Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 55: Điệp ngữ (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 55: Điệp ngữ (Tiết 2)

. Kiến thức: Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị biểu cảm của điệp ngữ.

2. Kĩ năng.

- có ý thức vận dụng điệp ngữ trong nói và viết.

- Có kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong các văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể.

3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

GV: Máy chiếu đa vật thể, Phiếu học tập.

HS: Vở bài tập, SBT

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 55: Điệp ngữ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
Tiết 55
Điệp ngữ
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị biểu cảm của điệp ngữ.
2. Kĩ năng.
- có ý thức vận dụng điệp ngữ trong nói và viết.
- Có kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong các văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. chuẩn bị:
GV: Máy chiếu đa vật thể, Phiếu học tập.
HS: Vở bài tập, SBT
C. phương pháp:
 Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu, thực hành
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: 7B............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là thành ngữ? Đặc điểm của thành ngữ? Lấy 4 thành ngữ và giải nghĩa?
III. Giảng bài mới:
G:ở lớp 6, các em đã làm bài tập phân biệt như một biện pháp tu từ và lỗi lặp do vốn từ nghèo nàn. Bây giờ, em nào có thể dẫn ra 2 VD để so sánh?
H: VD: Phép lặp:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai?
VD: lỗi lặp:
Con bò đang gặm cỏ, Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò.
? Cảm xúc của em khi đọc 2 vd trên?
H: (1). Hay, thú vị...nhờ điệp ngữ nhớ ai đem lại.
 (2).câu văn xuôi nặng nề, trùng lặp, rườm rà...do sự lặp ngữ con bò.
" Điệp ngữ là một phương tiện để biểu cảm....
Hoạt động của Thầy 
Trò
Nội dung
GV bật máy cho hs quan sát đoạn thơ.
? ở khổ thơ đầu và cuối của bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
? Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?
G: nhấn mạnh thêm.
BT nhanh:
? xác định điệp ngữ trong khổ thơ sau:
ở đâu nghèo đói gọi xung phong
Lon nước, mo cơm lội khắp đồng,
ở đâu tiền tuyến kêu anh đến,
Tay súng, tay cờ lại tiến công!
H: đọc khổ thơ cuối của bài thơ: “Tiếng gà trưa”
? Khổ thơ đó có từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần?
? Nó được lặp liên tiếp không?
? Em có thể gọi tên cách lặp này là gì?
G: treo bảng phụ ghi VD mục II SGK.
? Những từ điệp ngữ trong VD có liền kề nhau không?
? Gọi tên dạng điệp ngữ này?
? Khổ thơ được trích từ văn bản nào?
? Từ nào được lặp lại nhiều lần?
? Những từ lặp lại đó ở vị trí ntn?
? Em hãy gọi tên dạng ĐN đó?
? Em đã được học những văn bản nào đã sử dụng dạng điệp ngữ nào?
Bài tập nhanh:
? Xác định điệp ngữ và dạng điệp ngữ trong VD sau:
Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.
G: ĐN là cách lặp lại từ, ngữ, câu, đoạn một cách có dụng ý nghệ thuật để biểu cảm.
G: treo bảng phụ ( giới thiệu cho H biết dạng điệp ngữ là một tư, cụm từ, câu, đoạn.
? Qua phân tích ví dụ trên em biết đến những dạng điệp ngữ nào?
Bài tập 1
HĐ cá nhân:
Bài tập 2
G + H ở dưới nhận xét đánh giá, sửa sai
Bài tập 3
HĐ nhóm ( 3 nhóm)
phía sau nhà em có một mảnh vườn, ở đó em trồng rất nhiều hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn tặng mẹ và chị gái em.
G: Hướng dẫn H làm bài tập 4.
H: Lặp lại từ Nghe, vì
" Tác dung: làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. 
a Điệp ngữ
H: điệp ngữ: ở đâu (điệp ngữ cách quãng).
H: đọc ghi nhớ:
H: Không
H: Lặp cách quãng.
H: đọc ví dụ a trên bảng phụ.H: có.
H: Sau phút chia ly
HS: đọc VD b trên bảng phụ:
H: ĐN: muốn chừa, hay ưa, chừa được:
"ĐN chuyển tiếp.
H: ĐN: cách quãng, nối tiếp, chuyển tiếp.
H: lên bảng làm
G + H ở dưới nhận xét đánh giá, sửa sai
H: lên bảng làm
A. Lí thuyết:
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
1: Ngữ liệu:
2. Phân tích, Nhận xét:
- Từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần: nghe, vì
" Tác dung: làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. 
a Điệp ngữ
* Ghi nhớ: SGK T 152
II. Các dạng điệp ngữ:
1. Ngữ liệu: SGK.
2. Phân tích, Nhận xét:
Khổ cuối bài “Tiếng gà trưa” là từ “Vì”điệp ngữ cách quãng (1).
- rất lâu, rất lâu
- khăn xanh, khăn xanh
- thương em, thương em.
" Điệp ngữ nối tiếp (2).
- Thấy; ngàn dâu
" ĐN chuyển tiếp ( Điệp ngữ vòng)
- có nhiều dạng điệp ngữ.
* ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1:
ĐN: một dân tộc, dân tộc.
- đi cấy, trông " tâm trạng lo lắng nhiều bề của người nông dân.
Bài tập 2:
- Xa nhau, một giấc mơ " điệp ngữ chuyển tiếp.
Bài tập 3:
- Lặp từ..
Bài tập 4:
IV. Củng cố:
G: treo bảng phụ ghi bài tập
? Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ?
“ Hoa đãi nguyệt, nguyệt in một tấm
.............................
...............................trong lòng xiết đâu”
A. ĐN cách quãng:	B. ĐN nối tiếp.	C. ĐN chuyển tiếp
V. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà làm bài tập còn lại, học thuộc nội dung các phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau......
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT55.doc