Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiếp)

/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi sử dụng từ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ chuẩn mực khi nói và viết.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ chuẩn mực, tránh cẩu thả khi nói và viết.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Bảng phụ, tình huống, mẫu câu.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 61 
chuẩn mực sử dụng từ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi sử dụng từ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ chuẩn mực khi nói và viết.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ chuẩn mực, tránh cẩu thả khi nói và viết.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, tình huống, mẫu câu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Chơi chữ là gì? Cho ví dụ.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ.
* Các từ in đậm trong câu dùng sai như thế nào?
* Nguyên nhân sử dụng từ sai?
Hoạt động 2:
* Những từ in đậm trong câu phù hợp chưa?
* Thay thế những từ đó bằng các từ cho thích hợp.
* Vì sao người ta lại dùng từ đó?
Hoạt động 3:
* Các từ in đậm dùng sai ở chổ nào? Tìm cách chữa lại?
* Các từ in đậm thuộc loại từ nào?
Hs: Thảo luận trình bày.
Gv: Chốt lại.
Hoạt động 4:
Gv: Hướg dẫn hs chữa lổi.
Hs: Thảo luận, trình bày.
Hoạt động 5:
* Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương?
* Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
I. Sữ dụng từ đúng âm, đúng chính tả:
1. Ví dụ:
Dùi ề vùi đầu.
Tập tẹ ề Tập toẹ.
Khoảng khắc ề Khoảnh khắc.
2. Nguyên nhân: 
Dùi - vùi: Sai phụ âm đầu.
Toẹ - tẹ: sai từ gần âm.
II. Sử dụng từ đúng nghĩa:
1. Ví dụ:
Sáng sủa ề tươi đẹp.
Cao cả ềsâu săc.
Biết ề có.
2. Nguyên nhân: Không hiểu đúng nghĩa của từ.
III. Sử dụng đúng tính chất ngữ pháp của từ:
1. Ví dụ:
Hào quang ề Hào nhoáng.
Ăn mặc ề Sự ăn mặc.
Thay từ với nhiều ề rất.
Giả tạo phồn vinh ề Phồn vinh.
2. Nhận xét:
Hào quang là dt ề không làm vị ngữ.
Ăn mặc là động từ ề không thể làmchủ ngữ.
Nhiều thản hại là tính từ ề không thể bổ ngữ cho tính từ.
Giả tạo phồn vinh sai trật tự cú pháp.
IV. Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách:
Lãnh đạo ề Cầm đầu.
Chú hổ ề con hổ.
Lãnh đạo ề đứng đầu các tổ chức hợp pháp. Sắc thái tôn trọng.
- Cầm đầu: Phi pháp.
- Chú: dt chỉ quan hệ thân thuộc.
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt:
-Trong các tình huống giao tiếp trang trọng, văn bản chuẩn mực.
- Từ nào thuần Việt thì không nên sử dụng từ Hán Việt.
Vd: Nói (viết) Công ti xây dựng cầu đường chứ Không thể nói (viết) Công ti xây dựng cầu lộ.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về chuẩn mực sử dụng từ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, sữa chữa các lổi về chuẩn mực sử dụng từ trong các bài viết của mình.
	Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 62 
ôn tập văn biểu cảm
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức vê văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, khái quát kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực hành.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn, mẫu văn.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ở chổ nào?
* Văn biểu cảm khác văn tự sự ở chổ nào?
* Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò gì?
Hoạt động 2:
Hs: Đọc, thực hiện yêu cầu cầu của bài tập 4.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hs: Thảo luận, thực hiện yêu cầu bài tập 5.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
I. Nội dung:
* - Vă miêu tả nhằm tái hiện đối tượng để người đọc hình dung như đang thấy đối tượng.
- Văn biểu cảm tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Văn biểu cảm nói lên sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hoá.
*- Văn tự sự kể lại một câu chuyện có diễn biến, có kết thúc, kết quả.
- Văn biểu cảm nhớ lại những sự việc qua kết quả để lại ấn tượng sâu đậm, không đi sâu vào nhiệm vụ, kết quả.
* Làm nổi bật tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. Thiếu tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc mơ hồ, không cụ thể.
II. Thực hành:
Bài tập 4:
Thực hiện lập ý, lập dàn bài.
b1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
b2. Lập dàn bài.
B3. Viết bài.
B4. Đọc lại và sữa lổi.
Mx: Đem lại cho con người một sự tươi mát.
Mx: mùa đâm chồi nãy lộc.
Mx: mùa mở đầu cho một năm.
Bài tập 5: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, ôn lại kiến thức về văn biểu cảm, ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra hk.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 63 
mùa xuân của tôi
	(Vũ Bằng)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được nét đặc sắc tiêng của mùa xuân, mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được thể hiện trong bài tuỳ bút.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm nhận thể văn tuỳ bút.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho hs.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu những đặc điểm của thể thơ lục bát?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Mổi mùa đều có vẽ đẹp riêng nhưng có thể nói mùa xuân là thời khắc đẹp nhất trong năm. Nhiều nhà văn, nhà thơ đã viết rất hay về mùa xuân. Vởy mùa xuân ở đất Bắc có những nét độc đáo nào? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Xác định bố cục của bài văn.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 2:
* Cụm từ Tự nhiên như thế không có gì lạ hết được tác giả sử dụng với dụng ý gì?
* Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng? Tác dụng của nó?
* Tác giả liên hệ tình cảm mùa xuân với con người gắn với các hình ảnh tự nhiên xã hội, non nước, bướm hoa, trai gái, cách liên hệ đó có tác dụng gì?
* Qua đó ta thấy tác giả có tình cảm gì với mùa xuân quê hương?
* Tìm những chi tiết gợi tả cảnh sắc, không khí của mùa xuân trên đất bắc?
* Những hình ảnh đó gợi lên một bức tranh mùa xuân trên đất Bắc như thế nào?
* Tác giả gọi mùa xuân là thánh thần của tôi có ý nghĩa gì?
* Cảnh trong nhà được tác giả miêu tả như thế nào?
* Qua đoạn văn, tác giả đã cảm nhận được những điều kì diệu gì của mùa xuân?
* Sau ngày rằm tháng giêng, cảnh sắc mùa xuân Hà Nội được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?
* Cảm nhận của em về bữa cơm sau tết?
* Những chi tiết đó tạo một cảnh tượng riêng như thế nào của mùa xuân đất Bắc vào độ tháng giêng?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Vũ Bằng (1913 - 1984) Sinh tạ Hà Nội, Là nhàn văn, nhà báo, bắt đầu sáng tác trước cách mạng 1945. Năm 1954 ông vào Sài Gòn vừa viết văn vừa hoạt động cách mạng.
* Bài văn trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non, rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”.
2. Đọc bài:
* Chú thích:
* Bố cục: ba phần.
II. Phân tích:
1. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân:
- Tình cảm mê luyến mùa xuân ề Tình cảm sẵn có của con người.
- Điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu ề Nhấn mạnh tình cảm con người dành cho mùa xuân.
- Non nước, bướm hoa, trai gái, ề Khẳng định tình cảm mùa xuân là quy luật, không thể khác, không thể cấm đoán.
a Nâng niu, trân trọng.
2. Cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân đất Bắc:
- Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn, tiếng chèo, câu hát, rét ngọtề không khí hài hoà với cảnh. Lung linh huyền ảo.
- Mùa xuân thánh thần ề Sức mạnh thiêng liêng kì ảo của mùa xuân.
- Cảnh trong nhà đầm ấm, đoàn tụ, hạnh phúc, tràn đầy tình cảm.
ề Sức sống nãy sinh, con người khao khát yêu thương.
ề Mùa xuân khơi dậy sức sống cho muôn loài, con người, tình yêu cuộc sống.
3. Cảm nhận mùa xuân trong tháng giêng nơi đất Bắc:
- Đào hơi phai.
- Cỏ nức mùi hương.
- Trời hết nồm.
- Mưa phùn những vệt xanh hiện ở bầu trời.
- Bữa cơm giản dị: Cà om thịt, ...bát canh trứng cua vắt chanh.
a Không gian rộng rải, sáng sủa, không khí đời thường,giản dị, ấm cúng.
III: Tổng kết: 
Ghi nhớ sgk
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, chuẩn bị bài Sài Gòn tôi yêu.
	Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 64 
sài gòn tôi yêu
hướng dẫn học thêm
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với đặc điểm thiên nhiên khí hậu nhiệt đới và con người Sài Gòn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học trữ tình.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranhminh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Cảm nhận của em về mùa xuân của đất Bắc?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu khái quát về Sài Gòn và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:
* Tác giả miêu tả Sài Gòn với những hình ảnh nào?
* Tac giả sử dụng biện pháp nào?
* Việc tạo hình ảnh đó có tác dụng gì?
* Thiên nhiên khí hậu Sài Gòn có nét gì riêng biệt?
* Cuộc sống ở đây như thế nào?
* Người dân Sài Gòn được miêu tả với những đặc điểm đáng quý nào?
* Họ là những người như thế nào?
* Vì sao Tác giả miêu tả, tự tin về Sài Gòn như thế? (Tác giả gắn bó Sài Gòn đã lâu)
* Phong cách bản địa của người Sài Gòn được khái quát bằng những động từ, tính từ nào?
* Những cô gái Sài Gòn có những nét đẹp riêng nào?
* Những biểu hiện riêng đó làm thành vẻ đẹp chung nào của người Sài Gòn.
* Những lời nói nào trong văn bản biểu hiện trực tiếp tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc bài:
2. Chú thích:
II. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung:
1. Vẻ đẹp SG:
a, Vẻ đẹp của cuộc sống SG:
- SG cứ trẻ mải như cây tơ đúng đọ nõn nà trên đà thay da đổi thịt.
- Nghệ thuật so sánh ề Sức gợi tả, thể hiện cái nhìn tin yêu của tác giả.
- Khí hậu nhiều nắng mưa bất chợt, gió buổi chiều ề thay đổi nhanh.
- Phố phường náo động, dập dùi xe cộ, không khí dịu mát.
ề Nhịp sống nhanh, khẩn trương.
- SG dang hai cánh tay đón nhiều người đến ề mến khách, cởi mở.
b, Vẻ đẹp của con người SG:
- Phong cách: Ăn nói tự nhiên, ít dàn dựng, tính toán, chân thành, bộc trực.
- Các cô gái: 
+ Trang phục: Nón vải, áo bà ba, quần đen.
+ Dáng khoẻ khoắn.
+ Xã giao: Chào người lớn cúi đầu ề giản dị, khoẻ mạnh, lể độ.
2. Tình yêu Sài Gòn:
- Tôi yêu SG da diết. Tôi yêu SG.ề SG có nhiều cái đáng yêu.
ề Khẵng định tình yêu SG bền chặt của tác giả.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, phân tích nội dung theo hướng dẫn. Chuẩn bị cho bài ôn tập về văn học trữ tình.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct61-t64.doc