Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Tiếp theo)

 Giúp học sinh :

- Kiến thức: Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thái Mai. Nắm được những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.

- Kĩ năng: Tiếp tục củng cố kĩ năng tìm hiểu văn nghị luận.

Tư tưởng: Giáo dục học sinh ý thức yêu quí, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.

B- Chuẩn bị : GV : Giáo án, sgk, tranh : Thành phố Hồ Chí Minh

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21.
* Kết quả cần đạt:
1, Kiến thức: Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thái Mai. Nắm được những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
- Nắm được các đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữ. Nhận ra các loại trạng ngữ trong câu.
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phếp lập luận chứng minh.
2, Kĩ năng: Tiếp tục củng cố kĩ năng tìm hiểu văn nghị luận; Kĩ năng làm văn nghị luận chứng minh; kĩ năng thêm trạng ngữ vào trong câu.
3, Tư tưởng: Giáo giục học sinh ý thức yêu quí, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
Ngày soạn : 31 / 1 / 2010 
Ngày dạy : 7A : 02 / 2 / 2010 
	 7B: 01 / 2 / 2010 
Tiết 85
Sự giàu đẹp của tiếng việt.
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
- Kiến thức: Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thái Mai. Nắm được những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn. 
- Kĩ năng: Tiếp tục củng cố kĩ năng tìm hiểu văn nghị luận.
Tư tưởng: Giáo dục học sinh ý thức yêu quí, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
B- Chuẩn bị : GV : Giáo án, sgk, tranh : Thành phố Hồ Chí Minh
 	 HS : Bài soạn, vở ghi, sgk
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài văn “ tinh thàn yêu nước của nhân dân ta”. Chỉ ra luận điểm mà tác giả trình bày trong đoạn văn đó.
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -Học sinh đọc chú thích * (36)
H:Tác giả của bài văn trên là ai? Em hãy trình bày đôi nét về tác giả đó?
H:Văn bản này được trích từ văn bản nào?
-Giáo viên đọc mẫu một đoạn-> gọi 2 học sinh đọc tiếp
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó trong SGK
H: Văn bản thuộc thể loại gì? Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
-Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
H:Bài văn có bố cục như thế nào?
-Từ đầu->thời kì lịch sử: Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp tiếng hay.
-Thân bài: Tiếp ->văn nghệ “ Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt”
-Kết bài: Đoạn cuối “ Sơ bộ về sức sống của tiếng Việt.
-Học sinh đọc đoạn 1 và 2
H:Luận điểm bao trùm trong đoạn văn này là gì?
H:Tiếp theo luận điểm tác giả đưa ra những luận cứ nào? để làm gì?
-Giải thích sự “ giàu” và “ đẹp” của tiếng tiếng Việt để làm sáng tỏ luận điểm “ TV của chúng ta rất giàu và đẹp”
H:Tác giả đã giải thích như thế nào?
-Học sinh trả lời theo SGK.
H:Em có nhận xét gì về cách giải thích đó?
-Học sinh đọc thầm lại đoạn văn 2.
H:Đoạn văn 2 có vai trò gì?
-Chứng minh cho luận đểm đã nêu ở phần mở bài: TV là thứ tiếng đẹp, là một thứ tiếng hay.
H:Tác giả đã chứng minh bằng các luận cứ nào và sắp xếp ra sao?
*TV là một thứ tiếng đẹp:
+TV đẹp ở mặt ngữ âm, ở hệ thống nguyên âm, phụ âm, thanh điệu.
+ Uyển chuyển nhịp nhàng về mặt cú pháp 
+Từ vựng dồi dào về giá trị thơ, nhạc họa.
*Chứng minh Tv là một thứ tiếng hay.
+Có khả ngăng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
+Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử.
H:Sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào?
-Ngữ âm:
-Từ vựng:
-Ngữ pháp:
H:Em hãy tìm những dẫn chứng cụ thể làm rõ các nhận định ấy của tác giả?
-Học sinh thảo luận nhóm và trình bày, Giáo viên bổ sung qua một số tác phẩm “ thu điếu”(nguyễn Khuyến); “Bánh trôi nước”(Hồ xuân Hương); “qua Đèo Ngang” (Bà Huyện thanh Quan) và một số câu ca dao.
H:Qua đó em thấy điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
-Kết hợp giải thích, chứng minh, bình luận với những:
+Lập luận chặt chẽ.
+Dẫn chứng toàn diện, bao quát.
+Sử dụng câu văn dài.
H:Với nghệ thuật nghị luận ấy bài văn đã làm rõ được nội dung gì?
-Chứng minh được tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, tiếng hay giúp người đọc ngày càng yêu quí tiếng nói của dân tộc mình.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm , qua đó giúp các em hình thành nên ghi nhớ của bài học.
H1-Trong các câu sau câu nào nêu lên vấn đề nghị luận của bài văn?
A.Tiếng Việt trong cấu tạo của nó, thực sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.
B,Tiếng Việt của chúng ta gồm một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.
C,Về phương diện này tiếng Việt có khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.
D,Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
H2:Để chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay bài văn đã sử dụng kiểu lập luận gì?
A,Chứng minh B,Giải thích.
C,Kết hợp giải thích, chứng minh và bình luận.
D,Kết hợp phân tích và bình luận.
H3: Tác giả chứng minh khả năng phong phú và sự giàu cócủa tiếng Việt ở những phương diện nào?
A,Ngữ âm. B,Từ vựng.
C,Ngữ pháp. D,Cả 3 mặt trên.
-Học sinh đọc ghi nhớ.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập phần luyện tập.
Tìm 5 dẫn chứng trong các bài văn thơ đã học chứng tỏ sự giàu đẹp của tiếng Việt ở mặt ngữ âm, từ vựng?
-Từ vựng tăng nhanh diễn đạt khái niện mới:
+Ma két tinh, in tơ nét, đối tác, hội thảo, giao lưu, hợp tác. đầu tư
 I,Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1,Tác giả:
-Đặng Thái Mai(1902- 1984)
là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng.
2,Tác phẩm:
-Thể loại : Nghị luận.
-Bố cục: 3 phần.
II,Phân tích:
1,Đoạn 1:
Giới thiệu và giải thích gọn rõ về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.
2,Phần 2: -Kết hợp giải thích, chứng minh, bình luận với những:
+Lập luận chặt chẽ.
+Dẫn chứng toàn diện, bao quát.
+Sử dụng câu văn dài.
- Chứng minh được tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, tiếng hay giúp người đọc ngày càng yêu quí tiếng nói của dân tộc mình.
*Ghi nhớ: SGK(37).
III,Luyện tập:
1,Bài 1:
1,Bài 2:
4, Củng cố:
 -Học sinh đọc phần đọc thêm.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
 -Học thuộc ghi nhớ. Đọc trước bài thêm trạng ngữ cho câu.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 31 / 1 / 2010 
Ngày dạy : 7A : 03 / 2 / 2010 
	 7B: 03 / 2 / 2010 
Tiết 86
Thêm trạng ngữ cho câu.
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
1, Kiến thức: Nắm được khái niện trạng ngữ trong câu và ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở bậc tiểu học.
-Vị trí, vai trò của trạng ngữ khi được thêm vào câu.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành: Tìm và xác định đúng các loại trạng ngữ.
3, Thái độ: Học sinh có ý thức chau chuốt từ ngữ khi nói và viết.
B- Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ.Nêu tác dụng của cau đặc biệt? cho ví dụ minh họa cho mỗi tác dụng áy
- Học sinh : Đọc trước bài ở nhà.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là câu đặc biệt? Xác định câu đặc biệt trong những câu sau:
 -Ôi, em Thủy!
 -Hoa sim.
 -Mẹ đã về.
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Giáo viên nêu ví dụ: Hôm nay ,em đi học.
H: Em hãy xác định nòng cốt câu của câu trên? Cụm từ “ Hôm nay” là thành phần gì trong câu?(Trạng ngữ. Vậy trạng ngữ được thêm vào câu nhằm mục đích gì thì cô cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -Học sinh đọc mục I(39). Giáo viên treo bảng phụ có ghi nội dung các ví dụ cần tìm hiểu.
H:Em hãy xác định trạng ngữ trong các câu trên?
Các trạng ngữ đó bổ sung cho câu những nội dung gì? 
(Học sinh thảo luận theo nhóm, đại diện từng nhóm trả lời, giáo viên nhận xét đánh giá)
Trạng ngữ
 ý nghĩa bổ sung cho câu
1,Dưới bóng tre xanh
2,Từ lâu đời
3,Đời đời, kiếp kiếp
4,Từ nghìn đời nay
Không gian.
Thời gian
Thời gian.
Thời gian.
H: Qua bài tập trên em thấy trạng ngữ được thêm vào câu nhằm mục đích gì?
-Học sinh đọc ý 1 của ghi nhớ.
H:Trong các câu trên trạng ngữ đứng ở những vị tró nào trong câu?
H:Có thể chuyển trạng ngữ sang những vị trí khác của câu được không? Nêu một trường hợp minh họa?
H:Khi chuyển như vậy nội dung của câu có thay đổi không? (không).
H:Trong các câu trên trạng ngữ được phân biệt với nòng cốt câu bằng dấu hiệu gì? (Dấu phẩy- khi viết)
Giáo viên bổ sung: Khi nói trạng ngữ được phân biệt với nòng cốt câu bằng một quãng nghỉ.
H:Về hình thức trạng ngữ khi thêm vào câu có đặc điểm gì?
-Học sinh đọc ý 2 của ghi nhớ.
H:Em hãy nêu đặc điểm của trạng ngữ khi thêm vào câu?
-2 Học sinh đọc ghi nhớ.
Giáo viên nêu ví dụ: 1,An đi học chiều nay.
 2, Chiều nay, An đi học.
H:Trong hai câu trên câu nào có chứa trạng ngữ? Vì sao?( câu 2- TR bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu)
H:Vì sao câu 1 là câu không chứa trạng ngữ?
-Vì cụm từ “ chiều nay” là phụ ngữ của động từ “ đi học”.
H:Từ bài tập trên em thấy cần lưu ý điều gì khi thêm trạng ngữ vào câu?
-Học sinh đọc BT 1. Giáo viên treo bảng phụ có ghi nội dung BT 1.
H:Yêu cầu của bài tập 1 là gì?
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm. Mỗi nhóm xác định trạng ngữ trong một câu.
-Đại diện từng nhóm trả lời( Gạch chân từ là trạng ngữ trên bảng phụ và xác định ý nghĩa mà trạng ngữ đó bổ sung cho nội dung của câu), Giáo viên nhận xét.
-Học sinh đọc bài tập 2(40)
H:Yêu cầu của bài tập 2 là gì?
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm.Mỗi nhóm làm một ý, ghi kết quả làm bài vào bảng phụ. Từng nhóm báo cáo kết quả làm bài, giáo viên nhận xét, đánh giá.
 I,Đặc điểm của trạng ngữ:
*Ví dụ: SGK(39).
Ghi nhớ : SGK(39).
*Lưu ý: Khi thêm trạng ngữ vào câu tránh nhầm trạng ngữ với phụ ngữ của từ trong câu.
II,Luyện tập:
1,Bài tập 1(39,40)
Xác định vai trò của cụm từ “ Mùa xuân” trong từng câu.
a,Là chủ ngữ và vị ngữ.
b,Là trạng ngữ.
c,Là bổ ngữ.
d,Là câu đặc biệt.
2,Bài tập 2:
Tìm trạng ngữ trong đoạn trích.
1-a,Như báo trước tinh khiết-> trạng ngữ cách thức.
b,Khi đi quacòn tươi-> trạng ngữ vhỉ không gian,nơi* chốn.
c,Trong caí vỏ xanh kia-> trạng ngữ chỉ cách thức.
d,Dưới ánh nắng-> trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn.
2-Với khả năngđây-> trạng ngữ chỉ cách thức.
4, Củng cố:
Trạng ngữ được thêm vào câu nhằm mục đích gì? Khi được thêm vào câu trạng ngữ có đặc điểm gì?
5, Hướng dẫn học ở nhà:
-Học thuộc ghi nhớ+ Làm bài tập 3.
-Đọc trước bài “ tìm hiểu chung về văn chứng minh”
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 31 / 1 / 2010 
Ngày dạy : 7A : 04 / 2 / 2010 
	 7B: 04 / 2 / 2010 
Tiết 87
Tìm hiểu chung
về phép lập luận chứng minh.
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
1,Kiến thức: Nắm được đặc điểm của một bài nghị luận chứng minh và yêu cầu cơ bản của luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận chứng minh.
-Mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
2,Kĩ năng:Rèn kĩ năng nhận diện. phân tích đề và nhận diện, phân tích một văn bản chứng minh.
3,Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ cái đúng trong cuộc sống bằng văn bản nghị luận chứng minh.
B- Chuẩn bị : -Giáo viên :Bảng phụ, ph ... ó liên quan đến sự việc ấy. Cách dẫn ra người thực, viẹc thực như vậy gọi là phép lập luận chứng minh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -Học sinh theo dõi SGK(41).
-Giáo viên nêu hai câu hỏi trong SGK yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
H:Trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh?
-Khi cần chứng tỏ cho người khác tin là đúng là sự thật
H:Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời của em lời của em là nói thật em phải làm như thế nào?
(Giáo viên nêu các trường hợp cụ thể:
-Chị A là công dân xã Bình Thuận, làm thế nào để chứng minh chị là công dân của xã?( Chị phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Chứng minh thư nhân dân hoặc sổ hộ khẩu gia đình,giấy chứng nhận thường trú của công an xóm, xã, những người cùng sống cùng ở địa bàn xã biết chị ).
-Bạn em học giỏi nhất lớp, làm thế nào để chứng minh điều đó? (Em phải đưa ra các bằng chứng như : Bảng điểm ghi kết quả học tập của bạn, những giấy từ chứng nhận bạn đạt giải trong các cuộc thi HSG) .
Giáo viên khái quát : Cách dùng các giấy tờ liên quan như : Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu gia đình, bảng điểm học tập, giấy chứng nhận đạt giải trong các kì thi  là cách đưa ra những vật chứng dể chứng minh; Cách đưa những con người cụ thể để minh chứng cho lời nói của mình là cách dùng nhân chứng để chứng minh.
H: Thế nào là chứng minh một vấn đề trong đời sống?
Giáo viên :Trong đời sống hàng ngày để chứng minh một vấn đề mình trình bày là đúng, để người nghe tin điều ta nói , ta thường đưa ra những nhân chứng, vật chứng cụ thể. Trong làm văn nghị luận , chúng ta chỉ dùng lời văn thì làm thế nào để chứng minh được một vấn đề-> Giáo viên giới thiệu mục2.
-Học sinh đọc văn bản “ Đừng sợ vấp ngã”
Giáo viên : Trong văn bản bao giờ cũng có luận điểm ( là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm) và luận cứ( là chứng cớ và lí lẽ).
H:Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì?
-Nhan đề của bài văn.
H:Em hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó?
H:Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, bài văn đã lập luận như thế nào? Đưa ra những chứng cớ nào?
H:Em có nhận xét gì về những chứng cớ ấy?
-Chân thật không thể chối cãi.
H: Để cụ thể hóa những chứng cớ mà mình đã nêu ra người viết đã nêu ra những sự thật nào?
-Nêu tên của những con người nổi tiếng như : Oan Đi-xnây, Lu-i Pa -xtơ, Lép Tôn- xtôi,Hen ri-Pho, En-ri-cô Ca-ru-xô.
 (Học sinh đọc phần chú thích cuối trang 41,42-SGK).
H:Vì sao người viết lại dẫn tên những con người ấy? - Vì đó là những con người nổi tiếng về sự thành đạt nhưng trước đây họ đã từng bị thất bại, bị vấp ngã trong cuộc đời.
H:Các sự thật được dẫn ra có đáng tin cậy không? Vì sao?
-Đáng tin cậy, vì đó là những con người nổi tiếng ai cũng biết.
Giáo viên khái quát: Văn bản “ đừng sợ vấp ngã” đã dùng lí lẽ và những bằng cớ chân thực để chứng minh làm rõ một vấn đề đó là khuyên người ta “ đừng sợ vấp ngã”- Đừng sợ thất bại trong cuộc đời.
H:Qua tìm hiểu văn bản “ Đừng sợ vấp ngã” em hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận?
H:Các lí lẽ bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phảiđảm bảo yêu cầu gì?
-Phải được lựa chọn phù hợp, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
-Giáo viên khái quát giúp học sinh hình thành ghi nhớ.
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ -SGK(42)
 I,Mục đích và phương pháp chứng minh:
1,Chứng minh trong đời sống:
- Đưa ra những nhân chứng, vật chứng để chứng tỏ điều gì đó đáng tin.
2,Trong văn nghị luận:
*Văn bản:
Đừng sợ vấp ngã.
*Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã.
*Những câu văn mang luận điểm:
-Đã bao lần bạn bị vấp ngã mà không hề nhớ.
-Vậy xin ban chớ lo sợ thất bại.
-Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hộ chỉ vì không cố gắng hết mình.
*Phương pháp lập luận: Dùng dẫn chứng tiêu biểu có sức t huyết phục đó là tên những con người nổi tiếng về sự thành đạt trước đây cũng đã từng bị thất bại, bị vấp ngã trong cuộc đời.
*Ghi nhớ: SGK(42)
4, Củng cố:
H:Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa lập luận trong phép lập luận chứng minh với lập luận trong đời sống?
- Giống nhau: Đều nhằm làm sáng tỏ một vấn đề hoặc một sự việc.
- Khác nhau: Lập luận trong đời sống: Là đưa ra những nhân chứng, vật chứng để chứng tỏ sự việc mình nêu ra là đúng.
+Lập luận trong văn nghị luận: Là dùng những lí lẽ, bằng chứng chan thực, đã được thừa nhận để chứng minh luận điểm mới ( cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
-Học thuộc ghi nhớ.
-Đọc trước văn bản “ Không sợ sai lầm”
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 31 / 1 / 2010 
Ngày dạy : 7A : 05 / 2 / 2010 
	 7B: 04 / 2 / 2010 
Tiết 88
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
 1, Kiến thức: Học sinh biết vận dụng những thao tác chứng minh đã học trong tirts 87 để làm các bài tập phần luyện tập.
- Củng cố cho học sinh kiến thức về phép lập luận chứng minh.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện đoạn văn chứng minh, kĩ năng tìm luận điểm và phương pháp lập luận chứng minh.
3, Thái độ: Qua tìm hiểu văn bản “ đừng sợ vấp ngã” và “ không sợ sai lầm” học sinh có ý thức vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
B- Chuẩn bị -Giáo viên : Bảng phụ.
- Học sinh : Đọc trước bài ở nhà.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là chứng minh trong văn nghị luận?Các lí lẽ dẫn chứng trong phép nghị luận chứng minh phải đảm bảo yêu cầu gì?
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Giáo viên hệ thống lại kiến thức theo nội dung ghi nhớ SGK (42)
-Gọi học sinh đọc văn bản “ Không sợ sai lầm”.
H:Bài văn nêu lên luận điểm gì?
H:Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó?
H:Để chứng minh luận điểm của mình người viết đã nêu ra những luận cứ nào?
H:Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?Vì sao?
-Có. Vì đó là những điều hiển nhiên ai cũng phải thừa nhận.
Giáo viên : Trước tư tưởng “ Đừng sợ vấp ngã”, người đọc sẽ thầm thắc mắc : Tại sao lại không sợ? Và bài văn trả lời tức là chứng minh chân lí vừa nêu cho sáng tỏ: Vì sao mà không sợ vấp ngã?
H:Đứng trước tư tưởng “ Không sợ sai lầm”, người đọc sẽ thắc mắc điều gì? 
-Vì sao mà không sợ sai lầm?
H:Bài viết đã trả lời câu hỏi ấy bằng cách nêu ra mấy ý?
-Hai ý:
+Trong cuộc đời không ai là không mắc sai lầm.
+Người mắc sai lầm biết suy nghĩ rút kinh nghiệm tìm con đường khác tiến lên là người làm chủ số phận của mình.
=>Qua đó khẳng định lời khuyên “ không sợ sai lầm” là đúng đắn.
H:Cách lập luận chứng minh ở bài văn này có gì khác với bài “ Đừng sợ vấp ngã”?
-Dùng lí lẽ để chứng minh.
H:Như vậy để chứng minh một luận điểm người ta có thể xây dựng lập luận chứng minh bằng cách nào?
-Bằng dẫn chứng xác thực
-Bằng lí lẽ hiển nhiên giàu sức thuyết phục.
H:Qua bài tập này em hiểu thêm điều gì về phép lập luận chứng minh?
-Giáo viên giới thiệu đoạn văn trích từ văn bản “ tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trên bảng phụ.
-Gọi 1 học sinh đọc.
H:Đoạn văn có được lập luận theo phép chứng minh không? Vì sao? 
H:Em hãy chỉ ra dẫn chứng và lí lẽ trong đoạn văn?
-Dẫn chứng: Từ cụ già đến trẻ thơ, từ kiều bào đến đồng bào vùng tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi( Liệt kê theo tuổi tác, địa bàn cư trú, công việc, hành động, thái độ)
-Lí lẽ:Ai cũng yêu nước ghét giặc; Những cử chỉ cao quí đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều xuất phát từ lòng yêu nước, từ ý thức dân tộc.
-Giáo viên nêu yêu cầu: 
Đề bài:
Đến với tục ngữ, ta có thể tìm thấy lời khuyên quí báu về phẩm chất, về lối sống mà con người cần phải có.
Em hãy chọn những dẫn chứng phù hợp để minh họa cho nhận định trên.
H:Đề bài trên có phải là đề bài văn nghị luận chứng minh không? Vì sao?
-Phải vì vấn đề mà đề bài nêu ra là rõ ràng , đúng đắn.
H:Vậy luận điểm mà người viết nêu ra ở đề bài trên là gì?
H:Em hãy đọc những câu tục ngữ đã học nói về phẩm chất con người?
H:Em hãy đọc những câu tục ngữ đã học đưa ra lời khuyên về lối sống của con người?
H:Nếu chỉ lấy dẫn chứng như trên thì luận cứ cho bài văn đã đầy đủ chưa? Vì sao?
-Chưa. Vì mới chỉ liệt kê dẫn chứng thiếu lí lẽ nên thiếu sức thuyết phục.
H:Từ những dẫn chứng trên em hãy bổ sung lí lẽ để xây dựng luận cứ cho luận điểm trên?
H: Qua bài tập trên em thấy cần lưu ý điều gì khi sử dụng các lí lẽ dẫn chứng dùng trong phép lập luận chứng minh?
-Các lí lẽ dẫn chứng phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
 II,Luyện tập:
1,Bài 1:
Tìm hiểu văn bản “ Không sợ sai lầm”.
*Luận điểm chính: Không sợ sai lầm.
*Những câu văn mang luận điểm trên:
-Nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào thì đó là bạn ảo tưởng hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
-Một người lúc nào cũng sợ sai lầm là người sợ hãi thực tế và không bao giờ tự lập được.
-Khi tiến bước vào tương lai bạn làm sao tránh được sai lầm.
-Bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng cố ý phạm sai lầm.
-Những người dám làm, không sợ sai lầm là người làm chủ số phận của mình.
*Luận cứ:
-Người sợ sặc nước thì không biết bơi
-Sợ nói sai thì không nói được ngoại ngữ
-Một người không chịu mất thì sẽ không được gì. 
-Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì
-Thất bại là mẹ thành công
-Có người sai lầm thì chán nản . Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
*Cách lập luận: Dùng lí lẽ để chứng minh.
2,Bài 2: 
 Xác định đoạn văn chứng minh.
-Đoạn văn là đoạn văn chứng minh. Vì đoạn văn đã dùng lí lẽ và đưa ra nột loạt dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu để làm sáng tỏ luận điểm “ đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước( nghĩa là có lòng yêu nước nồng nàn).
3,Bài 3:
 Xây dựng lập luận chứng minh.
*Luận điểm: Đến với tục ngữ, ta có thể tìm thấy lời khuyên quí báu về phẩm chất, về lối sống mà con người cần phải có.
*Luận cứ: 
-Đó là lời khuyên về lòng nhân ái, tình cảm cộng đồng: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, lá lành đùm lá rách, chị ngã em nâng.
-Đó là lời khuyên về lòng biết ơn, nhớ ơn: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn,
-Đó là lời nhắc nhở về giữ gìn phẩm chất con người: giấy rách phải giữ lấy lề. đói cho sạch rách cho thơm.chết trong còn hơn sống đục.
4, Củng cố:
 Đọc thêm văn bản “ Có hiểu đời mới hiểu văn”
H:Luận điểm chính của bài văn là gì?
H:Để chứng minh cho luận điểm của mình người viết đã nêu những dẫn chứng nào? Em có nhận xét gì về cách nêu những dẫn chứng ấy?
-Dẫn chứng sắp xếp theo trình tự không gian( vị trí địa lí: Bắc-Nam)
5, Hướng dẫn học ở nhà:
-Học thuộc ghi nhớ
-Làm bài tập 6 trong sách bài tập( 29).
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 7 Tuan 24.doc