3.Giáo dục cho HS ý thức tự giác khi làm bài.
B / Chuẩn bị của thầy - trò : 
 1.GV : Giáo án, Chuẩn KT-KN, Đề kiểm tra
 2. HS : Ôn tập phần tiếng việt đã học
C/ Tiến trình hoạt động:
I.Tổ chức lớp:
Ngày dạy:.................Lớp 7A6- Sĩ số:37 - Vắng:......................................................... 
Ngày dạy:.................Lớp 7A8- Sĩ số:30 - Vắng:......................................................... 
II.Nội dung kiểm tra: 
A.Ma trận đề kiểm tra:
 Nội dung 
Các cấp độ nhận thức
Tổng
điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Từ ghép
C1,C2
0,5đ
Từ láy
C3
0,25đ
Từ Hán Việt
C4
0,25đ
C6
0,25đ
Từ đồng nghĩa
C5
0,25đ
C1
1đ
Từ trái nghĩa
C5
0,25đ
C3
1đ
C3
3đ
C3
1đ
Từ đồng âm
C5
0,25đ
C2
2đ
Điểm
1đ
1đ
1đ
3đ
3đ
1đ
10đ
B.Đề bài:
Phần I:Trắc nghiệm(2 điểm) : 
Câu1: Từ ghép đẳng lập:
A.Có tính chất phân nghĩa B. Có nghĩa hẹp hơn tiếng chính C. Có tính chất hợp nghĩa 
Câu 2: Trong số các từ sau đây: nóng ran, nóng bỏng, nóng nực, nóng rực, lạnh toát, lạnh giá, lạnh ngắt có sáu từ ghép chính phụ.
 A.Đúng B.Sai
Câu 3: Các từ láy có khuôn vần “i”(li ti, ti hí) thường mang sắc thái miêu tả như thế nào?
A.Nhỏ, hẹp B.To lớn C.Bình thường
Câu 4: Hai câu thơ sau có mấy từ Hán Việt:
 Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
 Cúi đầu nhớ cố hương
A.Không có từ nào B.Có một từ Hán Việt C.Có hai từ Hán Việt
Câu 5: Nối cột A với cột B cho phù hợp:
Cột A
Cột B
Nối
1.Từ đồng nghĩa
a.Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa không liên quan đến nhau
1-
2.Từ trái nghĩa
b. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
2-
3.Từ đồng âm
c.Là những từ có nghiã trái ngược nhau
3-
Câu 6: Chữ “thiên” trong yếu tố nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
 A.Thiên thư B.thiên mã C.Thiên hạ
Phần Ii:tự luận(8 điểm) : 
Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau:
a. Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
- Bác Dương thôi đã thôi rồi.	
b. Người ta bảo không trông
 Ai cũng nhủ đừng mong
 Riêng em thì em nhớ.
Câu 2: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:
a.bàn(danh từ)-bàn(động từ)
b.sâu(danhtừ)- sâu(tính từ)
c.tranh(danh từ)- tranh(động từ)
d.cuốc(danh từ)- cuốc (động từ)
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về quê hương em (khoảng 8 dòng) có sử dụng từ trái nghĩa.Chỉ rõ các cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn đó?
C.Đáp án-Biểu điểm:
I.Trắc nghiệm(2đ): Mỗi đáp án đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
A
B
1-b; 2-c; 3-a
C
II.Tự luận(8đ)
Câu 1(1đ): HS chỉ được các cặp từ đồng nghĩa
 a.đi- thôi (0,5đ)
 b.trông- mong-nhớ (0,5đ)
Câu2(2đ): Với mỗi cặp từ đồng âm HS đặt đúng một câu được 0,5đ.
Câu 3(5 đ): 
*Về hình thức: HS viết đúng một đoạn văn ngắn.Chữ viết rõ ràng trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. (1đ)
*Về nội dung: 
-Diễn đạt lưu loát, mạch lạc có sự sáng tạo (1đ)
-Đoạn văn nêu được tình cảm với quê hương(yêu quý, gắn bó,...)có sử dụng từ trái nghĩa.(2đ)
- Xác định đúng các cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn.(1đ)
IV.Thu bài - Nhận xét:
-Thu bài
-Nhận xét và rút kinh nghiệm giờ kiểm tra
V.Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập
- Nắm chắc kiến thức các văn bản đã học
- Chuẩn bị bài sau: “Trả bài tập làm văn số 2” 
Tiết 42 : Kiểm tra văn
A/ Mục tiêu : Qua bài kiểm tra:
1.Kiến thức:
- Đánh giá được khả năng nhận thức của hs về các văn bản tác phẩm trữ tình dân gian và trung đại (B 4 – B 10). ( Từ đó hiểu biết về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản đó).
2.Kĩ năng:
- Rèn cho hs kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp vấn đề KH và kỹ năng diễn đạt (viết) những v/đ đã được tìm hiểu.
- Trên cơ sở bài làm của Hs,Gv có hướng để bổ xung bồi dưỡng cho các em.
3.Thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra, không quay cóp gian lận trong kiểm tra.
B / Chuẩn bị của thầy - trò : 
 1.GV : Giáo án, Chuẩn KT-KN, Đề kiểm tra
 2. HS : Ôn tập các văn bản từ bài 4 đến bài 10.
C/ tiến trình hoạt động:
I.Tổ chức lớp:
Ngày dạy:.................Lớp 7A6- Sĩ số:37 - Vắng:......................................................... 
Ngày dạy:.................Lớp 7A8- Sĩ số:30 - Vắng:......................................................... 
II.Nội dung kiểm tra: 
A.Ma trận đề kiểm tra:
 Nội dung 
Các cấp độ nhận thức
Tổng
điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Sông núi nước Nam
C1
0,25đ
0,25đ
Phò giá về kinh
C7
0,25đ
0.25đ
Côn Sơn ca
C2
0.25đ
0.25đ
Buổi chiều .trông ra
C3
0,25
0.25đ
Bánh trôi nước
C5
0,25đ
0.25đ
Sau phút chia li
C4
0,25đ
0.25đ
Qua Đèo Ngang
C6
0,25đ
0.25đ
Bạn đến chơi nhà
C2
2đ
C2
3đ
C2
1đ
6đ
Cảm nghĩ  đêm thanh tĩnh
C8
0,25đ
0.25đ
Hồi hương ngẫu thư
C1
1đ
C1
1đ
2đ
Điểm
1đ
1đ
1đ
3đ
3đ
1đ
10đ
B.Đề bài:
Phần I:Trắc nghiệm(2 điểm) : 
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án trả lời đúng:
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Sông núi nước Nam” là ai?
A.Lí Thường Kiệt B. Trần Quang Khải C.Chưa rõ là ai
Câu 2:Nội dung chính của đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”
A.Miêu tả cảnh đẹp của Côn Sơn
B.Thể hiện sự giao hoà giữa con người và thiên nhiên
C.Bộc lộ nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
D.Phương án B, C
Câu 3:Cảnh tượng buổi chiều được miêu tả trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là cảnh tượng như thế nào?
A.Trầm lặng mà không đìu hiu C.Hùng vĩ tươi tắn
B.Không rõ ràng D. ảm đạm, đìu hiu
Câu 4: Dịch giả của “Chinh phụ ngâm khúc” là ai?
A.Hồ Xuân Hương	B.Bà Huyện Thanh Quan
C. Đoàn Thị Điểm	D.Nguyễn Gia Thiều
Câu 5: Những đặc tính nào của “Bánh trôi nước “ được gắn với phẩm chất của người phụ nữ?
A.Hình thể đẹp đẽ, phẩm giá trong sạch
B. Hình thể đẹp đẽ, thân phận chìm nổi
C. Hình thể đẹp đẽ, thận phận chìm nổi, phẩm giá trong sạch
D. Hình thể đẹp đẽ, tính cách ngay thẳng, thân phận chìm nổi.
Câu 6: Thể thơ bài “Qua Đèo Ngang” là:
A. Song thất lục bát
B. Thất ngôn tuyệt cú Đường luật.
C. Tuyệt cú Đường luật.
D. Thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 7: Bài thơ “Phò giá về kinh” thể hiện niềm mong ước về một đất nước vững bền mãi mãi.
 A.Đúng B.Sai
Câu 8: Chọn từ (cụm từ) thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
 “Bài thơ Tĩnh dạ tứ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng và thấm thía.. của một con người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.”
A. Nỗi lòng B. Tình quê hương C.Tình cảm nhớ nhà
Phần II :Tự luận (8 điểm)
Câu 1(2 điểm) :
a.Chép lại chính xác bản phiên âm bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư).
b.Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
 Câu 2(6 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình bạn được thể hiện trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.. Em có nhận xét gì quan niệm tình bạn của Nguyễn Khuyến ?
III.Đáp án-Biểu điểm:
Phần I:Trắc nghiệm (2 đ) Mỗi đáp án đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
A
C
C
D
A
B
Phần II:Tự luận (8 điểm)
Câu 1(2đ)
HS chép chính xác bản phiên âm bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (1 điểm)
Tác giả: Hạ Tri Chương (0,5đ)
 - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Năm 744 ông về quê sau hơn 50 năm xa quê làm quan ở kinh đô Trường An. (0,5đ)
Câu 2(6 điểm):
*Về hình thức: HS viết đúng một đoạn văn ngắn.Chữ viết rõ ràng trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. (1đ)
*Về nội dung: 
-Diễn đạt lưu loát, mạch lạc có sự sáng tạo (1đ)
-Đoạn văn nêu được các ý cơ bản sau:
+ Tác giả tiếp đón bạn trong một tình huống khó xử-> tình cảm bạn bè chân thành không cầu kì khách sáo.Nụ cười hóm hỉnh nói cái có để khẳng định cái không có. (1,5đ)
+ Cách kết thúc bất ngờ khẳng định một tình bạn đậm đà, thắm thiết không cần điều kiện về vật chất. (1,5 đ)
+Nhận xét: Quan niệm tình bạn của Nguyễn Khuyến là đúng đắn và còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay. (1đ)
IV.Thu bài - Nhận xét:
-Thu bài
-Nhận xét và rút kinh nghiệm giờ kiểm tra
V.Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập
- Nắm chắc kiến thức các văn bản đã học
- Chuẩn bị bài sau: “Tù đồng âm”

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 7(1).doc