Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 14)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 14)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

+ Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ, nội dung tư tưởng, môt số hình thức nghệ thuật ( Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận.) và ý nghĩa ( nghĩa đen, nghĩa bóng) của 8 câu tục ngữ trong văn bản.

2. Rèn kĩ năng:

+ Phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ, học thuộc lòng tục ngữ.

+ Bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói và viết hằng ngày.

3. Thái độ: Yêu văn học dân gian từ đó có ý thức giữ gìn.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 14)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/01/2009 
NG: 13/01/2009
Tiết: 73
Tục ngữ về thiên nhiên 
và lao động sản xuất
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
+ Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ, nội dung tư tưởng, môt số hình thức nghệ thuật ( Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận...) và ý nghĩa ( nghĩa đen, nghĩa bóng) của 8 câu tục ngữ trong văn bản.
2. Rèn kĩ năng: 
+ Phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ, học thuộc lòng tục ngữ.
+ Bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói và viết hằng ngày.
3. Thái độ: Yêu văn học dân gian từ đó có ý thức giữ gìn.
B. chuẩn bị:
GV: Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam, bảng phụ
HS: Soạn bài, sưu tầm một số câu tục ngữ cùng chủ đề.
C. phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp..
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: 
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của H.
III. Bài mới:
G: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tụê dân gian, là “ túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ là thể lại triết lí nhưng đồng thời cũng là “cây đời xanh tươi”. tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là một trong những chủ đề mà hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động của Thầy
Trò
Nội dung
G: Hướng dẫn H đọc. đọc với giọng chậm rãi, chú ý ngắt nhịp, nhịp đối.
G: đọc mẫu một lượt " G nhận xét và sửa lỗi cho H ( nếu có).
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà và bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết thế nào là tục ngữ?
? Tục ngữ có đặc điểm gì?
? Tục ngữ được sử dụng ntn?
? Văn bản trên có thể chia làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? gọi tên từng nhóm đó?
GV: Treo bảng phụ:
? Đọc câu tục ngữ em có nhận xét gì về vần, nhịp điệu, BPNT của câu1?
? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
? Cách nói quá của câu tục ngữ có tác dụng gì?
? Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì?
? Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện?
? Em hiểu từ mau ở đây có nghĩa là gì?
? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
? Kinh nghiệm này được đúc kết từ hiện tượng trên là gì?
? Để diễn đạt ý nghĩa đó câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Em hãy giải thích “Ráng mỡ gà” nghĩa là ntn?
? Câu tục ngữ khuyên nhân dân điều gì?
? Kinh nghiệm được rút ra từ hiện tượng này là gì?
? Ngoài ra còn câu tục ngữ nào cũng có tác dụng báo bão?
? Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện là gì?
? Em em giải thích nghĩa của vế “tháng bảy kiến bò” là thế nào?
? Giải nghĩa vế “chỉ lo lại lụt”?
? Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
? Câu tục ngữ này còn có một dị bản khác, dị bản đó là gì?
? Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì? 
?Câu tục ngữ này có mấy vấn đề? đó là những vấn đề nào? giải thích nghĩa của từng vế?
? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
? Để diễn đạt ý nghĩa đó câu tục ngữ sử dụng biện pháp NT gì? tác dụng của nó?
? Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong những trường hợp nào?
? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong câu tục ngữ này ?
? Câu tục ngữ này nói về điều gì?
? ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
? Em hãy nêu nét đặc sắc của câu tục ngữ?
? Câu tục ngữ này khẳng định điều gì?
? Hãy tìm thêm các câu tục ngữ khác có nội dung tương tự?
? Giá trị của câu tục ngữ này là gì?
? Câu tục ngữ này có gì đặc biệt về NT? ý nghĩa của nó?
H đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK.
H: đọc thêm các câu tục ngữ trang 5 – 6 SGK.
H: 2 H đọc lại.
H: nêu theo SGK phần chú thích *.
H: ngắn gọn, hàm súc, kết cấu bền vững, giàu hình ảnh, nhịp điệu....
H: Được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận ứng xử, thực hành và để làm lời nói thêm hay, thêm sinh động, sâu sắc.
H: 2 nhóm: + Nhóm1:1"4.( Thiên nhiên) Nhóm2: 5"8.( Lao động sản xuất)
H: đọc to, rõ câu tục ngữ 1:
H: Tháng 5 (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài. Tháng 10 ngược lại
H: Đọc to, rõ câu tục ngữ 2.
H: dày, nhiều.
H: trông sao, đoán thời tiết mưa, nắng.
H: đọc câu tục ngữ 3:
H: Ráng vàng xuất hiện phía chân trời ấy là điềm sắp có bão.
H: Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
H: Đọc câu tục ngữ 4.
H: lo sẽ còn lụt nữa.
H: kiến ra nhiều vào tháng bảy " thì sẽ còn lụt nữa.
H: Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ.
H: Vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch.
H: đọc câu tục ngữ 5:
H: để phê phán hiện tượng lãng phí đất, để đề cao giá trị của đất.
H: đọc câu 6
H:Từ Hán Việt.
H: đọc câu 7:
H: Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố: nước, phân, giống, lđộng đối với nghề trồng lúa...
H: đọc câu 8:
HS: đọc
I. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích.
II. Phân tích:
1. Thể loại:
* Tục ngữ:
- Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. ( Tự nhiên, lao động, con người, xã hội..)
- ND: 
+ Nghĩa đen: cụ thể, trực tiếp
+ Nghĩa bóng: gián tiếp, biểu tượng.
2. Phân tích:
a/ Tục ngữ về thiên nhiên:
*. Câu 1:
- NT: Vần lưng, nhịp 3/4, phép đối, nói quá
- ý nghĩa: 
+ Tháng 5 đêm ngắn ngày dài.
+ Tháng 10: ngày ngắn đêm dài.
"Tính toán, sắp xếp công việc giữ gìn sức khoẻ cho con người trong mùa hè và mùa đông.
" Giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong một năm.
*. Câu 2:
- NT: vần lưng, phép đối.
- ND: Nhiều sao " trời nắng, ít sao " trời mưa.
" giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết sắp xếp công việc.
*. Câu 3:
- NT: ẩn dụ.
- ND: Khi trên trời xuất hiện rắng có sắc vàng màu mỡ gà " sắp có bão.
" Biết dự đoán bão " có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu.
* Câu 4:
- ND: Kiến bò nhiều vào tháng 7 là điềm báo sắp có lũ lụt.
" Giúp nhân dân có ý thức dự đoán và chủ động phòng chống lũ lụt.
*. Câu 5:
- NT: ẩn dụ, phóng đại.
- ND: đất được coi như vàng, quý như vàng.
" phê phán hiện tượng lãng phí đất, để đề cao giá trị của đất.
*. Câu 6:
- Sử dụng từ Hán Việt.
- ND: Thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích cho con người
" Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất.
*. Câu 7:
- NT: sử dụng linh hoạt từ HV.
- ND: Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố ( Nước, phân, giống lao động) đối với nghề trồng lúa của nhân dân ta.
" giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng.
*. Câu 8:
- Kết cấu ngắn gọn " khẳng định tầm quan trọng của thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt.
* Ghi nhớ: ( SGK).
III. Luyện tập:
Đọc thêm các câu tục ngữ.
IV. Củng cố:
? Nêu đặc điểm về mặt hình thức của các câu tục ngữ.
? Minh hoạ những đặc điểm đó bằng các câu tục ngữ cụ thể của bài học.
? Em thích nhất câu tục ngữ nào? vì sao?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng 8 câu tục ngữ, nắm chắc ý nghĩa của chúng. 
- Học phần ghi nhớ.
- Soạn bài: tục ngữ về con người , xã hội.
- Sưu tầm ca dao tục ngữ địa phương.
E. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT73.doc