Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53, 54 - Tuần 14: Đọc - Hiểu : Tiếng gà trưa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53, 54 - Tuần 14: Đọc - Hiểu : Tiếng gà trưa

- Kiến thức :

+ Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh .

+ Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu, nó là cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

+ Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ . .

- Kĩ năng :

+ Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yêu tố tự sự . .

+ Phân tích các yêu tố biểu cảm trong văn bản .

- Thái độ :

+ Tình yêu bà, yêu quí kỉ niệm tuổi thơ .

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53, 54 - Tuần 14: Đọc - Hiểu : Tiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18 / 11 / 2010	× Năm học 2010 – 2011 Ø	Tuần : 14 
ĐỌC - HIỂU :	TIẾNG GÀ TRƯA	 Tiết 53+54
	XUÂN QUỲNH 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
+ Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh .
+ Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu, nó là cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ . .
- Kĩ năng :
+ Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yêu tố tự sự . .
+ Phân tích các yêu tố biểu cảm trong văn bản .
- Thái độ :
+ Tình yêu bà, yêu quí kỉ niệm tuổi thơ .
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 ph) “Cảnh khuya”
- Hãy làm rõ vẻ đẹp thiên nhiên và nét đẹp trong cách miêu tả vẻ đẹp ở hai câu đầu bài thơ .
- Nhận xét vị trí của hai cụm từ chư ngủ vá ý nghĩa của việc lặp lại hai từ đó trong 2 câu thơ cuối ?
3- Bài mới :
Ø HĐ 1 a - Giới thiệu bài : (1ph)
 è Tiếng gà trưa âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên, khơi gợi trong lòng người đọc bao điều suy nghĩ. Theo âm thanh ấy, Xuân Quỳnh đã dắt chúng ta trở về những kỷ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Để cảm ngận được trái tim chân thành, tha thiết của Xuân Quỳnh, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ ...
 b- Bài học : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
Ø HĐ 2 : (10 ph) Tìm hiểu tác giả , tác phẩm & cấu trúc bài thơ. 
* Đọc :Nhịp 2/3, 3/2 , nhấn mạnh điệp ngữ tiếng gà trưa trong mỗi khổ thơ . Giọng vui, bồi hồi phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ- trong vai anh bộ đội đang nhớ nhà , nhớ bà , nhớ quê . 
* Tìm hiểu các chú thích : Sgk-trang 150 + 151
-Thể thơ : thơ 5 chữ , bắt nguồn từ dân ca và từ thể vè kể chuyện - Có những câu chỉ có 3 chữ đứng đầu các đoạn 2,3,4,7. đó cũng là sáng tạo mới của nhà thơ, mục đích là tạo ra phép điệp trong bài thơ
? Em nhận xét về ý nghĩa bức tranh minh hoạ sgk trang ? 
F Bức tranh về hình ảnh người bà, con gà và quả trứng . Các hình ảnh này đã làm sống lại những kỉ niệm tuổi thơ thân thương . 
? Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc gì ? 
F Tiếng gà trưa – một lần lặp lài là gợi ra một thình ảnh trong kỉ nirệm tuổi thơ , nó vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình . 
I- Tác giả - Tác phẩm :
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
 Thơ XQ giản dị, tinh tế mà sâu sắc, thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình, biểu lộ những rung cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp.
- Tiếng Gà Trưa được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) và in lại trong Tập Sân Ga Chiều Em Đi của Xuân Quỳnh
* Tóm tắt nội dung : Tình cảm chân thật đằm thắm của tác giả dành cho gia đình, làng quê, nơi ghi khắc những kỉ niệm tuổi thơ trong lành ấm áp . 
* Bố cục truyện : ( mạch cảm xúc bài thơ ) 
1 – Mở đầu : Tiếng gà trưa gọi về kí ức tuổi thơ của anh chiến sĩ trẻ trên đường hành quân 
2 – Kỉ niệm về những con gà mái mơ, mái vàng 
 3 , 4, 5, 6 - Kỉ niệm về người bà .
 7,8 - Mơ ước tuổi thơ và mơ ước hiện tại cũa cháu- người chiến sĩ trẻ. 
Ø HĐ 3 : (15 ph) Tìm hiểu tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh tuổi thơ . 
? Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí tácgiả trong thời điểm cụ thể nào ? Tại sao trong vô vàng âm thanh của cuộc sống làng quê, tâm trí của t/g chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa ? 
F Trưa nắng, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân . Tiếng gà trưa là âm thanh đặc trưng của làng quê, tạo niềm vui tốt lành cho con người . Đó là kỉ niệm khó quên cho những con người từng sống gắn bó thân thuộc với làng quê – nông thôn Việt nam .
? Trên đường hành quân xa, Tiếng gà trưa tạo những cảm giác gì với người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà ? 
F Tiếng gà trưa tạo những cảm giác mới lạ :
- Cảm thấy nắng trưa xao động ( khua động cả không gian làng quê)
- Cảm thấy chân đỡ mỏi
- Cảm thấy tuổi thơ hiện về .
--> Buổi trưa ở làng quê thật yên tỉnh . Tiếng gà đem lại niềm vui cho con người nông thôn, giúp cho con người vơi đi nỗi vất vả . gọi về những kỉ niệm tốt lành thuở ấu thơ  bắt nguồn từ tình quê thắm thiết sâu nặng . 
II – Tìm hiểu văn bản
a- Nội dung : 
1 - Tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên của người chiến sĩ .
- Buổi trưa ở làng quê thật yên tỉnh . Tiếng gà đem lại niềm vui cho con người nông thôn, giúp cho con người vơi đi nỗi vất vả . gọi về những kỉ niệm tốt lành thuở ấu thơ  bắt nguồn từ tình quê thắm thiết sâu nặng 
Chuyển sang tiết 54 è
Ø HĐ 4 : (15 ph) Tìm hiểu những kỉ niệm về người bà .
? Tiếng gà trưa đã khơi dậy những hình ảnh thân thương nào trong khổ thơ thứ 2?Những chi tiết miêu tả những kỉ niệm trong kí ức của t/g thể hiện vẻ đẹp như thế nào trong cuộcsống làng quêấy? 
F Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng , những quả trứng hồng, hình ảnh người bà với những lo toan . 
 --> vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm , hiền hoà, bình dị . Biểu hiện tình cảm gắn bó của con người với gia đình, làng quê .
? Trong âm thanh tiếng gà trưa nhiều kỉ niệm tình bà cháu hiện về. Đó là những kỉ niệm nào ? thể hiện ở những dòng thơ cụ thể nào ? 
F - Lời mắng yêu của bà
- Cách bà chăm chút từng quả trứng 
- Nỗi lo âu của bà
- Niềm vui của người cháu.
--> các chi tiết biểu hiện sâu sắc tình thương yêu của bà dành cho cháu . Đồng thời người cháu nhớ những kỉ niệm này chứng tỏ cháu cảm nhận được tình yêu ấy của bà . Người bà lo cũng chỉ vì thương cháu- vì niềm vui của cháu trong hoàn cảnhcuộc sống còn nhiều khó khăn nơi làng quê .
? Trong kỉ niệm của cháu , hình ảnh người bà hiện lên với những đức tính cao quý nào ? 
F Người bà : nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu, chịu đựng nhẫn nại , thầm lặng hy sinh lo nhiều cho con cháu . 
2- Những kỉ niệm về người bà được tái hiện lại qua nhiều sự việc ( bà soi trứng, dành dụm chiu chắt mua áo mới cho cháu khi tết đến xuân về ...)
- Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng , những quả trứng hồng, hình ảnh người bà với những lo toan . 
 -> vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm , hiền hoà, bình dị . Biểu hiện tình cảm gắn bó của con người với gia đình, làng quê .
 Người bà : nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu, chịu đựng nhẫn nại , thầm lặng hy sinh lo nhiều cho con cháu . 
Ø HĐ 5 : (5 ph) Tìm hiểu tâm niệm người chiến sĩ trẻ trên con đường ra trận về nghĩa vụ, trách nhiệm chiến đấu cao cả .
? Tiếng gà trưa còn gợi cả những suy tư của con người về hạnh phúc, về cuộc chiến đấu hôm nay , thể hiện trong 2 khổ thơ cuốibài như thế nào ? 
F Khổ 7 : suy tư về hạnh phúc
 Khổ 8 : suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay 
--> Tiếng gà và những quả trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống chân thật , bình yên, no ấm . Mơ những điều tốt lành, niềm vui và hạnh phúc . Khổ cuối khẳng định về mục đích chiến đấu là để bảo vệ hạnh phúc ấy . 
3- Tâm niệm người chiến sĩ trẻ trên con đường ra trận về nghĩa vụ, trách nhiệm chiến đấu cao cả .
-> Tiếng gà và những quả trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống chân thật , bình yên, no ấm . Mơ những điều tốt lành, niềm vui và hạnh phúc . Khổ cuối khẳng định về mục đích chiến đấu là để bảo vệ hạnh phúc ấy . 
Ø HĐ 5 : (5 ph) III - Tổng kết 
 b- Nghệ thuật : 
- Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
- Viết theo thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể, vừa bộc lộ tâm tình.
 c- Ý nghĩa văn bản : 
 Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận .
 Ø HĐ 6 : 4- Luyện tập : ( 5 ph)
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài htơ
Viết đoạn văn ngắn ghi lại một kỉ niệm về bà .
	5- Hướng dẫn học ở nhà : 
- Soạn bài “Điệp ngữ”
-----------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT :	 ĐIỆP NGỮ Tiết 55 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
+ Khái niệm điệp ngữ 
+ Các loại điệp ngữ
+ Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
- Kĩ năng :
+ Nhận biết phép điệp ngữ.
+ Phân tích tác dụng của điệp ngữ
+ Sử dụng được phép điệp ngữ phủ hợp với ngữ cảnh .
- Thái độ :
+ Rèn luyện cách diễn đạt bóng bẫy .
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph) 
-Thành ngữ là gì ? Thành ngữ thường làm nhiệm vụ chức năng gì trong câu ? Cho ví dụ .
3- Bài mới :
 	 Ø HĐ 1 a- Giới thiệu bài : (1 ph)
è Trong văn học trung đại các nhà thơ, nhà văn hay dùng những điển tích trong sử sách để diễn đạt . Trong lời ăn tiếng nói của chúng ta thường dùng những thành ngữ để diễn đạt ngắn gọn mà quen thuộc súc tích . Chúng ta tìm hiểu thành ngữ Việt nam trong bài học này . 
b- Bài học : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
Ø HĐ 2 : ( 10 ph) Tìm hiểu Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 
? Ở khổ thơ đầu và khổ cuối bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi , lặp lại ? 
 - Việc lặp đi lặp lại như thế có tác dụng gì ? 
E Các từ ngữ được lặp lại : khổ đầu Nghe ( 3 lần)
 Khổ cuối Vì (4 lần)
 Hai khổ : - tiếng gà, cụa tác , tuổi thơ .
à Sự lặp đi lặp lại một cách có ý thưc, những từ ngữ như vậy nhằm mục đích nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc, và cảm xúc trong lòng người đọc một cách mạnh mẻ, ấn tượng .
 à Ghi nhớ 1 sgk trang 152 
1- Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ :
Ø HĐ 3 : ( 10 ph) Tìm hiểu Các dạng điệp ngữ 
? So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ a)và b) sgk trang 152 mục II , tìm đặc điểm của mỗi dạng ? 
E Điệp ngữ nối tiếp : + rất lâu, rất lâu .
 +Khăn xanh , khăn xanh. 
 + Thương em, thương em. Thương em .
 b) Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng )
 + cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu .
 à Ghi nhớ 2 sgk trang 152
2- Các dạng điệp ngữ : 
Ø HĐ 4 : ( 15 ph) Luyện tập : 
8 Bài tập 1 : a) Điệp ngữ : Một dân tộc gan góc (1) ; năm nay (2) ; dân tộc đó phải được (3)
 à Sự lặp lại như trê nhấn mạnh chủ yếu hai tiếng dân tôc . Nó ca ngợi sự gan góc chống kẻ thù bền bỉ và quyết liệt của dân tộc VN, khẳng định quyền được hưởng tự do độc lập của người VN. Sự lặp lại trên còn cho thấy giọng đanh thép hùng hồn của người viết .
	 b) Điệp ngữ : đi cấy ( 2 lần ) ; trông ( 9 lần)
	à Sự lặp lại đi cấy để đối lập việc đi cấy lấy công không phải lo lắng như 
 đi cấy ruộng nhà mình . Nhiều từ trông biểu hiện sự lo lắng và hy vọng vụ mùa bội thu .
8 Bài tập 2 : Đó là : xa nhau (1) : điệp ngữ cách quãng .
	Một giấc mơ (2) : điệp ngữ vòng tròn .
8 Bài tập 3 : Ở đoạn văn này việc lặp lại một số từ ngữ không cần thiết ( lỗi lặp ) làm cho câu văn rườm rà, lủng củng .
	Mãnh vườn phía sau nhà em trồng rấy nhiều loài hoa . Đó là cúc , thược dươc, đồng tiền, hoa hồng và cả lay ơn nữa. Nhân ngày phụ nữ Quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị em . 
	8 Bài tập 4 : Hs viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ (gạch dưới )
Ø HĐ 5 : 4- Củng cố : ( 5 ph)
 	 Đọc lại ghi nhớ 1 + 2 . Nhận xét về cách sử dụng điệp ngữ trong một đoạn văn, thơ đã học.
 	5. Hướng dẫn về nhà : 
 	Soạn bài “Luyện nói : phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”
-----------------------------------------------------------------
Tập làm văn :	 Luyện nói : Phát biểu cảm nghĩ 	Tiết :56
về tác phẩm văn học
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
+ Củng cố những kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về giá trị nội dung , nghệ thuật của một tác phẩm văn học 
+ Những yêu cầu phát biểu trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về một tác phẩm VH .
- Kĩ năng :
+ Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm VH
+ Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm VH trước tập thể
+ Diễn đạt mạch lạc , rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói .
- Thái độ :
+ Rèn luyện cách diễn đạt nói mạnh dạn, khúc chiết . 
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 ph) 
- Như thế nào là biểu cảm về một tác phẩm văn học ? 
- Những yêu cầu khi viết một bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học .
3- Bài mới :
 	 Ø HĐ 1 a- Giới thiệu bài : (1 ph)
è Các em đã tìm hiểu đề bài trong Sách GK và đã chuẩn bị nội dung cho tiết luyện nói hôm nay mỗi tổ cử một em trình bày trước lớp . cả lớo chú ý nghe và nhận xét . 
b- Bài học : 
Ø HĐ 1 : 	Hướng dẫn tìm hiểu :
Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về một trong 2 bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh : Cảnh khuya, Rằm 
 tháng giêng .
a) Gợi ý chung : CẢNH KHUYA
	+ Khung cảnh thiên nhiên có âm vang tiếng suối từ xa vọng lại, có trăng vọng lặng lẻ dệt bức tranh đẹp . đây là cảnh đã rất khuya, không gian xa vắng mà rất sinh động 
	+ Tình cảm : - yêu cảnh đẹp .
	- yêu đời.
	- Lo cho đất nước .
	RẰM THÁNG GIÊNG 
	+ Khung cảnh thiên nhiên mênh mông bát ngát có nước trời mùa xuân trong ánh trăng xuân . Có hình ảnh thuyền chở đầy trăng đi trong khói sóng ảo huyền .
	+ Tình cảm : - Yêu cái đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt là trăng
	- Rất lạc quan sau khi bàn xong công việc
b) Chi tiết gây hứng thú : 
	+ Cảnh khuya : chưa ngủ : khép mở hai tâm trạng. Nhắm trăng và lo lắng hco đất nước. Ở đây thấy giang sơn gấm vóc đẹp tươi cho nên phải lo sao cho kháng chiến sớm thắng lợi .
+ Rằm tháng giêng : thuyền trăng .
c) Tâm hồn Hồ Chí Minh có sự hoà quyện của hai hình tượng. Nhà thi sĩ và người chiến sĩ .
Ø HĐ 2 : 	Hướng dẫn thực hành Luyện nói : 
 Yêu cầu : Nghi thức phát biểu : trước khi trình bày cần có lời thưa, gửi.
	Trình bày nội dung cảm nghĩ , gịong nói rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm .
 Nhận xét : Mỗi tổ cử đại diện trình bày và nhận xét tổ khác . 
	à gv nhận xét sau cùng : những điều đạt được trong phát biểu cảm nghĩ của từng tổ . Những tồn tại, hạn chế .
 	 4 – Luyện tập – Củng cố : 
 	Víêt lại bài nói thành bài viết hoàn chỉnh ở nhà .
 5– Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà : 
	Soạn bài “Một món quà của lúa non : cốm”
---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc7-t14-2010.doc