Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Tiếp)

A.Mục tiêu: Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong 1 thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc

 - Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lời văn tuỳ bút của Thạch Lam

 - Luyện cho học sinh đọc giọng văn tuỳ bút

 B. Chuẩn bị:

1. Thầy: Chuẩn bị: nghiên cứu, soạn bài.

 2. Trò: đọc, cảm nhận, soạn bài

 C. Tiến trình lên lớp:

 

doc 141 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1659Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/12/09
Ngày dạy:14/12/09
Tiết 57:	 Một thứ quà của lúa non: cốm
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong 1 thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc
	- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lời văn tuỳ bút của Thạch Lam
	- Luyện cho học sinh đọc giọng văn tuỳ bút
	B. Chuẩn bị:
Thầy: Chuẩn bị: nghiên cứu, soạn bài.
	2. Trò: đọc, cảm nhận, soạn bài
 C. Tiến trình lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ:
 	Đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng gà trưa?
	 Nêu nội dung bài học?
3.Bài mới:
	* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	Các em đã biết bánh cốm ở miền bắc nó như thế nào? Ăn nó sẽ ra sao? 
	* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
 Hoạt động của thầy và trò
Trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm ?
Thế nào là thể tuỳ bút ?
(Tuỳ bút: thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, t/c, suy nghĩ của tác giả. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất trữ tình)
Tìm bố cục văn bản ?
 Bố cục: 3 ý
	- Đầu... thuyền rồng: 
	- Tiếp... nhũn nhặn: 
	- Còn lại: 
Tìm những từ miêu tả hạt thóc nếp đầu tiên làm nên cốm?
 - Trong cái vỏ xanh - 1 giọt sữa trắng thơm, dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống
Cách tả của tác giả ở đây ntn?
 Trong đoạn đầu tác giả sử dụng dấu chấm? Có dụng ý gì?
 Tác giả kể các chi tiết nào về cốm làng Vòng?
 Vì sao cốm gắn với tên làng Vòng?
Chi tiết nào vẽ nên nét đẹp của cô gái bán cốm làng Vòng?
 + Đòn gánh 2 đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng
 + Cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn g
 Hình ảnh cô hàng cốm có ý nghĩa gì?
 Chi tiết đến mùa cốm, các người của HN 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm có ý nghĩa gì?
 Từ những lời văn trên cảm xúc nào của tác giả được bộc lộ?
 Gv: Phần này tác giả viết theo phương thức nghị luận, bình luận
 Có 2 lời bình đó là những lời bình nào?
 Lời 1: Cốm là thứ quà riêng biệt gợi cho em cách hiểu mới mẻ nào về cốm?
 ? Lời 2: Hồng cốm tốt đôi... lâu bền tác giả bình luận về vấn đề gì? Tác giả sử dụng từ ngữ ntn? Mục đích gì?
Cốm còn giá trị nào nữa?
* Lời 2: Cốm để làm quà sêu tết
đ Rất nhiều tính từ miêu tả gợi cảm, gợi liên tưởng => cốm góp phần cho nhân duyên tốt đẹp của con người (giá trị tinh thần )
 - Giá trị văn hoá của dân tộc
=> Trân trọng, giữ gìn cốm như 1 vẻ đẹp văn hoá dân tộc
 Qua đó tác giả muốn bày tỏ tình cảm gì?
 (Đoạn cuối tác giả bàn về 2 phương diện ăn và mua cốm) (hs đọc)
 Vì sao khi ăn cốm phải ăn từng chút, thong thả...?
 ? Ăn cốm tác giả ngẫm nghĩ điều gì?
- Thấy thu lại cả trong hương vị ấy... của những ngày mùa hạ trên hồ.
 Tác giả cảm thụ bằng giác quan nào?
 - Các giác quan cảm thụ
 + Khứu giác: (mùi thơm của lúa)
 + Xúc giác (chất ngọt của cốm)
 + Thị giác (màu xanh)
 Tác dụng của cách cảm thụ này?
Bằng lí lẽ nào tác giả thuyết phục người mua cốm
 - Cốm là lộc trời
 - Cốm là cái khéo của người
 - Cốm là sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa
Lý lẽ đó cho thấy tác giả có thái độ ntn đối với thứ quà của lúa?
Văn bản đã mang lại cho em những hiểu biết gì về cốm?
Em có nhận xét gì về lối văn tuỳ bút của Thạch Lam?
 Nội dung kiến thức
I. Đọc – Tìm hiểu chung:	
Tác giả: 
 - Thạch Lam (1910 - 1942) 
	- Thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn	
 - sở trường về viết truyện ngắn
	- Là cây bút tinh tế nhạy cảm đặc biệt trong việc khai thác thế giới cảm xúc, cảm giác của con người
	2. Tác phẩm: Bài Một thứ quà của lúa non: cốm rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường
(1943)
	* Thể loại: tuỳ bút.
 	* Bố cục: 3 ý
	- Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm
	- Cảm nghĩ về giá trị văn hoá của cốm
	- Cảm nghĩ về sự thưởng thức của cốm
	* Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm:
đ Tả từ trong ra ngoài, thấy được cả mùi vị từ bên trong, tả cả sự lớn dần của hạt nếp
 - Muốn lôi kéo sự đồng cảm và sự tưởng tượng của người đọc hoà vào cảm xúc của tác giả
 + Kể về thời điểm gặt lúa: lúa vừa nhất
 + Cách chế biến: bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn
 + Truyền thống: cốm làng Vòng nổi tiếng
 => Cốm làng Vòng dẻo thơm ngon nhất
=> Cốm gắn với vẻ đẹp của người làm ra cốm
 Cách cốm đến với mọi người lịch sự duyên dáng
=> Cốm trở thành nhu cầu thưởng thức của người HN đ gia nhập vào văn hoá ẩm thực của thủ đô
đ Yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của cốm
2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm:
 * Cốm là quà tặng của đồng quê
 - Cốm là đặc sản của dân tộc vì nó kết tinh hương vị của đồng quê
đ Do đó cốm là quà quê hương nhưng là thứ quà thiêng liêng
 - Giá trị văn hoá của dân tộc
=> Trân trọng, giữ gìn cốm như 1 vẻ đẹp văn hoá dân tộc
 3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức của cốm:
đ Ăn như thế mới cảm hết các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở cốm
 - Các giác quan cảm thụ
đ Khơi gợi cảm giác của bạn đọc về cốm. Chứng tỏ sự tinh tế sâu sắc của tác giả (là người sành cốm)
=> Cốm như 1 giá trị tinh thần thiêng liêng đáng được chúng ta trân trọng giữ gìn
IIITổng kết:
 ND: - Cốm là thứ quà đặc sắc vì nó kết tinh nhiều vẻ đẹp...
 - Cốm là thứ sản vật quý của dân tộc cần được nâng niu, giữ gìn
 NT: - Lối văn giàu ấn tượng cảm giác nên có sức gợi cảm cao
 - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt
 - Lời văn nhẹ nhàng êm ái gần như thơ
 * Ghi nhớ: sgk
D. Củng cố- Dặn dò:
	1. Củng cố: - Hệ thống lại nội dung và nghệ thuật của bài
	2. Dặn dò: - Học thuộc lòng ghi nhớ
 - Làm 2 bài tập phần luyện tập
 - Chuẩn bị tiết chữ.
Ngày soạn:13/12/09
Ngày dạy:15/12/09
Tiết 58:	Chơi chữ
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Hiểu được thế nào là chơi chữ
	- Hiểu được 1 số lối chơi chữ thường dùng
	- Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ
	B. Chuẩn bị:
	1.Thầy: Chuẩn bị: nghiên cứu, tìm tài liệu có liên quan.
	2.Trò: Làm bài tập ,chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình lên lớp:
 1.ổn định:
 2.Bài cũ:Thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng? Có mấy dạng điệp ngữ? Nêu mỗi dạng 1 ví dụ?
 3.Bài mới:
	* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Tiếng Việt ta phong phú về từ, đa dạng về cách thức biểu đạt. Có nhiều lối thể hiện ngôn ngữ tài tình, hài hước. Một trong những cách đó là chơi chữ. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về vấn đề đó
	 * Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Hs đọc bài ca dao và trả lời
Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao?
 - Lợi1: lợi hại, thuận lợi, lợi lộc
 Lợi2+3: Nơi tiếp giáp với răng, giữ cho chân răng đứng vững
Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng nào của từ ngữ? Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?
 Tác dụng: Câu trả lời của thầy bói đượm chút hài hước. Đây là NT đánh tráo ngữ nghĩa gây cảm giác bất ngờ thú vị
Qua tìm hiểu em hiểu thế nào là chơi chữ?
b.Hoạt động 2:
 Hs đọc ví dụ sgk
 Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ ở các câu vừa đọc?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong 2 câu thơ?
(1) - Đồng âm về lời nói - có ý giễu cợt tên tướng Pháp Nava (trại âm)
 - Nồng nặc >< tiếng tăm đ gợi sự tương phản về ý nghĩa nhằm châm biếm đả kích
Theo em ở ví dụ này tác giả dùng cách nói ntn? Tìm thêm?
(2)Phụ âm m lặp lại liên tục
 ở ví dụ 3 tác giả dùng cách nói nào?
(3) - Cách nói lái: cá đối - cối đá, mèo cái - mái kèo
 (đầu tiên - tiền đâu, bí mật - bật mí, đèo ngang - đang nghèo)
ở ví dụ 4 tác giả dùng cách nói nào?
 (4) - Sầu riêng đ chỉ trạng thái tâm lý buồn đ chỉ một thứ quả có ở miền nam
 - Vui chung đ chỉ trạng thái tâm lý vui
=> Sầu riêng trái nghĩa với vui chung đ chơi chữ bằng nhiều nghĩa và trái nghĩa
Qua ví dụ em thấy có những lối chơi chữ nào?
HS đọc ghi nhớ
Tổ chức trò chơi: chia hai đội thi đội nào tìm được nhiều ví dụ dùng các lối chơi chữ?
 Nội dung kiến thức
I. Thế nào là chơi chữ:
 1.Ví dụ:sgk 
 - Dựa vào hiện tượng đồng âm
đ NT đánh tráo ngữ nghĩa gây cảm giác bất ngờ thú vị
 2. Ghi nhớ: SGK
II. Các lối chơi chữ:
1.Ví dụ:sgk
 (1) - Đồng âm về (trại âm)
 - Từ gợi sự tương phản 
 (2) - Chơi chữ bằng cách điệp phụ âm đầu
 (3) - Cách nói lái
(4) - Trái nghĩa, từ đồng âm
 2. Ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
	 III. Luyện tập:
Bài 1: Chơi chữ bằng cách nêu tên 1 loạt các loài rắn: liu điu, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đ đồng âm và các từ có nghĩa gần gũi nhau
	Bài 2: C1: Chơi chữ bằng việc nêu tên các loại thức ăn chế biến từ thịt: mỡ, giò, nem, chả
 	C2: Chơi chữ bằng nêu tên họ nhà tre
	Bài 3: Sưu tầm ở nhà
	Bài 4: Từ đồng âm: 
	- Cam: ngọt
	- Cam: tên một loại quả
	- Khổ: đắng
	- Khổ: Trái với sướng
 D. Củng cố -dặn dò:
	1. Củng cố: Hs đọc lại ghi nhớ
	2. Dặn dò: -Học thuộc bài.Sưu tầm thêm 1 số lối chơi chữ
 -Chuẩn bị kĩ tiết làm thơ lục bát.
Ngày soạn:13/12/09
Ngày dạy:15/12/09
Tiết 59	Làm thơ lục bát
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Hiểu được luật thơ lục bát
	- Có cơ hội tập làm thơ lục bát
	- Bước đầu làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc
B. Chuẩn bị:
	1. Thầy: Chuẩn bị: Tìm thêm 1 số bài thơ lục bát
	2. Trò: Đọc trước bài ở nhà
C. Tiến trình lên lớp:
 1.ổn định:
 2.Bài cũ:Kết hợp ở bài mới
 3.Bài mới:
	* Hoạt động :Giới thiệu bài:
Thơ lục bát là loại thơ truyền thống được các tác giả sáng tác nhằm bộc lộ tình cảm................Nó có đặc điểm ntn?Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
	* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
Hoạt động của thầy và trò
 Hs đọc câu ca dao (155)
Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao lại gọi là lục bát?
 Gv giải thích: - Tiếng có dấu: \ , 0 đ bằng (B)
 - Tiếng có dấu: /, ? , ~ , . đ trắc (T)
Kẻ sơ đồ vào vở và điền các kí hiệu ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào ô? 
B B B T B BV
T B B T T BV B BV
T B T T B BV
T B T T B BV B BV
Nhận xét về vị trí, thanh các tếng hiệp vần của thơ lục bát?
Nhận xét các tiếng ở vị trí chẵn thường là thanh gì? và các tiếng ở vị trí lẽ thường là thanh gì?
GV đọc lại ví dụ, nhận xét cách ngắt nhịp?
Nêu nhận xét về luật thơ lục bát, số câu, số tiếng, số vần, vị trí vần, luật, nhịp?
 Nội dung kiến thức
I. Tìm hiểu luật thơ lục bát:
 1. Đặc điểm:
 - Số lượng, cấu tạo:
 + Nhiều cặp câu nối tiếp nhau
 + Cặp câu:1 câu 6 tiếng, 1 câu 8 tiếng
 - Vần: 1 vần lưng và 1 vần chân nối tiếp (tiếng 6 câu 6 vần với tiếng 6 câu 8. Tiếng 8 câu 8 vần với tiếng 6 câu 6)(B)
 - Thanh điệu: 
 + Tiếng 2,6,8(B), tiếng 4(T)
 +Tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc
 + Câu 8: Tiếng 6 thanh ngang thì tiếng 8 thanh huyền
 - Nhịp: chẵn
=>Tuân thủ nghiêm ngặt
 2. Lưu ý:
 - Đề tài: gần gũi
 - Hình thức: tuân thủ các đặc điểm
 - Tình cảm kín đáo tế nhị
 * Ghi nhớ: SGK
* Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8
	- Gv đưa bảng phụ
	 So sánh 2 bài lục bát sau
	1.	Các bạn trong lớp ta ơi
	 Thi đua học tập phải thời tiến l ... i chuẩn bị của cá nhân
	- HS đánh giá sửa lỗi.
	- Giáo viên đánh giá (nội dung, cách trình bày trước tập thể)
	Bài tập 3:
	- Văn bản 1: học sinh viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mình
 - Văn bản 2: Hs viết văn bản đề nghị là không đúng trong trường hợp này phải viết báo cáo. Vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và bà mẹ VN anh hùng
 - Văn bản 3: Trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết văn bản đề nghị BGH nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H
	E. Củng cố- dặn dò:	
	1. Củng cố: Hệ thống lại phương pháp viết cho 2 loại văn bản
	2. Dặn dò: 
	- Xem lại và rút kinh nghiệm, tránh các lỗi khi viết các loại văn bản trên
	- Nắm vững cách viết một văn bản
	- Ôn tập tốt để kiểm tra học kì II
	Tiết 127+128	Soạn 22/4/06
Ôn tập tập làm văn
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn nghị luận
	- Luyện học sinh có nhận thức rõ trong việc linh hoạt thực hành các thể loại văn bản đã học
	B. Chuẩn bị:
	- Thầy: 
	+ Phương pháp: Đàm thoại + Thảo luận
	+ Chuẩn bị: Nghiên cứu, soạn bài
	- Trò: chuẩn bị tốt phần câu hỏi sgk
	C. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	D. Nội dung - Tiến trình:
	* Hoạt động 1: Giới thiệu bài SGV
	* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
I. Văn bản biểu cảm:
	1. Hãy ghi lại tên các văn bản biểu cảm đã học và đọc ở sgk 7
	- Cổng trường mở ra
	- Mẹ tôi
	- Một thứ quà của lúa non: Cốm
	- Mùa xuân của tôi
	- Sài Gòn tôi yêu
	2. Văn bản biểu cảm có đặc điểm gì
	- Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và cách đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học
	- Cách thức: + Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc con người... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình
 	+ Khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá của mình
	- Bố cục: Theo mạch tình cảm, suy nghĩ
	3. Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm:
	- Cốt để khêu gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc. Miêu tả xen kẽ với kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ: Trong miêu tả đã thể hiện cảm xúc tâm trạng
	Ví dụ: Đoạn tả đêm mùa xuân trong bài Mùa xuân của tôi... 
	4. Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn biểu cảm:
	- Tương tự như vai trò miêu tả
	5. Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì phải nêu được:
	+ Vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm, phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật, sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu và vì sao?
	a. Với con người: vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp lời nói, cử chỉ, hành động, vẻ đẹp tâm hồn, tính cách
	b. Với cảnh vật: vẻ đẹp riêng, ấn tượng đối với cảnh quan và con người
	6. Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ ntn
	* Ví dụ: ở bài Sài Gòn tôi yêu
	- Phương pháp so sánh: + Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đang độ nõn nà
 + Tôi yêu Sài Gòn như người đàn ông vẫn ôm ấp mối tình đầu
	- Đối lập - tương phản: Sài Gòn vẫn trẻ - Tôi thì đương già. Ba trăm năm đô thị - Năm ngàn năm đất nước. Nắng sớm - Đêm khuya mưa. Non - nước. Gái - trai...
	- Câu cảm, hô ngữ: + Đẹp quá đi, mùa xuân ơi!
	+ Tôi yêu Sài Gòn da diết, tôi yêu thời tiết trái chứng, tôi yêu phố phường yêu cả cái tĩnh lặng...
	- Câu hỏi tu từ: Ai bảo non đừng thương nước, ai cấm được...
	- Điệp từ ngữ: - Sài Gòn vẫn trẻ, SG cứ trẻ, tôi yêu, ai cấm được...
 	- Câu văn nhịp nhàng, kéo dài, dạt dào ý thơ
	+ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, ... đẹp như thơ như mộng...
	+ Bấy giờ, khi chào người lớn, các cô ấy cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá
	7. Điền vào ô trống
	- Nội dung văn bản biểu cảm: ND cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá nhận xét của người viết
	- Mục đích biểu cảm: Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết
	- Phương tiện biểu cảm: Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc, tâm trạng...
	8. Điền vào ô trống:
	(1) Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm
	 - Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát
	(2) Thân bài: - Khai triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm
	 - Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng thể
	(3) Kết bài: ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết
	II. Về văn bản nghị luận:
	1. Các bài văn nghị luận đã học: 4 bài
	2. Các dạng nghị luận: (nói, viết)
	3. Những yếu tố cơ bản trong 1 bài văn nghị luận: Gồm luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận. Trong đó yếu tố lập luận là yếu tố chủ yếu
	4. Luận điểm là gì? Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành một khối
	- Câu a, d là luận điểm, câu b chỉ là câu cảm thán, câu c chưa đủ ý, chưa rõ ý
	5. Trong văn chứng minh rất cần dẫn chứng nhưng cũng rất cần lí lẽ còn phải biết cách lập luận
	- Dẫn chứng trong bài văn c/m tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm, luận đề
	- Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng
	- Yêu cầu của lí lẽ và lập luận phải phù hợp với d/c góp phần làm rõ bản chất của d/c hướng tới luận điểm
	6. Phân biệt 2 đề TLV:
	+ Giống: chung một luận đề, cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận
	+ Khác: về thể loại
	Giải thích	 Chứng minh
	- Vấn đề (gthiết là) chưa rõ	- Vấn đề (giả thiết) đã rõ
	- Lí lẽ là chủ yếu	- Dẫn chứng là chủ yếu
	- Làm rõ bản chất vấn đề là ntn?	- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề ntn?
 E. Củng cố- Dặn dò:	
	1. Củng cố: Hệ thống lại toàn bộ thể loại
	2. Dặn dò: 
	- Ôn tập kĩ đề kiểm tra học kì
	- Đọc các đề tham khảo SGK
	- Xem kỹ các bài giải thích và chứng minh
	Tiết 129+130	Soạn 22/4/06
Ôn tập tiếng việt
Hướng dẫn làm bài kiểm tra
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Hệ thống hoá kiến thức đã học về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học
	- Luyện cho các em biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tốt
	B. Chuẩn bị:
	- Thầy:
	+ Phương pháp: Nêu vấn đề + Thảo luận
	+ Chuẩn bị: Soạn bài tổng hợp theo yêu cầu
	- Trò: chuẩn bị tốt phần bài cũ để ôn tốt
	C. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 D. Nội dung - Tiến trình:
	1. ổn định
	2. Bài cũ: Kết hợp bài mới
	3. Bài mới: 
	I. Các phép biến đổi câu đã học: Gồm 2 kiểu:
	- Thêm, bớt thành phần trong câu Rút gọn câu
 	 Mở rộng bằng TN và mở rộng bằng cụm C-V
	- Chuyển đổi câu: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
	II. Các phép tu từ cú pháp: Gồm: điệp ngữ, liệt kê, và các tác dụng của nó
	HD học sinh kẻ bảng ôn: T2 ND Tác dụng Ví dụ
	Tiết 2:
	* Kiểm tra bài cũ: ? Cho biết các phép biến đổi câu đã học? Ví dụ?
	* Bài mới:
	III. Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng kết:
	1. Hướng dẫn phần văn: Gồm tục ngữ, 1 số bài nghị luận và 2 bài truyện ngắn hiện đại
	+ Văn nghị luận: ND nổi bật đều thể hiện ở tiêu đề của mỗi bài
	+ Văn tự sự (Truyện ngắn hiện đại)
	- Truyện: Sống chết mặc bay... Thấy được cuộc sống lầm than cơ cực của người dân và tố cáo bọn quan lại mục nát, bê tha vô trách nhiệm
	- Những trò lố... Tập trung phơi bày những trò lố bịch của tên toàn quyền Varen đại diện cho thực dân Pháp trước người anh hùng đầy khí phách Phan Bội Châu
	2. Phần tiếng việt: Theo HD đã ôn 2 tiết
	3. Phần tập làm văn: kì II học các thể loại: giải thích, chứng minh, văn bản hành chính cụ thể: Đề nghị, báo cáo.
	* Giáo viên đọc 1 số đề học sinh tham khảo trả lời, gv hướng dẫn
	4. Củng cố: Hệ thống lại toàn bộ các phần đã học
	5. Dặn dò: Các em ôn lại toàn bộ để làm bài kiểm tra học kì tốt
	Tiết 131+132	Soạn 27/4
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
(Đề do phòng ra chung cho học sinh khối 7)
Tiết 124	Soạn 17/4
Văn bản báo cáo
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này
	- Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách
	- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo
	B. Phương pháp: Nêu vấn đề
	C. Chuẩn bị:
	- Thầy: Nghiên cứu các loại văn bản báo cáo - Soạn bài
	- Trò: Xem trước bài mới để tiếp thu bài dễ hơn
	D. Nội dung - Tiến trình:
	1. ổn định
	2. Bài cũ: ? Nêu đặc điểm của văn bản đề nghị?
 ? Nêu cách làm văn bản đề nghị
	3. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1:
 Hs đọc 2 văn bản báo cáo sgk
đ ? Viết báo cáo để làm gì?
 ? Văn bản báo cáo có gì đáng chú ý về nội dung và hình thức
 ? Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt, học tập ở trường em? 
 ? Có 3 trường hợp ở sgk trường nào cần viết báo cáo?
 ? Qua ví dụ theo em văn bản báo cáo có những đặc điểm gì?
HĐ2:
 ? Xem lại 2 văn bản trên và cho biết các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào?
 ? Theo em phần nào là quan trọng nhất?
 ? Em có nhận xét gì về cách trình bày bản báo cáo?
HĐ3:
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo:
1. Ví dụ:
 - Mục đích: Viết báo cáo để trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đã làm được của cá nhân hoặc tập thể
 - + Nội dung: Phải nêu rõ: Ai viết, ai nhận? Nhận về việc gì và kết quả ra sao?
 + Hình thức: Phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng
 Học sinh thảo luận
đ Khi cần viết sơ kết, tổng kết một phong trào thi đua hoặc 1 đợt hoạt động công tác nào đó
đ Trường hợp b vì: Đó là văn bản báo cáo về tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong 2 tháng cuối năm
2. Ghi nhớ: Văn bản báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của 1 cá nhân hay một tập thể
II. Cách làm văn bản báo cáo:
1. Dàn mục một số văn bản báo cáo
 - Quốc hiệu, tiêu ngữ
 - Địa điểm, báo cáo và ngày... tháng...
 - Tên văn bản báo cáo: Báo cáo về...
 - Nơi nhận báo cáo
 - Người báo cáo
 - Nêu lí do, sự việc và kết quả đã làm được
 - Kí tên
đ Tên văn bản cần viết chữ in hoa khổ to
 - Văn bản trình bày phải rõ ràng, cân đối
2. Ghi nhớ: Bản báo cáo cần phải trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa, theo 1 số mục quy định sẵn, ND không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo của ai, với ai, về việc gì, kết quả như thế nào?
III. Luyện tập:
	HS thảo luận: Khi viết báo cáo cần tránh những lỗi gì?
	4. Củng cố: Gọi 1 học sinh đọc lại phần ghi nhớ
	5. Dặn dò: - Học kĩ phần ghi nhớ
	- Sưu tầm một văn bản báo cáo

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CHUAN VAN 7.doc