Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản (Tiếp)

1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu rõ :

 + Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.

 + Thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm.

 + Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm : mở bài, thân bài, kết luận đúng hướng và đạt kết quả tốt hơn.

2. Kỹ năng : Tạo thói quen phân chia bố cục khi học tập văn bản.

3. Thái độ: Có ý thức phân chia bố cục rành mạch và hợp lí.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1259Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/09/2006 Tiết : 07
Bài dạy : Bố cục trong văn bản
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Kiến thức : Giúp học sinh hiểu rõ :
	+ Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
	+ Thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm.
	+ Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm : mở bài, thân bài, kết luận đúng hướng và đạt kết quả tốt hơn.
Kỹ năng : Tạo thói quen phân chia bố cục khi học tập văn bản.
Thái độ: Có ý thức phân chia bố cục rành mạch và hợp lí.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
	1. Chuẩn bị của thầy : Đọc SGK, SGV và soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của trò : Xem bài trước và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) Một văn bản có tính liên kết trước hết phải dựa vào điều kiện gì ? Muốn làm cho văn bản có tính liên kết thì chúng ta phải sử dụng những phương tiện liên kết nào ? cho ví dụ minh họa ? 
	3. Giảng bài mới : ( 3 phút ) 
	Trong bóng đá, các huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ thành một đội hình còn trong chiến đấu những vị tướng phải bố trí các đạo quân, các cánh quân thành thế trận. Vậy trong việc tạo lập các văn bản, có gì cần được bố trí, sắp đặt như vị tướng cần bố trí các cánh quân hay như huấn luyện viên cần bố trí các cầu thủ không ? Muốn biết được điều đó, chúng ta đi vào tìm hiểu bài : “Bố cục trong văn bản”.
TL
(phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
10
vHoạt động 1 : 
sEm muốn viết một lá đơn để xin gia nhập Đội TNTP HCM, hãy cho biết trong lá đơn ấy em phải ghi những nội dung gì?
s Những nội dung trên được sắp xếp theo môït trật tự như thế nào ? 
s Em có thể tùy thích ghi nội dung nào trước cũng được không ? ( có thể viết lí do khiến em tha thiết muốn xin vào đội trước, rồi mới khai tên em là gì ) Vì sao ?
GV: Vậy sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí được gọi là bố cục. 
* Hãy cho biết, vì sao khi xây dựng văn bản cần quan tâm tới bố cục ?
-TL: 
+Tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của người viết đơn.
+ Nêu yêu cầu, nguyện vọng, lời hứa của người viết.
-TL: Những nội dung ấy được sắp xếp theo trật tự trước sau một cách hợp lí, chặt chẽ, rõ ràng.
-TL: Không thể tùy thích ghi nội dung nào trước cũng được vì làm như thế văn bản sẽ lủng củng.
-TL: Văn bản không thể được viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản :
1.Bố cục của văn bản:
- Sự sắp xếp nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí được gọi là bố cục.
10
v Hoạt động 2 : 
 Giáo viên cho HS đọc văn bản số 2 trong SGK.
s Văn bản được nêu trong ví dụ gồm mấy đoạn văn ?
s Nội dung của những đoạn văn ấy có tương đối thống nhất không ?
s Vậy chuyện kể theo cách này có thiếu rành mạch không ?
s So với văn bản trong sách ngữ văn 6 thì sự sắp đặt các câu, các ý ở ví dụ có gì thay đổi ?
s Sự thay đổi đó dẫn đến kết quả như thế nào ? 
- GV: Vậy muốn tiếp nhận dễ dàng thì các đoạn mạch trong văn bản phải rành mạch, rõ ràng. Từ đây em rút ra bài học gì về bố cục ?
-TL: Hai đoạn.
-TL: Nội dung của mỗi đoạn văn tương đối thống nhất với bản kể trong sách ngữ văn 6.
+ Đoạn đầu : Nói đến việc một anh hay khoe, đang muốn khoe mà khoe chưa được.
+ Đoạn sau : Thì anh ta đã khoe được.
-TL: Theo cách kể này thì câu chuyện không đến nỗi quá lộn xộn, quá thiếu rành mạch.
-TL: Đoạn 2 của văn bản được nêu trong ví dụ đã có sự thay đổi về trình tự các sự việc.
-TL: Làm cho câu chuyện mất đi yếu tố bất ngờ, khiến cho tiếng cười không bật mạnh ra được và câu chuyện không thể tập trung vào nhân vật chính được nữa.
2. Những yêu cầu về bố cục của văn bản :
- Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí :
+ Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất với nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
+ Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp cho người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đặt ra.
10
v Hoạt động 3 :
a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần : mở bài, thân bài, kết bài trong văn bản miêu tả và văn bản tự sự ?
b. Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không ? Vì sao ?
c. Có bạn nói rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua là sự lặp lại một lần nữa của phần mở bài. Nói như vậy có đúng không ? Vì sao ?
d. Một bạn khác lại cho rằng nội dung chính của việc miêu tả, tự sự được dồn vào cả phần thân bài nên mở bài và kết bài là những phần không cần thiết lắm. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? 
* TL: 
- Mở bài : Giới thiệu sự việc được kể ( cảnh được tả) 
- Thân bài : Trình bày diễn biến sự việc ( miêu tả cụ thể cảnh vật)
- Kết bài : Cảm nghĩ từ câu chuyện ( cảnh vật )
-TL: Cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần. Vì mỗi phần có một vai trò nhiệm vụ riêng.
-TL: Nói như vậy là sai. Vì phần thân bài phải đứng trước phần kết bài. Nên phần mở bài không chỉ là sự tóm tắt rút gọn của phần thân bài.
-TL: Ý kiến đó chưa đúng. Một văn bản phải cân đối về bố cục : Mở bài, thân bài, kết bài.
3. Các phần của bố cục : 
- Mở bài : Giới thiệu sự việc được kể. 
- Thân bài : Trình bày diễn biến sự việc. 
- Kết bài : Cảm nghĩ từ câu chuyện.
7
vHoạt động 4 : Luyện tập
-BT 2/30 : Hãy ghi lại bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Theo em, bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí chưa ? Có thể câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không ?
- BT3/30 : Có một bạn phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định viết một báo cáo theo một bố cục gồm 3 phần như sau :
( Học sinh đọc bố cục SGK)
* Bố cục trên đây đã rành mạch và hợp lí chưa ? Theo em có thể bổ sung thêm điều gì ?
* TL: 
- Mở bài :“Mẹ tôi  khóc nhiều”
à Giới thiệu hoàn cảnh bất hạnh của hai anh em Thành và Thủy.
-Thân bài : “Đêm qua đi thôi con”
à Cảnh chia đồ chơi của hai anh em và cảnh chia tay của Thủy với lớp học. 
- Kết bài : Phần còn lại.
à Cuộc chia tay đầy xúc động của hai anh em. 
- Nhận xét : Bố cục của truyện rành mạch và hợp lí. Một câu chuyện có thể có nhiều bố cục.
à Đoạn “ Gia đình tôi khá giả” không được đưa lên đầu truyện cho đúng với trật tự thời gian. Tuyệt nhiên không phải là sự sơ xuất của tác giả mà đó là dụng ý sắp xếp của người viết truyện muốn làm cho câu truyện hấp dẫn ngay từ dòng đầu tiên, để tạo cảm xúc cho người đọc chú ý ngay từ dòng đầu. 
* TL: 
- Bố cục của bản báo cáo chưa thật rành mạch và hợp lí. Các điểm (1), (2), (3) ở thân bài mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt. Trong khi đó, điểm (4) lại không phải nói về học tập. 
- Để bố cục được rành mạch báo cáo phải nêu lên từng kinh nghiệm học tập của bạn đó, việc học tập tiến bộ như thế nào.
II. Luyện tập :
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau :
 ² Bài tập về nhà : - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Làm bài tập 1/30 SGK
 ² Chuẩn bị bài mới : Soạn bài “Mạch lạc trong văn bản”
IV. RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7 - 7.doc