MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- Một số thể thơ đã học.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
2. Kĩ năng:
- Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, tổng hợp, phân tích chứng minh.
- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH Tiết : 61-62 Ngày dạy: 28/11/2011 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. - Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình. - Một số thể thơ đã học. - Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, tổng hợp, phân tích chứng minh. - Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính siêng năng cẩn thận. II.CHUẨN BỊ : Giáo viên : Bảng phụ, giáo án Học sinh : SGK, tập ghi bài, bài soạn III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thực hànhthống kê, nêu vấn đề, hợp tác nhóm. IV.TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định lớp : Nắm sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào phần luyện tập. 3. Bài mới : Giới thiệu bài.: Vừa qua chúng ta đã học văn học dân gian, văn chương bác học, văn chương trong nước, ngồi nước, trung đại, hiện đại ... Các vấn đề được nêu trên rất rộng lớn và phức tạp. Để giúp các em hệ thống hĩa các kiến thức cơ bản đã học cũng như duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, đặc biệt là cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình. Chúng ta sẽ cùng nhau đi vào “ơn tập thơ trữ tình” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Hoạt động1: Hệ thống hoá kiến thức. Học sinh đọc câu 4 SGK Giáo viện ghi bài tập vào bảng phụ ¬ Hãy tìm những ý kiến mà em cho là chính xác? Ø Những ý kiến chính xác: b, c, d, g, h ¬ Qua bài tập em hãy cho biết thế nào là tác phẩm trữ tình? Tác phẩm trữ tình bao gồm những thể loại nào? Học sinh đọc câu 5 SGK Giáo viên ghi bài tập vào bảng phụ ¬ Điền vào chỗ trống những câu sau: a. Khác với tác phẩm của cá nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ có tính chất .và.. b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là. c. Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình .. Ø Điền từ: a....tập thể và truyền miệng. b....lục bát. c....điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ. ¬ Vậy em hãy cho biết thế nào là ca dao trữ tình? ¬ Tình cảm trong các tác phẩm trữ tình phải như thế nào? ¬ Trình bày cách biểu đạt tình cảm, cảm xúc trong bài văn biểu cảm? Học sinh hợp tác nhóm 5 phút Lập bảng thống kê các tác phẩm trữ tình đã học. Học sinh trình bày – nhận xét. Giáo viên chốt ý ghi bảng I. Hệ thống hoá kiến thức: 1. Khái niệm tác phẩm trữ tình. - Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. - Tác phẩm trữ tình bao gồm các thể loại: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, văn trữ tình, tuỳ bút. 2. Khái niệm ca dao trữ tình. Ca dao trữ tình là loại thơ biểu hiện những tình cảm nguyện vọng tha thiết và chính đáng, vốn được lưu hành trong dân gian. 3. Tình cảm trong tác phẩm thơ trữ tình. Tình cảm trong thơ trữ tình là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn. 4. Cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm trữ tình. Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện trực tiếp song thường được biểu hiện một cách gián tiếp. 5. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ trữ tình đã học. Tên văn bản Tác giả Thể loại Hoàn cảnh ra đời Nội dung chủ yếu Đặc điểm nghệ thuật Sông núi nước Nam Lí Thường Kiệt Thất ngôn tứ tuyệt Đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó. Nghị luận trình bày ý kiến Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép Phò giá về kinh Trần Quang Khải Ngũ ngôn tứ tuyệt Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần Diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc Giọng điệu sản khoái, hân hoan,tự hào Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thất ngôn tứ tuyệt Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ Ngôn ngữ thơ bình dị Xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa Qua đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan Thất ngôn bát cú Tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật đèo Ngang Tả cảnh ngụ tình Sử dụng từ láy, từ đồng âm, nghệ thuật đối Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú Cáo quan về sống ở Yên Đỗ Tình bạn đậm đà thắm thiết Sáng tạo tình huống, lập ý bất ngờ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch Ngũ ngôn tứ tuyệt Lúc xa quê Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng, xa quê Xây dựng hình ảnh bình dị Sử dụng phép đối Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương Thất ngôn tứ tuyệt Lúc trở về quê hương Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê Sử dụng yếu tố tự sự, cấu tứ độc đáo, sử dụng phép đối Giọng điệu bi hài Cảnh khuya Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Ở chiến khu Việt Bắc Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Có nhiều hình ảnh lung linh kì ảo Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Ở chiến khu Việt Bắc Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Sử dụng điệp từ Từ ngữ gợi hình gợi cảm Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh Thơ 5 chữ Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ Tình cảm gia đình quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ Sử dụng điệp ngữ Vừa kể chuyện bộc lộ tâm tình ¬ Các văn bản được thống kê có đặc điểm chung là gì ? Hoạt động 2 : Luyện tập Hợp tác nhóm ( 4 phút) Nhóm 1: bài 1 Nhóm 2: bài 2 Nhóm 3: bài 3 Nhóm 4: bài 4 Học sinh đọc bài tập 1 Nêu yêu cầu của bài tập Giáo viên ghi 4 câu hỏi của Nguyễn Trãi vào bảng phụ. Học sinh đọc bài tập 2 Xác định yêu cầu BT Học sinh đọc bài tập 3 Nêu yêu cầu của bài tập Học sinh đọc bài tập 4 Nêu yêu cầu bài tập 6. Đặc điểm chung: Biểu hiện tình cảm, cảm xúc của người viết đối với thiên nhiên, quê hương, dất nước, con người. II. LUYỆN TẬP : 1. Nội dung trữ tình và hình thức thể hiện: - Nội dung: Câu thơ Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái, lo cho nước, thương yêu dân của tác giả. - Hình thức: thể hiện ở đây là thông qua miêu tả, tự sự và lối ẩn dụ 2. So sánh - Tình huống thể hiện tình yêu quê hương: + Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: ở xa xứ, trông trăng nhớ quê. + Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: về lại quê nhà, tình cảm quê hương thể hiện ở thái độ đau xót, ngậm ngùi trước những thay đổi của quê nhà. - Cách thể hiện + Tình yêu quê hương được khách quan hoá, thể hiện hành động : ‘ vọng, cử, đê”. + Biểu cảm qua tự sự, miêu tả. 3. So sánh bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều ( Phần đọc thêm, bài 9) với bài Rằm tháng giêng về hai vấn đề: cảnh được miêu tả và tình cảm được thể hiện: - Cảnh vật có những yếu tố giống nhau: Đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông. - Nhưng màu sắc khác nhau: + Đêm đỗ thuyền: cảnh vật yên tĩnh và chìm trong u tối. + Rằm tháng giêng: cảnh vật sống động, tuy có nét huyền ảo song cơ bản là trong sáng. - Điểm khác nổi bật ở chủ thể trữ tình: + Đêm đỗ thuyền: là kẻ lữ khách thao thức không ngủ, vì nỗi buồn xa xứ. + Rằm tháng giêng: là những chiến sĩ vừa hoàn thành một công việc trọng đại đối với sự nghiệp Cách mạng. 4. Những câu mà em cho là đúng: - Tuỳ bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật. - Tuỳ bút sử dụng nhiểu phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu. - Tuỳ bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình. 4. Củng cố và luyện tập: Thế nào là tác phẩm trữ tình ? Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Em hiểu thế nào là ca dao trữ tình ? Ca dao trữ tình là loại thơ biểu hiện những tình cảm nguyện vọng tha thiết và chính đáng, vốn được lưu hành trong dân gian. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : - Học thuộc nội dung luyện tập. Viết đoạn văn cảm nhận về một bài, một đoạn, một câu,trong một văn bản tác phẩm trữ tình mà em yêu thích nhất. - Chuẩn bị bài: Ôân tập các văn bản đã học từ đầu năm đến nay. Thi Học Kì I Ôân tập phần Tiếng Việt: hệ thống hoá các kiến thức đã học, luyện tập. V/ RÚT KINH NGHIỆM : Nội dung Phương pháp Tổ chức
Tài liệu đính kèm: