Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Hiểu được sơ lược khái niệm về tục ngữ, nội dung từ một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.

- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

- Tích hợp với tiếng Việt ở bài ôn tập tiếng việt, với phần TLV ở bài: Tìm hiểu chung về văn NL.

2. Kỹ năng: Phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.

3. Thái độ: Vận dụng tục ngữ trong nói và viết hàng ngày.

B. Chuẩn bị: Giáo viên : Bảng phụ

 

doc 133 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn : Thứ 7/2/1/2010
 	Ngày dạy : Thứ 2/4/1/2010
Tuần 20: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
	Khái quát truyện dân gian Thanh hoá
	Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Tiết 73: Văn bản:Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
A. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức : Hiểu được sơ lược khái niệm về tục ngữ, nội dung từ một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.
Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
- Tích hợp với tiếng Việt ở bài ôn tập tiếng việt, với phần TLV ở bài: Tìm hiểu chung về văn NL.
Kỹ năng: Phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.
Thái độ: Vận dụng tục ngữ trong nói và viết hàng ngày. 
B. Chuẩn bị: Giáo viên : Bảng phụ
	 Tài liệu tham khảo
	Học sinh : Soạn bài, làm bài tập, học thuộc lòng tục ngữ.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Giáo viên ổn định những nề nếp bình thường.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.	
 3. Giới thiệu bài:	Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian.Nó được ví là kho báu của KN và trí tuệ dân gian,là “ Túi không dân gian vô tận”.Tục ngữ là thể loại triết lý, nhưng đồng thời cũng là cây đời xanh tươi. Tục ngữ có nhiều chủ đề.Tiết học này giải thích 8 câu tục ngữ cho chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính cần đạt
Hoạt động 1:
GVhướng dẫn học sinh đọc văn bản và chú thích
? Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
HS phát biểu, gv kết luận, lấy dẫn chứng minh hoạ
GV đọc mẫu,học sinh đọc
Hoạt động 2:
? Phân loại chủ đề của 8 câu TN .
 HS đọc câu 1 
? Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật
? Em có nhận xét gì về vần, nhịp trong câu tục ngữ
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy
? Bài học được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì.
Học sinh đọc câu 2
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm về tục ngữ:
- Tục ngữ là 1 câu nói có đặc điểm: gắn gọn, bền vững, có h/ả và nhịp điệu và dễ nhớ.
- Diễn đạt những kinh nghiệm của ND
- Tục ngữ thường có nghĩa đen, hoặc có cả nghĩa bóng.
2.Đọc
3. Giải nghĩa từ khó 
Mau, ráng, thục, thì
Kết hợp khi tìm hiểu từng câu cụ thể
II. Tìm hiểu chi tiết
Câu 1: “ Đêm .tối”
- Nghệ thuật: phép đối : Đêm – ngày
Tháng năm- tháng mười, sáng – tối
- Nói quá
ð Làm nổi bật sự trái ngược tính chất đêm – ngày giữa mùa hạ với mùa đông
ð Sử dụng thời gian làm việc sao cho phù hợp với thời tiết mỗi mùa
 Câu 2: “ Mau sao thì mưa”
? Câu này nêu nhận xét về hiện tượng gì
- Mau: nhiều, dày
? Từ mau, vắng ở đây đồng nghĩa với từ nào 
-Vắng: thưa, ít
- Sao: Sao trên trời
? Tìm nghĩa của câu tục nghĩa
ð Đêm trước trời đầy sao, ít mây, hôm sao nắng. Trời ít sao àsẽ mưa.
? Kinh nghiêm được đúc kết từ hiện tượng này
Trông sao, đoán thời tiết nắng mưa
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật diễn đạt của câu tục ngữ
- Phép đối, cách nói gắn gọn dễ hiểu 
? Đọc câu tục ngữ nãy sẽ giúp em điều gì ?
HS đọc câu tục ngữ số 3. HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày
? Em hiểu ráng mỡ gà là gì?
? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì
GV liên hệ với thực tế
à Con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết chủ động công việc hôm sau.
Câu 3: Ráng mỡ gà.giữ.
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời à điềm báo sắp có bão phải lo giữ nhà tránh nhưng thiệt hại do bão gây ra.
Học sinh đọc câu tục ngữ
Câu 4: Tháng bảy .lại lụt
? Tìm nghĩa của câu tục ngữ
- Kiến ra nhiều vào tháng 7 àsẽ còn lụt
? Trông kiến để đoán lụt
Điều này cho thấy đặc điểm nào của kinh nghiệm dân gian 
à quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thiên nhiên để đưa ra nhận xét to lớn
? Bài học rút ra ở đây là gì.
à Nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt từ nhiều hiện tượng thiên nhiên để chủ động phòng chống 
* Tóm lại 4 câu tục ngữ vừa tìm hiểu có đặc điểm gì chung? 
* Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt, cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước Việt Nam.
HS đọc câu tục ngữ
Câu 5: Tấc đất , tấc vàng
? ý nghĩa của câu tục ngữ?
- NT: ẩn dụ, phóng đại
? Thủ pháp nghệ thuật?
- Nội dung: Đề cao tầm quan trọng, giá trị của đất nước với con người 
? Em có nhận xét gì về hình thức diễn đạt của câu tục
Hình thức: ngắn gọn, dễ nghe, dễ nhớ
HS đọc câu tục ngữ số 6
Câu 6: Nhất canh trì  canh điền
? Kinh nghiệm sản xuất được rút ra từ đây là gì?
- Nuôi cá có lãi nhất rồi mới đến làm vườn và trồng lúa.
? Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ này là gì?
? Giá trị của câu tục ngữ này là gì?
- Cơ sở: giá trị kinh tế thực tế của các nghề.
à giúp con người khai thác tốt điều kiện hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
HS đọc câu tục ngữ số 7
? Các chữ: Nhất, nhì, tam, tứ có nghĩa là gì?
? Điều đó chứng tỏ câu tục ngữ này nói tới điều gì ?
Câu 7: Nhất nướctứ giống.
- Thứ nhất là nước, thứ 2 là phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ tư là giống.
à Các yếu tố của nghề trồng lúa
? Phép liệt kê này có tác dụng gì?
à Nêu rõ thứ tự, nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa, dễ nói, nhớ
? Bài học từ kinh nghiệm này là gì?
* Trong nghề làm ruộng: Đảm bảo đủ bốn yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bồi thụ.
HS đọc câu tục ngữ số 
? Nghĩa của thì và thục
Câu 8: Nhất thì, nhì thục.
- Thì: Thời vụ
- Thu: đất canh tác.
? Nghĩa của câu tục ngữ?
* Thứ nhất là thời vụ, thứ hai là đất canh tác 
? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
àTrong trồng trọt, cần đảm bảo hai yếu tố thời vụ, đất đai. Trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàn đầu
? Hình thức câu tục ngữ có gì đặc biệt ? Tác dụng .
Giáo viên liên hệ
Hoạt động 3:
? Nêu nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ ?
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Giáo viên cho HS làm bài tập
Học sinh thảo luận nhóm GV cho các nhóm cử đại diện trình bày, gv nhận xét, kết luận. 
Ngắn gọn, đối xứng à thông tin nhanh, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ.
III. Tổng kết 
1.Nội dung: Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất đã cho thấy người dân lao động nước ta có những khả năng nổi bật nào.
Để kinh nghiệm đó dễ nói, dễ truyền bá, dân gian đã tạo ra câu tục ngữ có cách diễn đạt độc đáo như thế nào.
2. Nghệ thuật: Vần lưng, đối( hình thức-nội dung), giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ.
IV. Luyện tập
 Tục ngữ lao động sản xuất và thiên nhiên còn có ý nghĩa gì trong cuộc sống hôm nay. 
 D. Hướng dẫn học ở nhà
 Học sinh làm bài tập:
	Sưu tầm những câu tục ngữ có nội dung như trên.
 Đọc bài đọc thêm.
 Chuẩn bị bài tiếp theo.
Điều chỉnh đánh giá kế hoạch .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : Thứ 2/4/1/2010
 	Ngày dạy : Thứ 3/5/1/2010
Tiết 74	 Chương trình địa phương
	 Khái quát truyện dân gian thanh hoá	
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Nắm được những thể loại và đặc điểm của truyện dân gian Thanh Hoá và những đóng góp riêng của truyện dân gian Thanh Hoá với Văn học dân gian Việt Nam. 
 - Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
B. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng hệ thống Truyện dân gian Thanh Hoá
	Học sinh : Soạn bài, hệ thống thể loại.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1. Giáo viên ổn định những nề nếp bình thường.
2. Kiểm tra bài cũ:? Đọc thuộc lòng các bài ca dao Thanh Hoá?
	Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Giới thiệu bài: Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ giáo viên chuyển tiếp giới thiệu vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính cần đạt
Hoạt động 1:
HS đọc phần 1, HS làm việc độc lập trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung
? Nêu các thể loại truyện dân gian Thanh Hoá?
? Nêu những đặc điểm truyện dân gian Thanh Hoá? HS làm việc độc lập, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, giáo viên kết luận.
Hoạt động 2:
Học sinh đọc mục II
Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện trả lời, lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận.
? Nêu những đóng góp riêng của truyện dân gian Thanh Hoá đối với Văn học dân gian?
? Vị trí của các truyện cổ và những đặc sắc riêng của các truyện cổ Thanh Hoá?
Hoạt động 3:
HS thảo luận 
? Những dấu ấn Thanh Hoá trong kho tàng truyện dân gian .
? Kể lại một số truyện dân gian Thanh Hoá.
I. Thể loại và đặc điểm truyện dân gian Thanh Hoá
1. Thể loại:
- Sử thi
- Truyện về sự hình thành núi sông, ruộng đồng.
- Truyện cổ tích
- Truyện thơ
- Tuyện ngụ ngôn
- Truyện cười, giai thoại
2. Đặc điểm.
a. Những truyện thần thoại chung của cả nước đều được lưu hành ở Thanh Hoá nhưng khuynh hướngcủa người xứ T là địa phương hoá các thần thoại, thần tích( Hà Trung có cồn Ông Thánh - Thánh Gióng, Quảng Xương có chuyện Mỵ Châu Trọng Thuỷ và An Dương Vương, Đẻ đất đẻ nước ở các huyện miền núi Thanh Hoá)
b. Một số cổ tích của xứ Thanh đã đi vào kho tàng chung của dân tộc( Mai An Tiêm, Phương Hoa, Từ Thức).
c. Truyện cười( Nhất là truyện TRạng Quỳnh) là đóng góp lớn của truyện dân gian Thanh Hoá.
d.Truyện thơ của các dân tộc thiểu số cũng góp phần vào truyện dân gian cả nước( Truyện Nàng Nga - Hai Mối, Khăm Panh
II. Những đóng góp riêng của truyện dân gian Thanh Hoá với văn học dân gian Việt Nam.
1. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Thanh Hoá là một kho tàng quý báu.
a. Hai dân tộc có số người đông nhất và cư trú trên địa bàn rộng nhất ở Thanh Hoá là người Mường và người Thái. cũng là hai dân tộc đã bảo lưu được những pho sử thi đồ sộ, những truyên thơ và những bản tình ca như: Đẻ đất đẻ nước, Nàng Nga - Hai Mối của dân tộc Mường và Tooi ặm đìn, Khanh Panh của dân tộc Thái.
b. Đó là những tác phẩm có giá trị về nhiều mặt: phản ánh sự phát triển tư duy, phát triển văn hoá chung của dân tộc ta.Tình yêu và khát vọng chiến thắng giặc ngoại xâm.
2. Truyện cổ Thanh Hoá có vị trí quan trọng và đặc sắc riêng trong kho tàng truyện cổ.
a. Mai An Tiêm góp phần hoàn chỉnh hệ thống truyền thuyết dựng nước thời quốc gia Văn Lang- Âu Lạc. Truyên không chỉ giải thích nguồn gốc một sản vật, tinh thần lạc quan mà còn thể hiện sức sáng tạo, khai mở văn hoá biển đảo của cha ông.
b. Truyên Phương Hoa hoàn thiện vẻ đẹp tài năng, trí tuệ, tình cảm và bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam.
c. Truyện Trạng Quỳnh là vũ khí sắc bén nhất trong đấu tranh xã hội. Là đỉnh cao của thể loại truyện cười. Bỉ ở đây tập trung cao độ thông minh, tài trí, sâu sắc, bản lĩnh của đầu óc phê phán khi dựng nên một cuộc đời, một con người bằng năng lực thật sự đương đầu với các thế lực thống trị từ thấp đến cao nhất đối diện vấn đề của con  ... .Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
Học sinh đọc tìm hiểu mục II
? Nhận xét dấu gạch ngang có tác dụng nối liên doanh, dấu gạch nối trong từng va-ren
1.Bài tập
- Dấu gạch ngang nối liền danh là một dấu câu
-Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó chỉ là một quyết định về chính tả khi phát âm các từ mượn của ngôn ngữ ấn -Âu
- Dâu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang
Bài tập vận dụng:
Đặt dấu gạch ngang và dấu gạch nối vào cái vị trí thích hợp.
Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
Nghe rađiô vẫn là 1 thói quen thú vị của những người lớn tuổi 
Gợi ý:- Sài Gòn- Hòn Ngọc Viễn Đông-
Nghe rađiô
Hoạt động 3: III Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
Câu a,b: Đánh dấu bộ phận giải thích
Câu c: Đánh dấu bộ phận và giải thích lời nói trực tiếp
Câu d,e: Nối liên danh
Bài tập 2: Nói các tiếng trong từ phụ âm tiếng nước ngoài
Bài tập 3: giáo viên hướng dẫn học sinh làm tại lớp
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
Học sinh nắm vững lý thuyết qua phần ghi nhớ
Viết đoạn văn giới thiệu tác giả NAQuốc có sử dụng dấu gạch ngang
*Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày tháng năm 2007
Tiết 123-129-130	ôn tập tiếng việt
A-Mục tiêu cần đạt
- Hệ thống hoá kiến thức về câu, dấu câu
- C2 kiến thức tu từ ngữ pháp
- Rèn kỹ năng mở rộng, rút gọn, chỉnh đổi câu, sử dụng dấu câu, tu từ về câu.
B-Chuẩn bị: Bảng phụ
C. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: Ôn tập về rút gọn câu
? Thế nào là rút gọn câu? cho ví dụ
Khi nói, viết trong một số tình huống, ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu để tạo bằng câu rút gọn
VD: Thương người như thể thương thân.
Giáo viên chốt:
Khi rút gọn phải đảm bảo câu vẫn rõ ý, không bị cộc lốc, khiếm nhã.
Trong đối thoại, dùng câu rút gọn phải chú ý quan hệ vai giữa người nói với người nghe, người hỏi và người trả lời
Hoạt động 2: ôn tập về câu đặc biệt
? Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ
VD: Một đêm trăng – tiếng reo.
? Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào? cho ví dụ
+ Nêu thời gian, nơi chốn
VD: Buổi sáng, đêm hè.
+ Liệt kê sự vật, hiện tượng
VD: Cháy, tiếng thét, chạy rầm rập
+ Bộc lộ cảm xúc: Trời ơi! ái chà chà
+ Gọi đáp: Sơn ơi! đợi đã
*Giáo viên chốt:
+ Câu đặc biệt cũng là một dạng rút gọn câu, nhưng thường khó hoăc không thể khôi phục tác phẩm bị lược bỏ-> điểm khác biệt giữa câu rút gọn và câu đặc biệt
Hoạt động 3:ôn tập về thêm trạng ngữ cho câu
? Trạng ngữ là gì? cho ví dụ
-> Là tác phẩm phụ bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu.
? Có mấy loại trạng ngữ? cho ví dụ
? Cấu tạo của trạng ngữ? cho ví dụ
Các loại trạng ngữ:
Trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm
Trạng ngữ chỉ thời gian
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Trạng ngữ chỉ mục đích
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Trạng ngữ chỉ cách thức
Cấu tạo của trạng ngữ có thể là một thực từ ( danh, động, tính) nhưng thường là một cụm từ, trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường có các quan hệ từ
* Trong một số trường hợp người ta cso thể tách trạng ngữ thành một câu riêng để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc tạo cảm xúc nhất định
Hoạt động 4:Ôn tập về dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
? Thế nào là dùng cụm chủ- vị làm thành phần câu? cho ví dụ
Là dùng những kết cấu có hình thức giống câu, gọi là c-v làm thành phần câu
VD: Cái bàn này// chân đã gãy
 CN VN=(c-v)
? Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm chủ- vị cho ví dụ
+ Chủ ngữ : Mẹ về khiến cả nhà vui
+ Vị ngữ : Chiếc xe này lốp đã hỏng
+ Bổ ngữ: Tôi cứ tưởng tôi ghê gớm lắm
+ Định ngữ: Người tôi gặp là một nhà thơ
Hoạt động 5:Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
? Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ
? Mục đích chuyển đổi 2 loại trên để làm gì?
? Có mấy kiểu câu bị động? Cho mỗi loại một ví dụ
Học sinh trả lời- lấy ví dụ- lớp nhận xét- giáo viên chốt
Hoạt động6:Ôn tập về dấu câu
? Lớp 7 chúng ta học những loại dấu câu nào?
? Nêu tác dụng của từng loại dấu câu, cho ví dụ
Học sinh phát biểu, lớp nhận xét, giáo viên chốt
Dấu gạch ngang không phải là 1 dấu câu, nó chỉ là một quyết định về chính tả
Về hình thức dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang
Hoạt động 7: ôn tập phép liệt kê
?Liệt kê là gi ? cho ví dụ
? Có mấy kiểu liệt kê? Cho ví dụ
Học sinh phát biểu- lớp nhận xét, giáo viên chốt
Liệt kê là một phép tu từ cú pháp. Vì vậy khi sử dụng cần phải chú ý tới giá trị biểu cảm của nó.
Giáo viên treo bảng phụ sơ đồ về tu từ và câu cho học sinh quan sát và vẽ theo.
Nhật kí giờ dạy:
Ngày tháng năm 2007
Tiết 124	Văn bản báo cáo
A-Kết quả cần đạt:
	Học sinh nắm được những văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách viết văn bản này
	Rèn kỹ năng biết cách chuẩn bị và viết 1 văn bản báo cáo đúng quy cách
B-Thiết kế bài dạy- học
Hoạt động 1:I.Tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo
Học sinh tìm hiểu 2 văn bản mẫu ở mục I1 SGK
?Về mục đích, viết báo cáo để làm gì?
*Mục đích báo cáo:
-Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đã làm được của một cá nhân hay của một tập thể.
? Về yêu cầu, văn bản báo cáo có gì đáng chú ý về nội dung và hình thức trình bày?
*Nội dung:
- Nêu rõ: ai viết, ai nhận, nhận về việc gì, kết quả ra sao
*Về hình thức:phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng
? Khi nào phải viết báo cáo
* Khi cần sơ kết, tổng kết một phong trào thi đua hoặc một đợt hoạt động công tác nào đó-> viết báo cáo
Học sinh tìm hiểu mục I3 SGK cho biết tình huống nào phải viết báo cáo? tại sao ?
*Tình huống(b) phải viết báo cáo
- Tình huống (a) viết đề nghị
- Tình huống(c) viết đơn xin nhập học
Hoạt động 2:II. Tìm hiểu cách làm một văn bản báo cáo
Dựa vào 2 văn bản mẫu ở mục I, hãy xác định thứ tự các mục trong một văn bản báo cáo
1. Quốc hiệu
2. Địa danh và ngày. tháng. năm	
3. Tên văn bản báo cáo: Báo cáo về việc
4. Nơi gửi: Kính gửi đồng kính gửi
5. Lí do, diễn biến, kết quả
6. Kí tên
* Học sinh đọc to ghi nhớ SGK
*Giáo viên lưu ý:
	Báo cáo là loại văn bản thông dụng trong đời sống hàng ngày, có các loại báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về các vụ việc, sự kiện xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người như bão lụt, cháy, tai nạn giao thông.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Giáo viên nêu tình huống cụ thể phải làm văn bản báo cáo
Chọn 1 tình huống cụ thể, luyện viết một văn bản báo cáo
Đưa 1 văn bản báo cáo có điểm chưa đúng yêu cầu tìm, chỉ ra chỗ sai, hướng xửa chữa.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
Học sinh nắm vững lý thuyết
Chuẩn bị ôn tập.
Nhật kí giờ dạy:
Ngày tháng năm 2007
Tiết 125-126: 	Luyện tâp làm văn bản bao cáo và đề nghị
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS :
+ Thông qua việc luyện tập thực hành, biết ứng dụng lí thuyết đã học vào tình huống cụ thể, từ đó bắt đầu biết cách làm hai dạng văn bản này.
- Biết phát hiện các lỗi hay mắc, cách sửa chữa và rút kinh nghiệm.
B. Tiến trình lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:VB báo cáo khác với văn bản đề nghị như thế nào?
II. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động1: ôn lại lí thuyết hai loại văn trên
Gv yêu cầu HS xem lại bài 28, 29, 30.và chia nhóm thảo luận
Nhóm1 Mục đích của viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì.khác nhau
Nhóm2: Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì.khác nhau
Nhom3: Hình thức trình bày của hai loại văn bản trên có gì.khác nhau
Nhóm4: Các loại văn bản khi viết cần tránh những sai xót gì
HS các nhóm trình bày 
GV nhận xét và tổng kết
Hoạt động2: Luỵên tập
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
GV nêu tính huống tìm được.
NHóm1,2: Tình huông1 Viết văn bản đề nghị:
Nhóm2: Tình huông2: Viết văn bản báo cáo.aoHS trình bày.
GV nhận xét và tổng kết.
Hoạt động3:Hướng dẫn luyện tập ở nhà l
 HS tập viết v ăn bản báo cáo và đề nghị
I. ôn tập lí thuyết:
Văn bản đề nghị.
Báo cáo
Mục đích.
II. Luyện tập:
Nhật kí giờ dạy:
Ngày tháng năm 2007
Tiết 127-128:	 Ôn tập Tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS: Ôn lại và củng cố những kiến thức về văn biểu càm và văn nghị luận.
B. Tiến trình lên lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
*Bài mới:
* Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động1:HV cho HS thảo luận về hai kiểu văn bản trên:
Nhóm1+2: Ôn lại đặc điểm của văn biểu cảm.
? các bài văn biểu cảm em đựơc học là những văn bản nào?
? Em thích nhất văn bản nào trong số các văn bản đã học? Vì sao?
?Biểu cảm nhằm mục đích gì.
Nhóm3+4: Văn nghị luận
Liệt kê các bài văn nghị luận đã học
- Văn nghị luận xuất hiện trong trường hợp nào?
Những yếu tố quan trọng trong bài văn nghị luận là gì?
Nghi luận chứng minh và nghị luận giải thích giống nhau và khác nhau ntn?
Hoạt động2:
 GV cho HS tìm hiểu một số đề tham khảo trong SGK.
Hoạt động3:Hướng dẫn luyện tập 
I. Văn biểu cảm:
1. Thể loại: Gồm thơ trữ tình, ca dao, tuỳ bút.
2. Mục đích biểu cảm:
Thể hiện cảm xúc tình cảm, đánh giácủa con người đối với xung quanh, tà đó khêu gợi sự đồng cảm người đọc.
3. Tình cảm trong văn biểu cảm:
- Là những tình cảm đẹp.
4. Các cách biểu cảm:
Có 2 cách: biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
5. Ngôn ngữ biểu cảm:
- Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ so sánh.
6. Bố cục bài văn biểu cảm:
Gồm 3 phần
II. Văn nghị luận:
1. Các yếu tố quan trọng trong bài văn nghị luận
a. Luận điểm: Quan điểm của bài văn
b. Luận cứ: Là dẫn chứng và lí lẽ triển khai, phục vụ cho luận điểm.
c. Lập luận: Là cách trình bàysắp xếp các luận cứ.
2. Nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
Giống: Đều phải có yếu tố a,b,c
khác:- Nghị luận CM sử dụng nhiều dẫn chứng.
NLGT:Sử dụng nhiều lí lẽ.
III, Luyện tập:
Đề5 và đề 6
Hoạt động4:Hướng dẫn luyện tập ở nhà
 - HS nắm vững đặc trưng của hai kiểu văn bản trên.
Nhật kí giờ dạy:
Ngày tháng năm 2007
Tiết 129- 130: 	Ôn tập tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS: +Củng cố kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
+ Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cáh tổng hợp , toàn diện theo nội dung và cách đánh giá mới.
B. Tiến trình lên lớp:
* Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Các pháp biến đổi câu:
GV cho HS điền vào mô hình sau:
Các pháp biến đổi câu
Chuyển đổi kiểu câu
Thêm bớt thành phần câu
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Rút gọn câu
Mở rộng câu
Dùng cụm C-V để mở rộng câu
Thêm trạng ngữ
Hoạt động2: Các phép tu từ đã học:+ Điệp ngữ
	 +Liệt kê
Hoạt động3:Hướng dẫn luyện tập ở nhà
 1. Phân tích phép điệp ngữ trong bài thơ ''tiếng gà trưa''
Tiết 131- 132: 	Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Theo đề của phòng 
Tiết 133-134: 	Chương trình địa phương
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ, chọn một số câu hay để giảng, giải thích một số địa danh có trong tục ngữ, ca dao.
B. Tiến trình lên lớp:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An cua Thanh Hoa(1).doc