Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53-54: Tiếng gà trưa (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết  53-54: Tiếng gà trưa (Tiết 1)

1. Kiến thức:

- Giúp H cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.

-Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

2. Kĩ năng:

- Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng ( ở lớp 6, Đêm nay Bác không ngủ). Phân tích thể thơ 5 tiếng

3. Thái độ: Yêu quý nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53-54: Tiếng gà trưa (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết: 53-54
Tiếng gà trưa (Tiết1)
- Xuân Quỳnh - 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp H cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
-Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị. 
2. Kĩ năng:
- Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng ( ở lớp 6, Đêm nay Bác không ngủ). Phân tích thể thơ 5 tiếng
3. Thái độ: Yêu quý nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam
B. chuẩn bị:
- Đồ dùng: ảnh chân dung Xuân Quỳnh; tranh phóng to hình ảnh từ sách, thơ và đời Xuân Quỳnh
C. phương pháp:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Cảnh khuya, phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ Rằm tháng riêng của Hồ Chí Minh? Nêu một vài nét khái quát về Chủ tịch HCM?
 H: Đọc thuộc hai bài thơ..... Nêu được những nét chính về HCM ( năm sinh, mất, quê quán, ....).
III. Bài mới:
G: Trong nền thơ ca hiện đại VN, Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc, thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày...Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ viết về những tình cảm gần gũi đó.
Hoạt động của Thầy
Trò
Nội dung
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Xuân Quỳnh?
G: - Thơ Xuân Quỳnh như cánh chuồn chuồn trong giông bão, mảnh mai mà trong suốt, mà kiên cường. Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
? Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
GV: Yêu cầu đọc, rõ ràng, diễn cảm, đúng nhịp.
G: đọc mẫu " H đọc.
G: Hướng dẫn H tìm hiểu chú thích.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Giơi hạn và nội dung từng phần?
? Theo em nội dung nào được phản ánh chân thực và xúc động nhất?
? Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí của tác giả trong thời điểm cụ thể nào? 
? Tại sao trong thời điểm vô vàn âm thanh làng quê tâm trí tg chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa.
? Với người ra trận, tiếng gà trưa gợi những cảm giác gì? Những từ nào được lặp lại ?
? Tại sao tiếng gà trưa lại gợi cảm giác đó ở con người?
? Vậy con người ở đây có tình cảm ntn đối với làng quê?
G: con người ở đây không chỉ nghe tiếng gà bằng thính giác, mà còn nghe cả bằng cảm xúc tâm hồn" đó là một tình cảm yêu tha thiết và sâu nặng làng quê của mình. 
? Tiếng gà trưa đã khơi dậy những hình ảnh thân thương nào trong đoạn thơ thứ 2?
? Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhớ lại là gì? nó được miêu tả ntn?
? Những sắc màu của gà và trứng đã gợi vẻ đẹp riêng nào của cuộc sống làng quê? 
? ở khổ thơ này từ nào được lặp lại? sự lặp lại có tác dụng gì?
? Em thấy tiếp theo trong khổ thơ 2 hình ảnh nào được nhớ lại? Hình ảnh đó đã gắn với cử chỉ ngây thơ nào?
? Tại sao âm thanh nhớ lại đầu tiên lại là tiếng bà?
? Chi tiết bà mắng cháu gợi cho em những suy nghĩ gì về tình bà cháu?
? Đó là lời mắng ntn? Vì sao bà lại mắng? điều đó chứng tỏ tình cảm của bà đối với cháu ntn?
? ở các khổ tiếp theo, hình ảnh người bà hiên lên ntn?
? Tại sao khi nhớ lại quá trình gà ấp trứng, đẻ trứng, nuôi con, gà con lớn " đem bán mua vải may quần áo lại không kể trực tiếp mà lại qua hình ảnh của bà?
? Cảm nghĩ của em về người bà, từ hình ảnh người bà chắt chiu từng quả trứng trên tay?
? Nỗi lo của bà trong đoạn thơ này gợi cho em những cảm nghĩ gì?
? như thế trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hiện lên với những đức tính cao quý nào?
G: tuổi thơ của mỗi con người luôn gắn liền với niềm vui bé nhỏ, trong lành ở gia đình và làng quê. Nhân vật cháu ở đây vui vì có quần áo mới, nhưng còn vui hơn nữa vì tình cảm ấm áp của người bà dành cho.
- áo bà sắm cho là vật bình thường nhưng không phải ai cũng có được nếu không có bà yêu thương vì vậy đây là niềm vui thật thiêng liêng , không dễ gì quên được.
? Tình bà cháu biểu hiện trong lời nói, cử chỉ, cảm xúc hết sức bình thường. Nhưng tại sao tình cảm ấy lại thành kỉ niệm không phai trong tâm hồn người cháu?
? Vì sao con người có thể nghĩ rằng:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc?
G: Đó là âm thanh bình dị của làng quê đêm lại những niềm yêu thương cho con người.
? Trong giấc ngủ hồng những trứng mơ ước những điều gì?
? Em có nhận xét gì về từ “Về” được lặp lại liên tiếp ở các câu thơ?
? Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là Vì tiếng gà cục tác. ổ trúng hồng tuổi thơ?
? Qua đó em thấy con người ở đây có một tình cảm ntn đối với quê hương, đất nước?
? Nội dung chính của bài thơ là gì?
? Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Yêu câu H đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK.
G: Hướng dẫn H luyện tập
H: Nguyễn Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê ở La Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Là một trong những nhà thơ nữ rất nổi tiếng ở nước ta thời chống mĩ.
H: Tiếng gà trưa là bài thơ được viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống mĩ
H: 2 hs đọc 
H: Ngũ ngôn:
H: 3 Phần:
P1: từ đầu " tuổi thơ.( Tiếng gà trưa gợi về kí ức tuổi thơ của anh chiến sĩ trẻ trên đường hành quân).
P2: Tiếp " Sột soạt. 
( Những kỉ niệm tuổi trẻ: 
+ Những con gà mái.
+ Về bà ).
P3: phần còn lại. ( Suy nghĩ từ tiếng gà trưa, mơ ước tuổi thơ và mơ ước hiện tại của người cháu – người chiến sĩ trẻ).
H: nội dung nói về những kỉ niệm thân thương tuổi thơ gắn liền với tiếng gà trưa.
H: Đọc to khổ thơ đầu:
H: là âm thanh làng quê. Là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo thành niềm vui cho người nông dân cần cù chắt chiu.
- Là âm thanh dự báo điều tốt lành, do đó tiếng gà trưa dễ tạo thành những kỉ nịêm khó quên của con người.
H: Sự xao động của không gian và tâm hồn nhà thơ. 
H: Tiếng gà trưa có thể làm khua động cả không gian ban trưa – khoảng thời gian ở làng quê rất yên tĩnh.
- Tiếng gà quê đem lại niềm vui cho con người, có thể giúp con người vơi đi nỗi vất vả.
- Tiếng gà gợi về những kỉ niệm tốt lành thuở ấu thơ: những quả trứng hồng, bộ quần áo mới và tình bà cháu thân thương....
H:Tình làng quê thắm thiết, sâu nặng.
H: Đọc đoạn thứ hai.
H: - Hình ảnh những con gà mái.
- Hình ảnh người bà với những lo toan. 
H:- ổ rơm hồng những trứng.
- Khắp mình hoa đốm trắng.
- Lông óng như màu nắng.
H: Từ “này” lặp lại như sự giới thiệu đầy hồ hởi, vui sướng, khiến người đọc như đang nhìn thấy, hiển hiện ra trước mắt mình những con gà mái mơ, con gà mái vàng đang cục ta cục tác sau khi làm xong cái việc thiêng liêng và đau đớn: đẻ ra những quả trứng hồng giưa buổi trưa nắng lửa.
H: Đọc từ “Tiếng gà trưa, có tiếng bà vẫn mắng " sột soạt.
H: Đó là lời mắng yêu thương, vì bà muốn sau này cháu mình xinh đẹp, hạnh phúc " tình cảm giản dị mà sâu sắc của bà dành cho cháu.
H người bà thôn quê chịu thương chịu khó chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan.
H: - Là nỗi lo vì niềm vui của cháu.
- Là nỗi lo chân thật của người bà nơi quê trong cuộc sống còn nhiều khó khăn.
- Nỗi lo ấy biểu hiện tình yêu thương giản dị, thầm lặng của những người bà quê hương.
H; " Nghèo nhưng giàu lòng yêu thương. Hết lòng vì con cháu, giàu đức hi sinh.
H: Vì đó là tình cảm chân thật, là tình ruột thịt.
- Đó là tình cảm gia đình, tình cảm quê hương, tình cảm cội nguồn không thể thiếu trong mỗi con người.
H: đọc phần còn lại
H: Tiếng gà trưa và những ổ trứng hồng là hình ảnh của cuộc chân thật, bình yên, no ấm.
- Tiếng gà trưa thức dậy bao tình cảm bà cháu, gia đình quê hương 
H: Khẳng định những niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả( vì lòng yêu tổ quốc) nhưng cũng hết sức bình dị (vì tiếng gà cục tác. ổ trứng hồng tuổi thơ).
H: ổ trứng và tiếng gà là biểu tượng hạnh phúc ở mỗi miền quê. Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật và quý giá đó.
H: - Tình yêu rộng lớn, sâu nặng và cao cả.
H: Tình cảm thiêng liêng và cao cả của bà cháu.
I. Tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
- Nguyễn Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê ở La Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Là một trong những nhà thơ nữ rất nổi tiếng ở nước ta thời chống Mĩ.
2. Tác phẩm:
- Tiếng gà trưa là bài thơ được viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống mĩ
3. Đọc - Tìm hiểu chú thích.
II. Phân tích:
1.Thể loại- bố cục:
- Ngũ ngôn. 
- Bố cục: 3 phần:
2. Phân tích: 
a/ Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê:
- Nghe xao động nắng trưa.
- Nghe bàn chân đỡ mỏi
- Nghe gọi về tuổi thơ.
a Sử dụng điệp từ nghe " diễn tả sự xao động không gian ( làm lung linh nắng trưa) và tâm hồn nhà thơ.
" Tình làng quê thắm thiết, sâu nặng.
Tiết 54
b/ Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ:
*/ Hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng:
... hồng những trứng
Khắp mình hoa đốm trắng
Lông óng như màu nắng
" vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm hiền hoà, bình dị.
*/ Hình ảnh người bà với những lo toan.
- Lời bà mắng
- Bà chăm chút từng quả trứng
- nỗi lo của bà.
- niềm vui của cháu.
" Nghèo nhưng giàu lòng yêu thương. Hết lòng vì con cháu, giàu đức hi sinh.
" Tình cảm chân thật, tình ruột thịt.
*/ Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa.
- Mơ những điều tốt lành, những điều vui và hạnh phúc.
- Tình yêu rộng lớn, sâu nặng và cao cả.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung
2. Nghệ thuật:
3. Ghi nhớ: SGK.
V. Luyện tập:
IV. Củng cố: Gv đọc cho học sinh nghe đoạn thơ trong bài Bếp Lửa của Bằng Việt
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc về nội dung và nghệ thuật.
- Soạn bài “ Một thứ quà của lúa non”.
E. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT53+54.doc