A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Khái niệm về điệp ngữ
- Các loại điệp ngữ
- Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phép điệp ngữ
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ
- Sử dụng phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh
3. Tư tưởng:
- Biết sử dụng thành thạo điệp ngữ trong giao tiếp.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 55 Tiếng việt điệp ngữ A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khái niệm về điệp ngữ - Các loại điệp ngữ - Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản 2. Kĩ năng: - Nhận biết phép điệp ngữ - Phân tích tác dụng của điệp ngữ - Sử dụng phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh 3. Tư tưởng: - Biết sử dụng thành thạo điệp ngữ trong giao tiếp. B.Chuẩn bị - Thầy: SGK, SGV, TLHDTH chuẩn KTKN, bảng phụ. - Trò: Đọc trước bài C. Phương pháp: - P.P: Vấn đáp, qui nạp, tích hợp, - KT: Động não D. Tiến trình giờ dạy I. ổn định tổ chức (1’) II. Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là thành ngữ? Nêu cách hiểu nghĩa của thành ngữ? Giải nghĩa thành ngữ? - Tổ hợp từ cố định, có nghĩa hoàn chỉnh - Cách hiểu nghĩa của thành ngữ + Được suy ra từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ + Từ nghĩa hàm ẩn , trừu tượng III. Bài mới; * “ Đã nghe nước chảy lên non Đã nghe đất chuyển thành con sông dài Đã nghe gió ngày mai thổi lại Đã nghe hôn thời đại bay cao” Cụm từ “ Đã nghe “ Được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh và khẳng định cuộc sống mới đã đến với nhân dân đất nước ta. Cách làm ấy được gọi tên như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong bài học hôm nay. Hoạt động 1: P.P: Qui nạp, vấn đáp, tích hợp KT: Động não Yêu cầu HS theo dõi vào khổ thơ 1 và khổ cuối của bài “Tiếng gà trưa” - Gọi HS đọc 2 khổ thơ này ?) Hai khổ thơ trên có những từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần? Tác dụng? + Khổ 1: Nghe -> nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa + Khổ 2: Vì -> nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ *GV treo bảng phụ chép đoạn văn: “Tre xung phong...chiến đấu” ?) Từ nào được lặp lại trong đoạn văn? Tác dụng? + Tre -> nhấn mạnh, khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tre trong cuộc sống chiến đấu, lao động của nhân dân VN ?) Những từ được lặp lại như trên -> gọi là điệp ngữ ?) Thế nào là điệp ngữ? - 3 HS trả lời -> GV chốt bằng ghi nhớ * Lưu ý: Điệp ngữ có tác dụng nghệ thuật nhưng cách viết lặp lại TN do thiếu vốn từ -> lỗi lặp A. Lý thuyết I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ ( 8’) 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu + Khổ 1: Nghe -> nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa + Khổ 2: Vì -> nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ 2. Ghi nhớ: SGKT 151 Hoạt động 2: P.P: Vấn đáp, qui nạp KT: Động não GV treo VD chép khổ 1 bài” Tiếng gà trưa” và 2 VD a, b (152) ?) Nhận xét gì về vị trí các từ gạch chân ở VD (a)? - Điệp ngữ nối tiếp nhau, liền nhau ? Hãy lấy một ví dụ về dạng điệp ngữ này? - HS lấy ví dụ nhận xét, bổ sung - GV: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết=> Điệp ngữ nối tiếp ?) Vị trí các từ lặp lại ở VD (b) có gì khác VD (a)? - Từ cuối câu trước lặp lại ở đầu câu sau => Điệp ngữ chuyển tiếp -> Điệp vòng ? Lấy ví dụ về dạng điệp ngữ này? -“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” ?) Từ “nghe” lặp lại ở những vị trí nào? - Đầu các câu thơ -> Điệp ngữ cách quãng ?) Thử lấy 1 VD kiểu này? “Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa” *GV: Ngoài ra còn có điệp kiểu câu như đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Điệp ngữ có thể là 1 từ, 1 cụm từ ?) Có mấy kiểu điệp ngữ - HS trả lời - GV chốt- Cho HS đọc ghi nhớT152 II. Các dạng điệp ngữ ( 9’) 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu: - Điệp ngữ nối tiếp - Điệp ngữ chuyển tiếp - Điệp ngữ cách quãng 2. Ghi nhớ: SGKT 152 Hoạt động 3 : P.P: vấn đáp, tổ chức cho HS tự tiếp thu KT, Nhóm HT. KT: Động não, các mảnh ghép, ? Bài 1: Tìm điệp ngữ trong DT và nêu tác dụng của ĐN? - HS chia nhóm trình bày + Tổ 1,2 : a + Tổ 3,4: b - Đại diện trình bày hoặc kiểm tra chéo nhân xét, bổ sung - GV chốt ? Bài 2: tìm Điệp ngữ và chỉ ra dạng ĐN? - HS trả lời miệng , nhận xét bổ sung - GV chốt ? Bài 3: Trong đoạn văn sau việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không? - Không có tác dụng biểu cảm, cần viết gọn lại lược bớt từ ngữ trùng lặp không cần thiết? ? Hãy viết lại đoạn văn trên cho tốt hơn? – HS viết lại, đọc nhận xét, bổ sung - GV đưa đoạn văn viết lại cho HS tham khảo - HS làm ra phiếu học tập -> KT chéo -> GV chấm chữa một số bài - HS làm ra phiếu. Gọi một số em trình bày II. Luyện tập(18’) Bài 1 (153) a) – Một dân tộc đã gan góc -> khẳng định tinh thần đấu tranh của dân tộc - Dân tộc đó -> khẳng định, nhấn mạnh ý chí, niềm tin vào chiến thắng - Dân tộc (lặp lại 4 lần): niềm tự hào dân tộc b) Trông (9 lần): Thể hiện tâm trạng lo lắng bộn bề về thời tiết, mùa màng...của người nông dân Bài 2( 153) - Xa nhau -> Điệp ngữ cách quãng - Một giấc mơ -> Điệp ngữ chuyển tiếp Bài 3( 153) Phía sau nhà em có một mảnh vườn trồng rất nhiều loài hoa. ở đó, em trồng hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa layơn nữa. Thế rồi ngày lễ 8/3 em sung sướng tặng những người thân yêu nhất của mình những bông hoa chính tay mình chăm sóc. Em thấy thật hạnh phúc và tự hào. Bài 4( 153) Tìm điệp ngữ và nêu tác dụng : a. Chúng muốn đốt ta thành tro bụi Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm Chúng muốn biến ta thành ô nhục Ta thành sen thơm ngát giữa đầm ( Tố Hữu) - Điệp cách quãng - Mỉa mai tham vọng ngông cuồng của ĐQM - Tự hào về phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta. b. Đường ta rộng thênh thang tám thước Đường Bắc Sơn Đình Cả Thái Nguyên - Điệp nối tiếp - Niềm phấn khởi tự hào về thắng lợi của Cách mạng IV. Củng cố ( 2’) - Em hiểu thế nào là Điệp từ? - Các dạng điệp ngữ? V. Hướng dẫn về nhà ( 2’) - Học bài và chuẩn bị bài: Luyện nói - Lập dàn ý chi tiết bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Tập nói ở nhà E. Rút kinh nghiệm ............... ............... ............... -------------------------&0&------------------------
Tài liệu đính kèm: