Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 63: Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 63: Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu

 A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn.

 - Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 63: Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/12/2006
 Ngày giảng: 23/12/2006
 Sài gòn tôi yêu 
 (Minh Hương)
 Tiết 63: Hướng dẫn đọc thêm
 A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn.
 - Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
 B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: 
 - Học sinh: Chuẩn bị bài.
 C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút).
 ? Cho biết nội dung chính của văn bản: một thứ quà của lúa non (cốm) 
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 ở bài trước các em đã được học một văn bản tuỳ bút của Thạch Lam, đó là văn bản viết và ca ngợi một thứ quà quê, một thứ quà giản dị nhưng mang đậm nét văn hoá ẩm thực của người Hà Nội. Tiếp tục ở bài này các em sẽ được tiếp xúc với hai văn bản tuỳ bút đó là một văn bản viết về Sài Gòn và văn bản viết về Mùa xuân Hà Nội 
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút). 
 Hoạt động của thầy
 Nội dung cần đạt
- GV: Nêu yêu cầu đọc: giọng vui vẻ, thân mật.
- GV: đọc mẫu -> gọi h.s đọc.
- Nhận xét
? Theo em bài tuỳ bút này thể hiện những nội dung gì.
? Mở đầu văn bản, hình ảnh thành phố Sài Gòn được tác giả ghi nhận qua chi tiết nào.
? ở câu văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì, cách sử dụng từ ngữ có gì chú ý.
? Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật đó nhằm làm rõ điều gì.
? Tình cảm của tác giả với Sài Gòn còn được cảm nhận trên những phương diện nào khác.
? Sự cảm nhận của tác giả về khí hậu, thời tiết thể hiện qua những chi tiết nào.
? Em nhận xét gì về cách sử dụng phương thức biểu đạt trong đoạn văn.
? Cách sử dụng phương thức biểu đạt này có tác dụng gì.
? Ngoài cảm nhận về khí hậu, tác giả còn cảm nhận về không khí, nhịp điệu của cuộc sống như thế nào.
? Do đâu mà tác giả lại miêu tả và bình luận về Sài Gòn cụ thể và tự tin như vậy.
? Từ những cảm nhận của tác giả cho ta bước đầu hiểu gì về Sài Gòn.
? Khi bàn về vẻ đẹp của con người Sài Gòn, tác giả đã đề cập đến khía cạnh nào của họ.
? Phong cách của người Sài Gòn được khái quát trong những nhận xét nào của tác giả.
? Phong cách ở đây được hiểu là gì.
? Qua các chi tiết trên, em nhận xét gì về cách sống của người Sài Gòn.
? Vẻ đẹp của người Sài Gòn được tác giả miêu tả qua hình ảnh cụ thể nào.
? Đọc đoạn văn diễn tả vẻ đẹp của các cô gái.
? Trong đoạn văn đó, vẻ đẹp riêng nào được nói tới.
? Những nét đẹp riêng đó góp phần tạo nên vẻ đẹp chung nào của người Sài Gòn.
? Ngoài phong cách của người Sài Gòn, tác giả còn đề cập đến đặc điểm của cư dân Sài Gòn như thế nào.
? Những lời nói nào trong văn bản biểu hiện trực tiếp tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
? Trong những từ nói đó từ nào được lặp đi lặp lại.
? Sự lặp lại đó có ý nghĩa gì.
? Yêu Sài Gòn, tác giả cảm thấy “thương mến bao nhiêu cũng không thấy uổng công hoài của ” từ đây em hiểu gì về tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn.
? Trong cách bộc lộ tình cảm của mình với Sài Gòn, em nhận thấy trong tác giả có nét phong cách đáng quý nào của Sài Gòn.
? Bài văn “Sài Gòn tôi yêu” đem lại cho em hiểu biết gì về cuộc sống và con người Sài Gòn.
I- Hướng dẫn đọc.
II- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung:
1- Vẻ đẹp của cuộc sống Sài Gòn.
- Sài Gòn cứ trẻ hoài như cây tơ đang độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt.
- Nghệ thuật: so sánh.
+ tính từ: nõn nà.
+ thành ngữ: thay da đổi thịt.
- Sài Gòn là thành phố trẻ.
- Tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
- Khí hậu riêng: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơm mưa nhiệt đới ào ào mau dứt.
-Thời tiết thay đổi nhanh chóng: trời đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt 
- Kết hợp miêu tả với bộc lộ cảm xúc.
=> Câu văn có hồn, gợi cảm xúc cho người đọc.
- Cảm nhận về không khí, nhịp điệu đa dạng của cuộc sống thành phố trong những thời điểm khác nhau:
+ Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.
+ Phố phường náo động  vào giờ cao điểm.
- Tác giả sống gắn bó lâu năm -> tình yêu tha thiết với Sài Gòn.
- Coi Sài Gòn như quê hương mình.
=> Sài Gòn là thành phố trẻ, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên, khí hậu.
2- Vẻ đẹp của con người Sài Gòn.
- Phong cách người Sài Gòn.
- ăn nói tự nhiên, dễ dãi.
- ít dàn dựng tính toán.
- Chân thành bộc trực.
- Phong cách -> cách sống.
=> Cách sống cởi mở, trung thực, ngay thẳng, tốt bụng.
- Các cô gái Sài Gòn
- Nét đẹp trang phục: nón vải vành rộng, áo bà ba trắng 
- Nét đẹp dáng vẻ: khoẻ khoắn, cặp mắt sáng rỡ
- Nét đẹp xã giao: chào người lớn cúi đầu chắp tay 
=> Vẻ đẹp truyền thống: giản dị, khoẻ mạnh, lễ độ, tự tin.
=> Cư dân Sài Gòn hoà hợp, đoàn kết.
3- Tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
- Tôi yêu Sài Gòn da diết 
- Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn
=> Nhấn mạnh Sài Gòn có nhiều điều đáng yêu. Nhấn mạnh tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
- Yêu quý Sài Gòn hết lòng.
- Muốn đóng góp sức mình cho Sài Gòn.
- Mong mọi người hãy đến và yêu Sài Gòn.
- Tự nhiên, bộc trực, chân thành.
- Sài Gòn mang vẻ đẹp của 1 đô thị trẻ trung, hoà hợp.
- Người Sài Gòn có nhiều đức tính tốt 
- Là mảnh đất đáng yêu.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài: Mùa xuân của tôi.
 + Đọc văn bản.
 +Trả lời câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 63 - Sai gon toi yeu.doc