A.Phần chuẩn bị
I .Mục tiêu bài học: giúp học sinh
- Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ .
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
- Giáo dục HS có ý thức yêu mến vốn từ và biện pháp tu từ TV.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy : nghiên cứu SGK,SGV ,soạn giáo án.
2. Trò : học bài cũ ,chuẩn bị bài mới
B. Phần thể hiện trên lớp
Ngày soạn:7/12/2007 Ngày giảng: Lớp 7 tiết /12/2007 7 tiết /12/2007 7 tiết /12/2007 Tiết 55. Tiếng việt : Điệp ngữ A.Phần chuẩn bị I .Mục tiêu bài học: giúp học sinh Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ . Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết. Giáo dục HS có ý thức yêu mến vốn từ và biện pháp tu từ TV. II. Chuẩn bị. Thầy : nghiên cứu SGK,SGV ,soạn giáo án. Trò : học bài cũ ,chuẩn bị bài mới B. Phần thể hiện trên lớp * ổn định tổ chức : 7C 7D 7E I . Kiểm tra bài cũ ( 5phút) Câu hỏi: thế nào là thành ngữ? trong những dòng sau đây ,dòng nào không phải là thành ngữ? a, vắt cổ chày ra nước. b, cho ăn đá gà ăn sỏi. c, Nhất nước, nhì phân ,tam cần từ giống. d, Lanh tranh như hành không muối. Đáp án, biểu điểm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.(5đ) câu c, không phải là thành ngữ(5đ) II.Bài mới Giới thiệu bài( 1phút) Trong khi nói và viết người ta có thể lặp lại một từ, một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. cách lặp ý như vậy người ta gọi là biện pháp tu từ nào? bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu. GV ?TB ?TB ?KH ?TB GV ?TB GV ? GV ?TB ?TB ?TB GV ?TB ?TB ? ? Treo bảng phụ -gọi HS đọc. Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ[...] Nghe xao động nắng trưa Nghe bànchân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ [...]Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác ổ trứng hồng tuổi thơ. Trong hai khổ thơ trên có từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Khổ thơ đầu: “nghe” khổ cuối: “vì” Từ nghe lặp lại như vậy có tác dụng gì? làm nổi bật cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà bình dị thân thương không chỉ được người chiến sĩ cảm nhận bằng thính giác mà cả bằng tâm hồn .Tiếng gà trưa như ngưng lại làm xao động lòng người, làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt xua tan những mệt mỏi của người chiến sĩ và đánh thức cả những kỉ niệm tuổi thơ, hồn nhiên tươi đẹp. Từ vì cũng được lặp lại nhằm mục đích gì? Bộc lộ ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người chiễn sĩ : chiến đấu vì tổ quốc vì xóm làng, vì người bà kính yêu chính tinh cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước của người chiến sĩ. Ngoài hai khổ thơ đó ra trong bài thơ còn có câu thơ nào được lặp đi lặp lại ? lặp lại như vậy có tác dụng gì? câu thơ tiếng gà trưa lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ đem lại một hiệu quả nghệ thuật lớn : mỗi lần nhắc lại ,câu thơ này được gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ ấu nó vừa như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy lại như vừa điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. “tiếng gà trưa” gọi người chiến sĩ về với tuổi thơ và cũng mở ra trong anh những tình cảm mới mẻ trong cuộc chiến đấu hôm nay. Những từ ngữ được lặp lại như vậy gọi là điệp ngữ. Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ dùng nhiều trong thơ ca văn xuôi nghệ thuật, văn chính luận. Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau đây( bài tập 1) và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Một dân tộc đã gan góc( 2lần) ; Dân tộc đó phải được (lặp 2 lần) ;năm này(lặp 2 lần) các từ ngữ “một dân tộc đã gan góc”được lặp lại để làm nổi bật bản chất kiên cường của DT trong sự nghiệp chiến đấu chống giặc ngoại xâm, chống phát xít. - các từ ngữ “DT đó phải được”lặp lại để khẳng định một cách hùng hồn quyền được hưởng tự do và độc lập của DT ta. => biện pháp điệp ngữ trên đây đã tạo nên tính cân đối, nhịp nhàng và truyền cảm cho lời văn. Treo bảng phụ gọi HS đọc a, Anh đã tìm em rất lâu rất lâu Cô gái ở Thạch Kim,Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy làn sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều [...] Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em ,thương em , thương em biết mấy b, Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai? Xác định phép điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ trên? GV gạch chân so sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài tiếng gà trưa với điệp ngữ trong ví dụ (a ) Tìm điểm chung của mỗi dạng? Điệp ngữ trong khổ thơ đầu là từ nghe Từ nghe 1 cách nghe 2 bằng 4 tiếng Nghe 2 cách nghe 3 bằng 4 tiếng => Gọi là điệp ngữ cách quãng. Điệp ngữ trong ví dụ a Khăn xanh, khăn xanh Thương em, thương em, thương em Không cách quãng gọi là điệp ngữ nối tiếp. Điệp ngữ trong ví dụ b có đặc điểm gì? Từ thấy ở cuối dòng thơ thứ nhất được lặp lại ở đầu dòng thơ thứ hai. Từ ngàn dâu ở cuối dòng thơ thứ ba được lặp lại ở đầu dòng thơ thứ tư => lặp lại từ ngữ cuối trước và đầu câu sau gọi là điệp ngữ vòng. Từ các ví dụ trên em thấy có mấy dạng điệp ngữ? là những dạng nào? Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh ở người nghe, người đọc. Nói như Cú Đình Tú thì “điệp ngữ có cơ sở tâm lí: cái kích thích nếu xuất hiện nhiều lần sẽ có khả năng gây sự chú ý. Điệp từ ngữ không phải là sự trùng lặp vô ích mà là sự trùng lặp có giá trị tăng tiến về nội dung biểu hiện. ” Tìm điệp ngữ trong các đoạn trích và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? b, Điệp ngữ “đi cấy” điệp lại 2 lần điệp từ “trông” điệp lại 9 lần => có tác dụng diễn tả nỗi lo lắng nhiều mặt, triền miên của người ND thời xưa hay nói cách khác là nhấn mạnh nỗi khổ vất vả gian truân của người ND để làm ra hạt gạo phải dựa vào thời tiết. c, Dành cho HS khá Con kiến mà leo cành đa Leo phải càch cụt, leo ra leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt,leo ra leo vào. (Ca dao) -Điệp ngữ: Leo phải cành cụt, leo vào, leo ra, cành, con kiến. => Thương cảm con kiến phải loay hoay tìm một lối thoát cho CS luẩn quẩn,bế tắc. Tìm điệp ngữ trong ĐV sau và nói rõ đầy là những dạng điệp ngữ nào? Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là giấc mơ . Một giấc mơ thôi. Câu 1 và câu 2: là điệpngữ cách quãng( xa nhau, xa nhau) câu 3,4: Một giấc mơ là điệp ngữ nỗi tiếp (điệp ngữ vòng) Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ? HS tự viết sau đó trao đổi bài viết với các bạn trong tổ. Nêu nhận xét về cách dùng điệp ngữ trong bài viết của bạn. Đoc yêu cầu bài tập 4 Việc lặp lại một số từ ngữ trong ĐV không có tác dụng biểu cảm mà chỉ làm cho cách diễn đạt rườm rà, không trong sáng. Cần lưu ý phân biệt điệp ngữ mang giá trị chân chính là một biện pháp tu từ với sự lặp lại tự ngữ không cần thiết làm cho câu văn rườm rà không mang một giá trị nào cả. Em hãy chữa lại câu trên cho tốt hơn. “Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng trên đấy rất nhiều loại hoa. Nào là hoa hồng, hoa cúc, nào là thược dược ,đồng tiền và cả lay ơn nữa. Trong ngày quốc tế phụ nữ , em hái hoa tặng mẹ, tặng chị. ” III. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà(1 phút) Học thuộc ghi nhớ. Nắm chắc các dạng điệp ngữ Làm bài tập 4 Chuẩn bị: Bài luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ (14 phút) 1. ví dụ. 2.Bài học Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ(hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh . Cách lặp đi lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ: Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. * Ghi nhớ: SGK trang 152 II. Các dạng điệp ngữ.(9 phút) 1. ví dụ 2. Bài học. Điệp ngữ có nhiều dạng Điệp ngữ cách quãng , điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp. * Ghi nhớ: SGK trang 152 III. Luyện tập (15 phút) Bài tập 1( SGKtrang 153) Bài tập 2(SGK trang 153) Bài tập 3 (SGK trang 153) Bài tập 4( SGk trang 153) Ngày soạn : 10/12/2007 Ngày giảng: Lớp 7 tiết /12/2007 7 tiết /12/2007 7 tiết /12/2007 Tiết 56. Tập làm văn: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học A.Phần chuẩn bị I .Mục tiêu bài học: giúp học sinh Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể II. Chuẩn bị. Thầy : nghiên cứu SGK,SGV ,soạn giáo án. Trò : học bài cũ ,chuẩn bị bài mới B. Phần thể hiện trên lớp * ổn định tổ chức : 7C 7D 7E I . Kiểm tra bài cũ ( 5phút) Kiểm tra vở bài tập của HS về việc lập dàn ý II.Bài mới Giới thiệu bài( 1phút) Để củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ,luyện kĩ năng nói rõ ràng ,mạch lạc trước tập thể, tiết học này chúng ta cùng luyện nói. GV ?TB ?TB ?KH ?TB GV ?TB GV GV Ghi đề lên bảng. Đọc bài thơ em hình dung ,tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả HCM như thế nào? Chi tiết nào làm em chú ý? vì sao? HS trình bày chi tiết, câu thơ gây sự chú ý và hứng thú song phải giải thích vì sao? Qua bài thơ em hiểu tác giả HCM là người như thế nào? Em dự đinh phần mở bài nêu những ý cơ bản nào? + cảnh khuya là một bài thơ. hay cảnh khuya được bác Hồ sáng tác vào thời kì.... Đọc bài thơ em thấy một bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí em. Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VB thời kì kháng chiến chống pháp. Bài cảnh khuya là bài thơ gây cho em ấn tượng hơn cả. Càng đọc bài thơ, em càng thấy Bác. là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. Em hãy nêu nhiệm vụ của phần thân bài? Có thể kết bài theo những cách khác nhau( tham khảo cách kết bài trong SGK trang 155) Yêu cầu:Phát biểu mạch lạc ,rõ ràng, giọng nói có cảm xúc. tự nhiên. lưu ý: về nội dung: bài phát biểu miệng chứ không phải là bài viết (bài nói phải nêu được cảm xúc ,suy nghĩ đối với cảnh, đối với người , đối với hình ảnh độc đáo,câu chữ hay trong bài thơ. Vận dụng linh hoạt các cách lập ý để bài nói có sự mạch lạc . Về hình thức : cần có sự thưa gửi trước khi nói, không nhất thiết sử dụng câu dài, sử dụng ánh mắt cử chỉ, giọng nói để biểu hiện cảm xúc, tình cảm và lôi cuốn người nghe. Khi HS nói GV phải chú ý nghe để sửa chữa các câu cụt, sai ngữ pháp ,dùng từ chưa cảm xúc để giúp HS phát biểu trọn câu trọn ý, khắc phục lỗi nói ngọng ,lắp và biểu hiện không đẹp khi nói của HS. III. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (1phút) Về làm hoàn chỉnh đề bài trên. Làm dàn ý cho bài phát biểu cảm nghĩ về bài “Rằm tháng giêng” Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm I. Chuẩn bị (12phút) Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “cảnh khuya”của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. 1.Tìm hiểu đề và tìm ý - Hình dung ,tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc rất đẹp và nên thơ. - Tâm trạng lo lắng cho vân mệnh nước nhà của tác giả. - Bài thơ giúp ta hiểu tác giả HCM là người yêu thiên nhiên và có tâm hồn nhạy cảm lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan. 2. Lập dàn bài. a, Mở bài. Giới thiệu sơ lược về bài thơ và những cảm nhận chung. - Giới thiệu ấn tượng cảm xúc của mình b, Thân bài Nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài , tâm trạng của tác giả. cảm xúc và suy nghĩ v ... ĩa với “vui chung” -> Đây là cặp từ traí nghĩa. Chơi chữ trong ví dụ 4 được tạo ra bằng cách nào ? Dùng từ trái nghĩa. qua các ví dụ vừa tìm hiểu em thấy có những lối chơi chữ thường gặp nào? ngoài những lối chơi chữ mà ta vừa tìm hiểu ở trên còn có một số kiểu chơi chữ khác như : + Dùng yếu tố HV và thuần việt có nghĩa tương đương VD : Da trắng vỗ bì bạch Rừng sâu mưa lâm thâm. + Dùng các từ thuộc cùng trường từ vựng Chàng cóc ơi! chàng cóc Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn năm khôn chuộc thói bôi vôi. Em thấy chơi chữ thường được sử dụng trong những hoàn cảnh nào? trả lời trong bài “qua đèo ngang”của bà Huyện Thanh Quan có sử dựng chơi chữ em hãy cho biết câu thơ nào sử dụng chơi chữ? Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm: quốc: nước; cuốc là tên một loài chim. Đồng thời với cách dùng từ đồng nghĩa HV: quốc=nước, tương tự gia là nhà, gia đình; gia : chim đa đa chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm: quốc: nước; cuốc là tên một loài chim. Đồng thời với cách dùng từ đồng nghĩa HV: quốc=nước, tương tự gia là nhà, gia đình; gia : chim đa đa Đưa VD toán vui: một đàn gà mà bươi dưới bếp, hai ông bà đập chết hai con . Hỏi còn mấy con? Tìm từ chơi chữ ? mà bươi nghĩa trong câu này là mười ba dây là cách nói lái đánh tráo phụ âm đầu và thanh điệu ,vậy số đàn gà là 13 con , hai ông bà đập chết 2 con còn lại 11 con khái quát ghi bài học chơi chữ không chỉ là công việc của văn chương , trong ĐS hàng ngày người ta cũng rất hay chơi chữ , chơi chữ tạo ra những liên tưởng thú vị bất ngờ, dung để châm biếm đả kích, hái hước . Song khi sử dụng chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh chơi chữ với dụng ý xấu, đùa giỡn một cách vô ý thức, thiếu văn hoá. gọi HS đọc ghi nhớ. Đọc yêu cầu bài 1. Tìm những từ ngữ để chơi chữ? chú ý các từ ngữ đồng âm với các tên chỉ các loài rắn. Bài thơ này vừa chơi chữ đồng âm vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần nhau để tả,chỉ họ hàng nhà rắn + liu điu (một loài rắn nhỏ có nọc độc ở hàm trên ,sống ở ao hồ. + rắn : là ĐV thuộc lớp bò sát thân dài , có vảy không chân, di truyển bằng cách uốn thân. + hổ lửa : một loại rắn độc có nọc độc cắn chết người. +mai gầm (cạp nong): cũng là loài rắn có nọc độc + ráo: rắn ráo +lằn: rắn thằn lằn + trâu lỗ (rắn hồ trâu) +hổ mang: rắn độc có tập tính ngẩng đầu ,bạnh mang để đe doạ kẻ địch. đọc yêu cầu bài 2 Tìm những tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau ở 2 câu? cách nói này có phải là chơi chữ không? HS thảo luận nhóm bàn thời gian 3 phút .sau đó đại diện nhóm trả lời. Câu thứ nhất chơi chữ bằng việc nêu tên các loại thức ăn chế biến từ thịt: thịt , mỡ, giò, nem. Câu thứ hai các từ: nứa, tre, trúc, hóp thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre. chơi chữ bằng việc tạo nên họ nhà tre. Người viết vận dụng hiện tượng đồng âm(thịt ,mỡ ,giò, chả) để tạo nên sắc thái dí dỏm cho câu văn. tìm một số cách chơi chữ trong sách, báo...mà em biết? gọi khoảng 5 HS tìm. Ví dụ :- Da trắng vỗ bì bạch. - Trên trời rớt xuống mau co? .- khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn. - Đi tu phật bắt ăn chay thịt chó ăn được thịt cày thì không - Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non - Bò lang chạy vào làng bo. III. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà(1phút) Học thuộc lòng phần ghi nhớ. Làm bài tập 3 , Bài tập 4( dành cho HS khá giỏi: Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ HV :khổ tận cam lai. Chuẩn bị bài: làm thơ lục bát Mỗi em sáng tác ít nhất một cặp thơ lục bát I. Thế nào là chơi chữ (10 phút) 1.Ví dụ 2. Bài học - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước. làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. *Ghi nhớ(SGK trang164) II. Các lối chơi chữ(13 phút) 1 Ví dụ 2. Bài học Các lối chơi chữ thường gặp là. + Dùng từ đồng âm + Dùng lối nói trại âm( gần âm) + Dùng cách điệp âm. + Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. + Dùng lối nói lái. - Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong văn thơ, đặc biệt trong thơ ca trào phúng, trong câu đố, câu đối. * Ghi nhớ: ( SGK trang 165) III. Luyện tập( 15 phút) Bài tập 1 (T 165) Bài Tập 2( T165) Bài tập 3 (T166) Ngày soạn Ngày giảng: Lớp 7 tiết 7 tiết 7 tiết Tiết 59 ,60 Tập làm văn : Làm thơ lục bát A.Phần chuẩn bị I .Mục tiêu bài dạy: giúp học sinh Hiểu được luật thơ lục bát. Có cơ hội làm thơ lục bát - Giáo dục HS có ý thức yêu mến say sưa văn học. II. Chuẩn bị. 1.Thầy : nghiên cứu SGK,SGV ,soạn giáo án 2.Trò : học bài cũ ,chuẩn bị bài mới B. Phần thể hiện trên lớp * ổn định tổ chức : 7C 7D 7E I . Kiểm tra bài cũ ( 5phút) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh II.Bài mới Giới thiệu bài( 1phút) Thơ lục bát là thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống của người VN. Ngay từ khi còn nằm trong nôi mỗi người VN đã cảm nhận được sự hài hoà âm thanh của luật bằng trắc rất mềm dẻo, và uyển truyển. Vậy để hiểu được luật thơ lục bát và có cơ hội tập làm thơ lục bát. Đó là nội dung bài : Tập làm thơ lục bát. GV ?TB ?TB GV ?KH ?G GV treo bảng phụ ghi bài ca dao. Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muỗng ,nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Bài ca dao có mấy cặp câu thơ lục bát ,một cặp câu có mấy dòng thơ? Bài ca dao có 2 cặp câu thơ lục bát, mỗi cặp có hai dòng thơ . Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng vì sao gọi là lục bát ? Cặp câu thơ lục bát gồm 1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng. gọi là lục bát vì lục : sáu. Bát là tám. Cứ 1 cặp câu thơ như vậy gọi là lục bát. Kẻ lại sơ đồ sau vào vở và điền các kí hiệu B,T,V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào các ô. Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang (không dấu) gọi là tiếng bằng. Kí hiệu là B. Các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc, kí hiệu là T. Vần kí hiệu là V. B B B T B BV T B B T T BV B BV T B T T B BV T B T B B BV B B Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu 8? - Các tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8 đều là thanh bằng. Nhưng không hoàn toàn cùng dấu. Nghĩa là không được huyền- huyền hoặc không- không. Mà phải: huyền- không hoặc không huyền. Ví dụ 6 8 ( câu 8) cà (huyền) tương(không) B B Đường nao Nêu nhận xét về luật thơ lục bát ? ( về số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần ,vị trí vần, sự thay đổi các tiếng B, T bổng trầm và cách ngắt nhịp trong câu )? Về số câu : mỗi cặp câu thơ lục bát gồm hai dòng : dòng trên 6 tiếng , dòng dưới 8 tiếng. Bài ngắn dài bao nhiêu cũng D.ở câu 8. -Thơ lục bát hầu hết câu lục (6) đều kết thúc bằng thanh B . Các tiếng sau của câu lục và câu bát bao giờ cũng là thanh B (thanh huyền và thanh ngang ) - Tiếng thứ 6 của câu bát và tiếng thứ 8 của câu bát luôn là thanh B . - Nếu tiếng thứ 6 trong câu bát là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải mang thanh huyền (trầm) ( có nghĩa là tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu bát không bao giờ cùng dấu) - Vần : thơ lục bát sử dụng cả vần chân ( vần đứng cuối câu ). Thơ lục bát phổ biến hiệp vần theo quy tắc sau: Tiếng thứ của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát tiếp theo.Tiếng thứ 8 của câu bát lại vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. cứ thế cho đến hết bài. Ví dụ: Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội nón dấu vai mang súng dài Một tay thì cắp hoả mai Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền. - Luật B,T : những tiếng bắt buộc phải theo đúng luật ( 2,4,6) luật B,T 2 4 6 B T B. Còn các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc theo đúng luật B,T. -Tiếng thứ 2 thường là thanh B , tiếng thứ 4 thường là thanh T ( ngoại lệ thì ngược lại). Nhịp; câu lục 3/3; 2/2/2; 4/2 2/4; 2/1/3; 1/3/2; 1/5; 1/1/1/3. Câu bát: 2/2/2/2; 4/2/2; 2/2/4; 4/4; 3/5. 2/1/5; 2/6; 1/7; 2/3/3; 4/1/3; 4/1/2/1; 2/2/1/3. Em biết những bài nào được làm theo thể thơ lục bát , em hãy đọc những bài đó (như thơ hoặc ca dao) khoảng 5 hs đọc. Hết tiết 1 III.Hướng dẫn học bài ở nhà(1 phút) Học thuộc đặc điểm về thơ lục bát. Tập sáng tác thơ lục bát. I .Luật thơ lục bát 1. Ví dụ: 2.Bài học. - Lục bát là thể thơ độc đáo của VHVN. - Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình sau đây ( B bằng; T trắc, V: vần; chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ. Tiếng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 6 - B - T - BV 8 - B - T - BV - BV - Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật B,T. Tiếng thứ 2 thường là thanh B ,tiếng thứ 4 thường là thanh T ( cùng có khi tiếng thứ 2 là thanh T thì tiếng thứ 4 sẽ đổi là thanh B) . Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang(bổng ) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại. * Ghi nhớ(SGK trang 156) chuyển tiết 2 A, Phần chuẩn bị (đã ghi ở tiết 1) B. Phần thể hiện trên lớp. *ổn đinh tổ chức: 7C 7D 7E I Kiểm tra bài cũ: 1 câu hỏi: nêu đặc điểm của thể thơ lục bát 2 Đáp án: Luật lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm 1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng : các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật B-T (3đ) Tiếng thứ 2 thường là thanh B ,tiếng thứ 4 thường là thanh T ( nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ 2 là thanh T thì tiếng thứ 4 sẽ đổi thành thanh B)(4đ) Trong câu 8 nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền( trầm) ngược lại (3đ) Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền các từ đó?( về ý và về vần) -> Điền các từ đó vừa đảm bảo về ý vừa đúng luật B,T của thơ lục bát. cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu ? sửa lại cho đúng luật? Tổ chức chia lớp thành 2 đội, một đội xướng câu lục, đội kia làm câu bát.Đội nao không làm được là thua điểm, đội thắng được quyền xướng câu lục. GV làm trong tài. II. Luyện tập. Bài tập 1 (trang 157) Em ơi đi học đường xa cố học cho giỏi như là mẹ mong Anh ơi phân dấu cho bền Mỗi năm mỗi lớp mới nên thân người.( Tiến lên hàng đầu) Ngoài vườn ríu rít tiếng chim ( Tiến lên hàng đầu) Hàng cây lặng gió im lìm nắng xuân. ( Trong xuân rộn rã chốn tìm em chơi) Bài tập 2(trang 157) Vườn em cây quý đủ loài. có cam, có quýt, có bòng, có na. Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn dấu tiến lên hàng đầu. Những câu tục ngữ này sai ở luật B T, sai ở cách hiệp vần tiếng cuối câu 6 với tiếng thứ 6 của câu 8. Vườn em cây quý đủ loài có cam, có quýt, có xoài ,có na. Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan. Bài tập 3(trang 157) Bài tập 4(trang 157) a, Anh đi làm mướn nuôi ai Cho áo anh rách, cho vai anh mòn. Anh đi làm mướn nuôi con áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai
Tài liệu đính kèm: