Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản (Tiếp theo)

A - Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh hiểu rõ:

1. Kiến thức:

- Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.

- Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm.

- Tính phổ biến và sự hợp lí của các dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần bố cục để từ đó có thể làm các phần đó đúng hướng hơn, đạt kết quả hơn.

2. Kĩ năng: Xác định bố cục văn bản

3. Thái độ: Có ý thức xây dựng bố cục trước khi làm văn

 

doc 103 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 26/8/2009 
Ngày dạy: 29/8/2009
Tiết 7
Bố cục trong văn bản
A - Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh hiểu rõ:
1. Kiến thức:
- Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
- Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm.
- Tính phổ biến và sự hợp lí của các dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần bố cục để từ đó có thể làm các phần đó đúng hướng hơn, đạt kết quả hơn.
2. Kĩ năng: Xác định bố cục văn bản
3. Thái độ: Có ý thức xây dựng bố cục trước khi làm văn
* Tích hợp : VB : Cuộc chí tay của những con búp bê.
* Trọng tâm : Luyện tập	
B. Chuẩn bị 
 - GV : Nghiên cứu bài giảng, bảng phụ
 - HS : Xem trước nội dung bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động (3 phút)
KTBC : - Tính liên kết là gì ?
 - Muốn văn bản có tính liên kết người viết cần phải làm gì?
Bài mới
Hoạt động 2
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu VD 1a (SGK/28).
Sau đó đưa một VD (viết ra bảng phụ)
	- Một HS viết đơn xin nghỉ học như sau:
	Hà Nội ngày ...........
	Đơn xin nghỉ học
Em viết đơn này xin phép cô cho nghỉ học ngày mai. Em xin chân thành cảm ơn cô. Vì ngày mai nhà em có việc bận. Em tên là Nguyễn Văn A, lớp 7A...
- H: Lá đơn viết như vậy được chưa? Vì sao? Hãy sửa lại cho hợp lí?
- HS: Lá đơn chưa được vì nội dung chưa được sắp xếp theo một trình tự hợp lý/HS sửa.
- GV: Sự sắp xếp các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí được gọi là bố cục.
- H: Vậy ngoài yêu cầu liên kết văn bản cần thực hiện yêu cầu gì?
- HS: Có bố cục rõ ràng.
- GV: Em hiểu bố cục là gì?
- HS: trả lời- GV kết luận
Đọc ghi nhớ 1 SGK/30.
- GV: Cho HS đọc 2 câu chuyện SGK/29.
- H: Bản kể (1) gồm mấy đoạn? Các câu trong đoạn có xoay quanh một ý thống nhất không? ý của đoạn này và đoạn kia có phân biệt được với nhau không?
- HS: Các câu không xoay quanh một ý thống nhất.
Các đoạn không phân biệt được với nhau.
- GV: Vậy bản kể 1 này có bố cục chưa? (Chưa).
- H: Muốn bố cục rõ ràng, rành mạch hợp lí cần phải đảm bảo điều kiện gì? Nội dung các câu, đoạn phải thế nào? Giữa các đoạn phải ra sao?
- HS: Trả lời theo câu hỏi- GV kết luận.
- H: Sự phân định giữa các đoạn được thể hiện như thế nào về hình thức? (Viết hoa thụt vào một ô (đầu đoạn) kết đoạn là dấu chấm xuống dòng).
- H: So với truyện "Lợn cưới áo mới" SGK 6 các sự việc ở văn bản này có gì thay đổi? Sự thay đổi này làm cho câu chuyện như thế nào?
- HS: Sắp xếp chi tiết khác: Ngữ văn 6 đ mất đi chi tiết bất ngờ đ tiếng cười không được bật lên đ ý nghĩa không sâu sắc.
- H: Vậy việc sắp xếp các phần đoạn cần chú ý điều gì?
- HS: Đọc điểm 2 của ghi nhớ.
Hãy nhắc lại nhiệm vụ của 3 phần trong văn tự và miêu tả?
- GV: Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
- HS: Các phần trong văn bản có nhiệm vụ riêng, không được lặp lại.
- H: Nếu cho rằng mở bài chỉ là tóm tắt rút gọn của thân bài, còn kết bài là lặp lại một lần nữa mở bài. Đúng hay sai? Vì sao?
- HS :Sai vì mở bài ngoài nêu văn bản còn cần dẫn dắt, nêu được các bước của đề bài.
Kết bài ngoài nhắc lại còn phải nâng thành ý nghĩa.
- GV: Kết luận: Cả ba phần có vai trò như nhau.
- HS: Đọc toàn bộ ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3
- HS đọc yêu cầu BT2 SGK
- H: Bố cục đã rành mạch và hợp lí chưa? Kể câu chuyện theo bố cục khác được không?
- HS đọc yêu cầu BT
- H: Bố cục đã rành mạch hợp lí chưa? Vì sao? Theo em có thể bổ sung thêm điều gì?
- GV hướng dẫn HS làm
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà (2’)
- Đọc nội dung ghi nhớ
- Làm các bài tập sgk
- Chuẩn bị bài Những câu hát về tình cảm gia đình
I. Bài học (20 phút)
1- Thế nào là bố cục của văn bản ?
- Bố cục là sự bố trí sắp xếp các phần, các đoạn theo trình tự hợp lí, một hệ thống rành mạch và hợp lý
* Ghi nhớ 1 SGK/30.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
+ Nội dung các phần, đoạn, phải thống nhất chặt chẽ.
+ Giữa các đoạn phải phân định 
- Trình tự các phần, đoạn phải được sắp xếp sao cho người viết đạt được mục đích giao tiếp
3. Các phần của bố cục.
- Mở bài: Giới thiệu chung cảnh được tả.
- Thân bài: Miêu tả lần lượt, chi tiết đối tượng.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng
II - Luyện tập (20 phút)
Bài tập 2(30)
Bố cục "Cuộc chia tay..." đã hợp lí. Tuy nhiên vẫn có thể kể theo một bố cục khác đảm bảo rành mạch hợp lí.
Bài tập 3(30)
Bố cục trên chưa thật rành mạch và hợplí vì điểm 1, 2, 3 phần thân bài nói về việc học, điểm 4 không nói về việc học.
- Nên sửa: Thay điểm 4 thành phần tổng kết về kinh nghiệm học tập. Để bố cục được rành mạch thì sau những thủ tục chào mừng hội nghị và tự giới thiệu về mình, bản báo cáo nên lần lượt nêu từng kinh nghiệm học tập của bạn đó, sau đó nêu rõ nhờ rút ra các kinh nghiệm như thế mà việc học tập của bạn đã tiến bộ. Cuối cùng có thể nói lên nguỵện vọng muốn được nghe ý kiến trao đổi góp ý cho bản báo cáo và chúc hội nghị thành công.muốn cho bố cục hợp lí thì phải chú ý đến trật tự sắp xếp các kinh nghiệm (dễ làm trước 
Ngày soạn: 26/8/2009 
Ngày dạy: 29/8/2009
Tiết 8
Mạch lạc trong văn bản
A - Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS :
1. Kiến thức:
 - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong câu văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.
2. Kĩ năng: 
Tạo văn bản có tính mạch lạc
3. Thái độ: 
Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài làm văn.
* Tích hợp: Văn: Cuộc chia tay của những con búp bê.
* Trọng tâm: Luyện tập.
B - Chuẩn bị 
 - GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ. 
 - HS: Xem trước ND bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
KTBC: Bố cục của VB là gì? Nêu những yêu cầu về bố cục trong VB?
Bài mới
Hoạt động 2
- GV: Cho HS đọc mục 1a/31/SGK và trả lời theo ý mình.
- H: Mạch lạc là gì? Nó còn có tên gọi nào khác trong văn thơ? (trong văn thơ còn gọi là mạch văn thơ)
- HS: tiếp tục trả lời ý 1b/31/SGK (ý kiến đúng)
- GV: hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi ở phần 2/SGK/31
- H: Toàn bộ sự việc trong VB xoay quanh sự việc chính nào? (sự chia tay)
- H: Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện? ( là những sự việc chính)
- H: Hai anh em Thành Thủy có vai trò gì trong truyện? (2 nhân vật chính)
- HS đọc VDb SGK / 32	
- H: Các từ ngữ lặp đi lặp lại trong các bài văn có tác dụng gì? 
- HS: Có tác dụng liên kết các sự việc thành một thể thống nhất, tạo thành mạch văn thống nhất, trôi chảy liên tục từ đầu đến cuối.
- HS đọc VD c
- H: Các đoạn văn được nối với nhau theo mối liên hệ nào? Các mối liên hệ có tự nhiên và hợp lí không?
- HS : Các đoạn được nối với nhau theo các mối liên hệ đã nêu một cách tự nhiên hợp lí.
- H: Vậy để một văn bản có tính mạch lạc cần có điều kiện gì?
- HS: trả lời và đọc ghi nhớ SGK/31
- GV: Chú ý phân biệt liên kết và mạch lạc.
	Giống: Các câu, đoạn đều gắn bó thống nhất.
	Khác: Liên kết: nối liền với nhau.
	 Mạch lạc: nối liền, thông suốt, rõ ràng, tuần tự. Mạch lạc là sự kết hợp của liên kết và bố cục
Hoạt động 3
- HS đọc yêu cầu BT
a) Văn bản "Mẹ tôi"
	- Các câu đoạn, phần có biểu hiện một chủ đề chung?
	- Trình tự có rõ ràng, hợp lí không?
- H: Chủ đề chính là gì? (Cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê).
- H:Tại sao không nêu lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn (Nếu đưa vào sẽ làm cho ý tứ chủ đạo bị phân tán, không giữ được thống nhất, mất tính mạch lạc).?
 Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà(2 phút)
- Đọc nội dung ghi nhớ sgk
- làm các bài tập 
- Chuẩn bị bài Những câu hát về tình cảm gia đình
I. Bài học
1. Thế nào là mạch lạc trong VB? 
Mạch lạc là một mạng lưới về ý nghĩa nối liền các phần, các đoạn các ý tứ của một VB
- Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu các ý theo một trình tự hợp lí
2. Các điều kiện để một văn 
bản có tính mạch lạc.
- Các phần, đoạn ,câu trong VB đều nói về một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong VB được tiếp nối theo trình tự rõ ràng, hợp lí trước sau hô ứng làm cho chủ đề liền mạch gợi nhiều hứng thú cho người đọc.
* Ghi nhớ SGK/32
II - Luyện tập
Bài tập 1(32)
a)- Văn bản "Mẹ tôi" có tính mạch lạc.
- Các câu đoạn, phần được tiếp nối theo trình tự hợp lí.
* Cùng xoay quanh chủ đề: Ca ngợi người mẹ, khuyên con phải biết yêu thương kính trọng cha mẹ.
b) Văn bản của Tô Hoài:
- Chủ đề xuyên suốt: sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa
- ý tứ ấy được dẫn dắt theo một dòng chảy hợp lí
Bài tập 2(34)
- Việc thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của 2 người lớn, có thể làm cho ý tứ chủ đạo bị phân tán, không giữ được sự thống nhất, làm mất sự mạch lạc của câu chuyện.
 Ngày soạn: 27 /8/2009 
 Ngày dạy: 31 /8/2009
Tiết9
Những câu hát về tình cảm gia đình
A - Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
2. Kĩ năng: 
Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa và việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép tiếng Việt.
3. Thái độ: 
Yêu mến, trân trọng, gữ gìn ca dao, dân ca.
* Tích hợp : - TV: Khái niệm từ láy
 - TLV: Nghệ thuật tạo lập VB
* Trọng tâm : Đọc hiểu VB
B - Chuẩn bị 
 - GV: Cuốn tục ngữ ca dao Việt Nam
 - HS: Đọc trả lời câu hỏi
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
KTBC: - Câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê’’ đã thể hiện được ND gì?
 - Trong ba cuộc chia tay, cuộc chia tay nào không thể hiện được? Vì sao?
Bài mới
Hoạt động 2
- GV cho HS đọc chú thích * SGK/35
- H:Em hãy nêu những hiểu biết của em về ca dao dân ca?
- GV: DC là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Ca dao là lời của DC >Ca dao gồm cả những bài thơ dân gian mang đặc điểm chung về NT với lời thơ dân ca em có thuộc làn điệu DC nào không? - - Hãy hát cho cả lớp cùng nghe?
- ND của CD,DC diễn tả điều gì?
- H: Người mẹ, người chồng, người vợ, người con trong gia đình, chàng trai cô gái trong quan hệ tình yêu tình bạn.
- H: Đặc trưng về NT của CD,DC là gì?
- GV hướng dẫn HS đọc 4 bài ca dao: Giọng thiết tha, sâu lắng. Chú ý ngắt nhịp thơ lục bát: 2/2/2/2; 4/4
- HS đọc chú thích SGK/35,36
Hoạt động 3
- H: Bốn bài ca dao có chung một ND gì? ( tình cảm gia đình)
- H: Bài ca là lời của ai nói với ai? Nói về điều gì ?
- HS:- Lời của người mẹ , hoặc người đi trước hát ru hoặc nói với con cháu về công lao to lớn , trời biển của cha mẹ đối với con cái
- H: Công lao của cha mẹ được khẳng định ... g cao kĩ năng phân tích từ đồng nghĩa.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn để sư dụng từ đồng nghĩa được chính xác.
* Tích hợp : - Văn: Xa ngắm thác núi Lư.
 - TLV : Các dạng lập ý của bài văn biểu cảm.
* Trọng tâm : Luyện tập.
B – Chuẩn bị 
- GV : Bảng phụ. 
 - HS : Xem trước nội dung bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động1:Khởi động ( 3phút)
KTBC: 
- Những lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ?
- Xác định lỗi sử dụng sai quan hệ từ và sửa lại:
Mặc dù trời mưa nhưng tôi vẫn ở nhà.Với bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã diễn tả thật sâu sắc về tình bạn.
Bài mới
Hoạt động 2
GV: HS đọc lại bản dịch thơ "Xa ngắm thác núi Lư". 
- H: Hãy tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ: rơi, trông.
HS: Tìm/trình bày
GV: Kết luận:
- Rọi - chiếu - rơi
- Trông - nhìn - liếc, ngó... là những từ đồng nghĩa..
- H: Đặt câu với mỗi từ đó?
(- Mặt trời rọi ánh nắng xuống muôn vật.
- Nó nhìn sang bờ sông bên kia.)
- H: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi nét nghĩa của từ trông.?
- HS: - Trông - nhìn (Để nhận biết)
	- Trông coi - chăm sóc - bảo vệ (giữ cho yên ổn)
	- Trông mong - mong mỏi - hi vọng (mong)
- H: Em rút ra được điều gì về nghĩa của từ đồng nghĩa?
- HS: Một từ có nhiều nghĩa. Mỗi nét nghĩa có thể tìm được những từ đồng nghĩa khác nhau.
- H: Thế nào là từ đồng nghĩa? Một từ có thể có mấy nghĩa?
HS đọc ghi nhớ SGK/114
- HS Đọc ví dụ 1 
- H: So sánh nghĩa của từ "quả" "trái" trong hai ví dụ (SGK/114). (Nghĩa giống nhau hoàn toàn).
- H: Khi thay hai từ này trong 2 câu cho nhau được không? Vì sao? ( Thay được vì ý nghĩa của câu không thay đổi)
- H: Từ đồng nghĩa như vậy gọi là đồng nghĩa gì?
GV: Đọc hai câu văn SGK/114. 
- H: Nghĩa của từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu có gì giống nhau và khác nhau?
- HS: - Giống: Kết thúc sự sống
	 - Khác: + Cái chết vô ích (sự khinh bỉ)
	 + Cái chết vì lí tưởng cao đẹp (sự kính trọng)
- H: Có thể thay thế hai từ cho nhau không? Vì sao?
- HS: Không thay thế vì sắc thái nghĩa khác nhau.
- H: Vậy có thể phân loại từ đồng nghĩa như thế nào?
Bài tập nhanh: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi nhóm từ sau: Người mẹ, người cha, tía, má, anh trai
- H: Dựa vào kết quả thay từ giữa: quả - trái, bỏ mạng - hi sinh rút ra nhận xét gì về việc sử dụng từ đồng nghĩa.
- H: Tại sao đoạn trích trong "Chinh phụ ngâm" lấy tiêu đề là "Sau phút chia li" mà không phải là "Sau phút chia tay".
* Giống: Cùng nghĩa, rời nhau mỗi người đi một nơi
* Khác:+ Chia li : chia tay lâu dài, vĩnh biệt đ Sắc thái cổ xưa
	 + Chia hay : tạm thời, sẽ gặp lạiđ Diễn tả được cảnh ngộ sầu bi của nhân vật.
- H: Có phải lúc nào cũng có thể thay thế các từ đồng nghĩa cho nhau được không?
- Khi sử dụng từ đồng nhĩa trong khi nói, viết càn chú ý những gì?
Ví dụ :
- H: Một bạn nói với bà như sau: hãy nhận xét?
	+ Bố mẹ cháu cho bà tấm lụa để máy áo.
- HS: Từ 'cho" dùng chưa hay, chưa thể hiện được sự kính trọng đ thay "biếu".
HS đọc ghi nhớ SGK (115)
Hoạt động 3
-H: Tìm từ hán Việt đồng nghĩa với các từ sau:
Thi tìm nhanh: 2HS/mỗi HS một cột/HS dưới lên nhận xét bổ sung 
- H: Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm?
- H: Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm?
HS làm theo nhóm
	- H: Trong các cặp, câu nào dùng 2 từ đồng nghĩa thay thế, câu nào dùng 1 trong 2 từ?
- H: Đặt câu với mỗi từ?
- H:Chữa các từ dùng sai?
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Học bài, Làm các bài tập trong sgk
- Chuẩn bị bài Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm.
I. Bài học (15 phút)
1. Thế nào là từ đồng nghĩa?
a. Ví dụ
* rọi - chiếu
- soi (nếu không có sự ràng buộc của văn cảnh).
* Trông - nhìn (nhìn để nhận biết; ngó, nhòm, liếc (với nghĩa nhìn để nhận biết).
b. Nhận xét
- Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Một từ có nhiều nghĩa phụ thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
c. Ghi nhớ
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Một từ có nhiều nghĩa phụ thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Có mấy loại từ đồng nghĩa ?
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Không phân biệt được sắc thái ý nghĩa.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Sắc thái ý nghĩa khác nhau.
3. Sử dụng từ đồng nghĩa như thế nào?
- Không phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau.
- Khi nói, viết cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
II. Luyện tập (25 phút)
Bài tập 1(115) 
* Gan dạ - dũng cảm 
- Nhà thơ - thi sĩ
* Chó biển - hải cẩu
- Đòi hỏi - yêu cầu
- Thay mặt - đại diện
Bài tập 4(115)
Trao, Tiễn, phàn nàn, cười, từ trần.
Bài tập 5(115)
- Yếu đuối: Tinh thần 
- Yếu ớt: Thểchất
- Tu: uống liên tục 
- Nhấp: uống từng chút một
- Nốc: uống lấy được (khinh bỉ)
Bài tập7(115) 
a) Nó đối xử / đối đãi 
b) Trọng đại / to lớn
Bài tập 8(116) 
- Bác Hồ là con người bình thường nhưng vĩ đại.
- Hậu quả của sự dối trá là sẽ chẳng ai tin mình nữa.
 Bài tập 9 (116) 
- Hưởng thụ, che chở, nhắc nhở, trưng bày.
Ngày soạn : /11/2009
Ngày dạy: /11/2009
Tiết 36
	Cách lập ý của bài văn biểu cảm
A - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi kĩ năng làm băn biểu cản.
-2. Kĩ năng:Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn
3. Thái độ: Yêu thích văn biẻu cảm.
* Tích hợp: - Văn: Xa ngắm thác núi Lư.
 - TV: Từ đồng âm.
* Trọng tâm : Bài học.
B – Chuẩn bị 
- GV :Bảng phụ. 
 - HS : Đọc trước các đoạn văn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
KTBC : Khi làm bài văn biểu cảm cần tuân thủ theo mấy bước? Là những bước nào?
Bài mới.
Hoạt động 2
- HS: đọc đoạn văn "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới.
- H: Cây tre đã gắn bó với đời sống con người Việt Nam như thế nào?
- HS: Cây tre đã gắn bó với đời sống con người Việt Nam cả về vật chất và tinh thần.
- H: Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre?
- HS: Khơi gợi tác giả nghĩ về sự gắn bó, thân thiết mãi mãi của cây tre với con người Việt Nam (chia ngọt sẻ bùi, vui cùng hạnh phúc hòa bình với con người).
- H: Để thể hiện sự gắn bó mãi mãi của cây tre, đoạn văn đã nhắc tới những gì của tương lai? Người viết đã tưởng tượng, liên tưởng cây tre trong tương lai như thế nào?
- HS: Tre vẫn là bóng mát, tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, tre càng tươi hơn ở những cổng chào thắng lợi, những đu tre dướn lên, tiếng sáo diều cao vút.
- H: Cảm xúc về cây tre trong đoạn văn được Thép Mới bộc lộ bằng cách nào?
- HS: Biểu cảm trực tiếp về cây tre bằng cách gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ sự vật với tương lai (tác giả suy nghĩ về tương lai của tre, đặt tre vào tương lai công nghiệp hóa đ khẳng định sự còn mãi của tre).
GV chốt: Để tạo ra cảm xúc và ý cho bài văn biểu cảm về cây tre, Thép Mới đã liên hệ hiện tại với tương lai của cây tre. Đây là một cách để lập ý trong văn biểu cảm.
HS: Đọc đoạn văn "Người ham chơi" - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- H: Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào?
- H :Tìm những chi tiết nói lên tình cảm đó?
- HS: - Tình cảm say mê con gà đất đ đến nỗi bây giờ còn cảm nhận được niềm vui kì diệu khi nhớ lại buổi sáng hôm ấy khi đem con gà đất cho nó gáy.
- H: Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên những cảm xúc gì cho tác giả?
- HS: Từ hồi tưởng quá khứ tác giả đã bộc lộ suy nghĩ cảm xúc say mê, yêu mến con gà đất - một thứ đồ chơi dân gian thuở ấu thơ để từ đó mở rộng nói đ cảm nghĩ đối với đồ chơi trẻ con.
GV: Kết luận: Hồi tưởng lại quá khứ để rồi suy nghĩ về thực tại chính là cách mà Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ cảm xúc.
HS: Đọc đoạn văn: "Những tấm lòng cao cả".
- H: Đoạn văn đã gợi những kỉ niệm gì về cô giáo?
- HS: Kỉ niệm về cô giáo: Những lần cô giáo mệt nhọc, đau đớn nhưng luôn theo dõi lớp học, luôn yêu thương mọi người, cô thất vọng khi không uốn nắn lại được cách cầm bút sai của học trò, lo lắng khi thanh tra hỏi bài, sung sướng khi HS đạt kết quả tốt.
- H: Để thể hiện tình cảm thân yêu với cô giáo tác giả đã làm như thế nào? Việc gặp cô có phải đang diễn ra thực không?
- HS: Để thể hiện tình cảm với cô giáo, tác giả gợi lại kỉ niệm tưởng tượng tình huống sẽ tìm gặp cô trong tương lai, nhớ lại những năm tháng học cùng cô.
GV: Kết luận: Như thế gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với con người.
HS: Đọc đoạn văn
- H: Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh nào về mẹ tôi? Hình bóng và nét mặt u tôi được miêu tả như thế nào?
- HS: - Hình ảnh về u tôi:
+ Cái bóng (đen đủi hòa lẫn với bóng tối, cái bóng mơ hồ).
+ Nét mặt (khuôn mặt trăng trắng, đôi mắt nhỏi, lòng đen nhuộn một mầu nâu hồng, tóc đường ngôi lôm đốm rụng, nếp nhăn đuôi con mắt còn hằn bên gò má, hàm răng hểnh khuyết ba lỗ).
- H: Tác giả miêu tả những chi tiết ấy để bộc lộ tình cảm gì?
- HS: Gợi tả bóng dáng, nét mặt có nhiều thay đổi theo năm tháng, hằn lên nỗi vất vả đ bộc lộ lòng thương cảm, xót xa và cả hối hận vì mình đã thơ ơ, vô tình.
- H: Cách để khêu gợi tình cảm và cảm xúc của tác giả có giống với ba đoạn văn trên không?
- HS: Không giống cách biểu hiện tình cảm ở 3 đoạn trên. Tác giả đã quan sát, miêu tả từ đó bộc lộ cảm xúc của mình.
GV: Với 4 đoạn biểu cảm trên, chúng ta đã biết được một vài cách tạo ý lập ý trong văn biểu cảm. Hãy nêu lại những cách đó.
- H: Tình cảm trong 4 đoạn văn đã nêu, luôn tạo được sự đồng cảm nơi người đọc vì sao vậy?
- HS: Trả lời/bổ sung
ị Đó là những tình cảm trong sáng, chân thật, là những rung động thật sâu sắc.
- H: Những sự việc được nêu làm cơ sở cho cảm xúc cũng có sức thuyết phục người đọc. Theo em vì sao?
ị Sự việc cũng chân thực, gần gũi.
Hoạt động 3
- H: Lập ý bài văn biểu cảm theo đề?
- Học sinh đọc gợi ý SGK.
- Thực hiện các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập ý...
GV hướng dẫn HS làm.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập sgk
- Chuẩn bị bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
I. Bài học (20 phút)
1. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm
a. Liên hệ giữa hiện tại và tương lai.
b.Hồi tưởng quá khứ suy nghĩ về hiện tại
c. Tưởng tượng, tình huống hứa hẹn mọng muốn.
d. Vừa quan sát vừa suy ngẫm vừa thể hiện cảm xúc.
 2.Ghi nhớ SGK (121)
III - Luyện tập (20 phút)
Đề bài: Cảm xúc về người thân.
- Xác định người thân viết là ai và mối quan hệ thân tình của mình với người đó.
- Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có người đó trong quá khứ.
- Nêu nên sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui nỗi buồn, trong sinh hoạt, trong học tập vui chơi.
- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đố mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 7 in.doc