Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 82: Câu đặc biệt (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 82: Câu đặc biệt (Tiếp)

Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Nắm được khái niệm câu đặc biệt

 - Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.

 - Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói viết cụ thể.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Bảng phụ.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 82: Câu đặc biệt (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 29/01/2007
 Ngày giảng: 01/02/2007
 Tiết 82: Câu đặc biệt
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Nắm được khái niệm câu đặc biệt
 - Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.
 - Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói viết cụ thể.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 - Thế nào là câu rút gọn ? Mục đích của câu rút gọn ? Ví dụ ?
 * Hooạt động 2: Giới thiệu bài ( 1phút). 
 Trong khi sử dụng ngôn ngữ, một số câu không cấu tạo theo mô hình CN và VN nhưng nó vẫn có 1 số tác dụng nhất định như: bộc lộ cảm xúc, gọi đáp, liệt kê  những dạng câu như vậy gọi là câu đặc biệt. Để hiểu rõ về câu đặc biệt, tiết học hôm nay
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút). 
 Hoạt động của thầy
HĐ của trò
 Nội dung cần đạt
? Gọi h.s đọc VD – bảng phụ.
? Em cho biết, câu gạch chân “Ôi, em Thuỷ” có cấu tạo như thế nào.
a- Là câu có đủ CN – VN.
b- Là câu rút gọn.
c- Là câu không có CN – VN.
 GV: Những câu không có cấu tạo theo mô hình CN – VN như vậy gọi là câu đặc biệt.
? Em hiểu thế nào là câu đặc biệt.
? Tìm thêm một số ví dụ có sử dụng câu đặc biệt.
GV: treo bảng phụ (tác dụng của câu đặc biệt sgk – tr 28).
? Đánh dấu x vào ô thích hợp (chỉ rõ tác dụng của từng câu đặc biệt sau).
? Căn cứ vào bảng trên, em hãy kể ra những tác dụng của câu đặc biệt.
? Thế nào là câu đặc biệt, câu đặc biệt khác câu rút gọn như thế nào.
GV: gọi h.s đọc ghi nhớ.
? Đọc yêu cầu bài tập 1.
? Tìm trong các ví dụ những câu đặc biệt và câu rút gọn.
- GV: hướng dẫn h.s làm bài – nhận xét.
? Mỗi câu đặc biệt và câu rút gọn ở bài 1 có tác dụng gì.
? Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng từ 5 -> 7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có 1 vài câu đặc biệt.
- GV: sửa chữa.
- Phát biểu
- Phát biểu
- H.s đọc
- Thảo luận
nhóm.
- Trình bày
nhận xét.
- Đọc
- Đọc
- Thảo luận 
nhóm
- Trình bày
nhận xét
- Phát biểu
- H.s viết,
trình bày.
- Nhận xét
I- Thế nào là câu đặc biệt.
1-Bài tập::
- Ôi, em Thuỷ.
=> Câu đặc biệt.
2- (Ghi nhớ sgk – tr28)
- VD: 
Rầm ! Mọi người ngoảnh lại nhìn. Hai chiếc xe máy đã tông vào nhau. Thật khủng khiếp !
II- Tác dụng của câu đặc biệt.
1- Bài tập: (sgk – tr28)
VD:
+ Một đêm mùa xuân: thời gian.
+ Tiếng reo, tiếng vỗ tay: liệt kê
Thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
+ Trời ơi ! : Bộc lộ cảm xúc.
+ Sơn ơi ! em Sơn : Gọi đáp 
2- Ghi nhớ (sgk – tr29)
III- Luyện tập:
* Bài 1 (sgk- tr29).
a- Câu rút gọn:
- “Có khi được trừng bày trong tủ kính, trong bình pha lê  trong hòm”
- “Nghĩa là phải ra sức giải thích ”
b- Câu đặc biệt:
- Ba giây Bốn giây Năm giây 
Lâu quá.
c- Câu đặc biệt:
- Một hồi còi 
d- Câu đặc biệt:
- Lá ơi !
e- Câu rút gọn:
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
* Bài 2 (sgk – tr29).
- Tác dụng của câu đặc biệt:
b- Ba giây  Bốn giây.
=> Xác định thời gian.
c- Một hồi còi
=> Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
d- Lá ơi !
=> Gọi đáp.
- Tác dụng của câu rút gọn:
a- Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ xuất hiện ở câu trước.
d- Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh.
*Bài 3 (sgk – tr29).
Viết một đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Về nhà học bài, xem lại các bài tập.
- Tìm một số văn bản có sử dụng câu đặc biệt.
- Chuẩn bị bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 82 - Cau rut gon (D).doc