Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 83: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 83: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (Tiết 2)

I.Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.

- Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.

2.Kĩ năng: Lập bố cục, từ luận điểm đến hệ thống luận cứ trong bài nghị luận để tìm hiểu và lập dàn ý cho 1 đề cụ thể.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc rèn luyện phương pháp làm bài nghị luận.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 83: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 83.
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
- Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
2.Kĩ năng: Lập bố cục, từ luận điểm đến hệ thống luận cứ trong bài nghị luận để tìm hiểu và lập dàn ý cho 1 đề cụ thể.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc rèn luyện phương pháp làm bài nghị luận.
II. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, Tham khảo SGV Ngữ văn 7.
 HS: Đọc kĩ bài, Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức.( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ.( 4 phút)
? Thế nào là đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận? 
( HS trả lời mục ghi nhớ SGK – 23.)
3.Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.( 20 phút)
- HS đọc lại văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- GV cho HS xem sơ đồ sgk - 30 và cho biết:
? Bài văn gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì ?
- GV hướng dẫn gợi ý học sinh nêu nội dung của mỗi phần.
? Mỗi phần có những luận điểm nào?
? Đặt vấn đề câu 1,2,3 nêu vấn đề gì?
? Phần 2 chứng minh vấn đề gì? Có mấy phần?
- Phần kết thúc có mấy câu? Nội dung các câu?
( GV: Toàn đoạn gồm 15 câu, phân tích một cách tổng thể và chặt chẽ, ta thấy: để có được câu 15, câu câu xác định nhiệm vụ cho mọi người trên cơ sở hiểu sâu sắc và tự nguyện, tác giả đã dùng tới 14 câu, trong đó câu 1- nêu vấn đề, 13 câu là những cách làm rõ vấn đề.- > Đó chính là bố cục và lập luận.
- Hs đọc sơ đồ SGK:
* Hoạt động nhóm:( 3-6 em)
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ:
? Dựa vào sơ đồ, hãy cho biết các phương pháp lập luận được sử dụng trong bài văn?
- Hoạt động nhóm ( 5 phút)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.- Đại diện nhóm trình bày.
- HS khác NX, bổ xung-> GVKL
( Các phương pháp lập luận trong bài văn:
- Hàng ngang1+2: Quan hệ nhân - quả.
- Hàng ngang 3: Tổng- phân- hợp.
- Hàng ngang 4: Suy luận tương đồng.
- Hàng dọc1,2: Suy luận tương đồng theo thời gian.
- Hàng dọc 3: Quan hệ nhân- quả, so sánh , suy lí..)
? Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động2.HDHS luyện tập.(15 phút)
- 2 hs đọc văn bản.
- HS trao đổi bàn bài tập 1
? Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm ?
? Bài có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng trong bài?
( Lập luận: - Câu 1: So sánh, đối lập
- Quan hệ nhân quả, so sánh, suy lí.
- Đoạn kết: Quan hệ nhân quả “ chịu khó có tiền đồ”).
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
* Bài văn gồm 3 phần.
1.Đặt vấn đề ( 3 câu ) 
- Câu 1: Nêu vấn đề trực tiếp.
- Câu 2: Khẳng định giá trị của vấn đề.
- Câu 3: So sánh mở rộng và xác định phạm vi biểu hiện nổi bật của vấn đề trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.
2. Giải quyết vấn đề: Chứng minh truyền thống yêu nước anh hùng trong lịch sử dân tộc ta. ( 8 câu )
* Trong quá khứ lịch sử.( 3 câu )
- Câu 1: Giới thiệu khái quát và chuyển ý.
- Câu 2: Liệt kê dẫn chứng - xác định tình cảm, thái độ.
- Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ: Ghi nhớ công lao.
* Trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp hiện tại.( 5 câu)
- Câu 1: Khái quát và chuyển ý.
- Câu 2,3,4: Liệt kê dẫn chứng theo các bình diện, các mặt khác nhau. Kết nối dẫn chứng bằng cặp quan hệ từ: từ đến
- Câu 5: Khái quát nhận định, đánh giá.
3. Kết thúc vấn đề:( 4 câu)
- Câu 1: So sánh, khái quát giá trị của tinh thần yêu nước.
- Câu 2,3: Hai biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.
- Câu 4: Xác định trách nhiệm, bổn phận của chúng ta. 
* Các phương pháp lập luận trong bài văn:
- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành 1 mạng lưới liên kết tronh văn bản nghị luận, trong đó phương pháp lập luận là “ chất keo” gắn bó các phần, các ý của bố cục. 
* Ghi nhớ SGK- 31.
II. Luyện tập.
Bài 1.Đọc văn bản: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
- Bài văn nêu lên tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
- Các luận điểm:
+ ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.
+ Nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu.
+ Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.
- Các luận cứ:
+ Đờ- Vanh- Xi muốn học cho nhanh rất đặc biệt.
+ Em nên biết rằng trong 1000 cái trứng giống nhau.
+ Câu truyện vẽ trứng thật tinh thì mới có tiền đồ
- Bố cục ( 3 phần)
a. Mở bài: Đoạn trùng với câu: ở đời  thành tài.
b. Thân bài: Danh hoạ mọi thứ
c. Kết bài: Còn lại.
4. Củng cố ( 4 phút)
- Các phương pháp lập luận trong bài văn? Bài văn nghị luận gồm mấy phần? Mối quan hệ giữa các phần?
5. HD học ở nhà( 1 phút)
- Học kĩ bài, thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
Ngày giảng:
Tiết 84.
Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về khái niệm lập luận trong văn nghị luận.
- Tích hợp với phần văn ở văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” với phần tiếng việt ở bài “Câu đặc biệt”.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập luận điểm, luận cứ và lập luận.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện phương pháp làm bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, Tham khảo SGV Ngữ văn 7, Sách TK bài giảng NV7.
 HS: Đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút)
? Bố cục bài nghị luận gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
( HS trả lời mục ghi nhớ SGK- 31)
3. Bài mới. 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu lập luận trong đời sống.( 15 phút)
- Đọc ví dụ SGK - 32.
* Hoạt động nhóm nhỏ( 2-3 em)
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ.
? Trong các ví dụ trên, bộ phận nào là luận cứ ? bộ phận nào là kết luận thể hiện tư tưởng của người nói?
? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là ntn? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
- Hoạt động nhóm ( 5 phút)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét. - GV tổng hợp kết luận.
- HS đọc bài tập 2 SGK - 33.
? Bổ sung luận cứ cho các kết luận?
- HS hoạt động độc lập.
- Sau khi làm bài tập, HS tự do phát biểu, HS khác NX - GV chốt lại bài tập.
- HS đọc bài tập 3.
? Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói.
- GV gợi ý HD HS làm bài tập theo yêu cầu.
- HS lên bảng làm bài tập, HS khác NX, GV NX, HS làm bài tốt GV cho điểm khuyến khích.
* Hoạt động 2. Lập luận trong văn nghị luận.( 20 phút)
- HS đọc các luận điểm trong SGK.
? Hãy so sánh với 1 số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận?
? Tác dụng của luận điểm trong văn nghị luận?
- HS đọc mục2 SGK-34.
? Lập luận cho luận điểm “ Sách là người bạn lớn của con người”.
? Vì sao nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có nội dung gì?
? Luận điểm đó có thực tế không? ( có)
- HS đọc truyện “ ếch ngồi đáy giếng”
? Rút ra kết luận làm luận điểm, lập luận cho luận điểm đó?
- HS trao đổi bàn, thực hiện câu hỏi trên.
- HS phát biểu ý kiến, HS khác bổ sung,
GV nhận xét, uốn nắn.
I. Lập luận trong đời sống.
1. Ví dụ:
a. Luận cứ: Hôm nay trời mưa
- Kết luận: chúng ta không đicông viên nữa.
b. Luận cứ: Em rất thích đọc sách,
- Kết luận: Vì qua sáchnhiều điều.
c.Luận cứ:Trời nóng quá,
- Kết luận: đi ăn kem đi.
+Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
+ Có thể thay đổi được vị trí giữa luân cứ và kết luận.
2. Bổ sung luận cứ cho các kết luận.
a. .Vì nơi đây từng gắn bó với em nhiều kỉ niệm tuổi ấu thơ.
b. .vì sẽ chẳng còn ai tin mình nữa.
c. Đau đầu quá.
d. ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Những ngày nghỉ em rất thích đi 
3. Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau:
a. .. đến thư viện đọc sách đi.
b.. chẳng biết học cái gì nữa.
c. họ cứ tưởng như thế là hay ho lắm.
d.  phải gương mẫu chứ.
e.  chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành.
II. Lập luận trong văn nghị luận.
1. Đọc các luận điểm.
- Giống nhau: Đều là những kết luận.
- Khác nhau: 
+ ở mục I.2: Lời nói trong giao tiếp hàng ngày mang tính cá nhân và có ý nghĩa hàm ẩn.
+ ở mục II. Luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh.
- Cơ sở để triển khai luận cứ, là kết luận của lập luận.
2. Bài tập ứng dụng
- Hãy lập luận cho luận điểm “ Sách là người bạn lớn của con người”.
+ Vì sách thoả mãn nhu cầu về tri thức và phát triển tâm hồn con người.
+ Là người bạn tâm tình gần gũi. Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời, làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú.
+ Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian và thời gian: Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai. Hiểu tình hình trong nước và ngoài nước
3. Luận điểm, lập luận cho văn bản “ ếch ngồi đáy giếng”.
- Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát, kiêu ngạo.
- Lập luận: Trình tự thời gian, không gian bằng 1 câu truyện nhiều chi tiết, sự việc cụ thể, chọn lọc.
- Luận cứ: + ếch sống lâu trong giếng cạnh những con vật bé nhỏ. 
+ Các con vật đều sợ tiếng kêu của ếch.
+ ếch tưởng mình là chúa tể.
+ Trời mưa to, nước dềnh lên, đưa ra ếch ngoài.
+ Quen thói nghênh ngang đi lại không để ý ai, ếch bị giẫm bẹp.
4. Củng cố ( 3 phút)
? Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài văn nghị luận?
- GV hệ thống nội dung bài giảng.
5. HD học ở nhà( 2 phút)
- Học kĩ bài, hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Soạn tiết 85. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7H(5).doc