Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiết 1)

Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.

2. Kĩ năng: Ôn lại các trạng ngữ đã học ở tiểu học.

3.Thái độ: có ý thức sử dụng trạng ngữ trong quá trình giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

 + Giáo viên: Soạn bài.

 + Học sinh: Chuẩn bị bài mới

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/2/2009
Ngày dạy: 9/2/2009
Lớp : 7A - B
Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu.
i. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.
2. Kĩ năng: Ôn lại các trạng ngữ đã học ở tiểu học.
3.Thái độ: có ý thức sử dụng trạng ngữ trong quá trình giao tiếp.
ii. Chuẩn bị:
	+ Giáo viên: Soạn bài.
	+ Học sinh: Chuẩn bị bài mới
iii. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 * Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là câu đặc biệt? Xác định câu đặc biệt trong văn bản sau và nêu tác dụng?
	- Một ngôi sao. hai ngôi sao... Sao lấp lánh khắp bầu trời.
	- Câu đặc biệt có tác dụng liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật , hiện tượng.
 * Hoạt động 2. Giới thiệu bài.
 	Trong một số trường hợp nói, viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần trong câu làm cho câu gọn hơn. Nhưng cũng có khi thêm vào để mở rộng câu làm cho cõu rõ hơn về nghĩa. Thêm trạng ngữ cho câu cũng là một cách mở rộng câu làm cho câu rõ hơn, làm cho ý tưởng câu văn được thể hiện cụ thể hơn, biểu cảm hơn, sâu sắc hơn. Thành phần trạng ngữ được thêm vào trong câu có đặc điểm như thế nào, bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu.
 * Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV dựng bảng phụ.
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học hãy cho biết trạng ngữ là gỡ?
- Là thàng phần phụ trong cõu
 ? Hóy xác định Trạng ngữ trong các câu trên?
- Gv gạch chõn trạng ngữ.
? Các Trạng ngữ xác định bổ xung cho câu về nội dung gì.
- GV lấy 1 số vd khỏc:
a. Vì bị hỏng xe, nên em đã đến trường muộn.
->trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
b. Để đạt kết quả cao trong học tập ,em phải chăm chỉ học hành.
-> trạng ngữ chỉ mục đích
c. Lễ phép, Lan chào cô giáo ra về.
-> Trạng ngữ - cách thức.
d. Với chiếc xe đạp, tôi phóng một mạch về quê.
-> Trạng ngữ - phương tiện
? Xác định Trạng ngữ cho cỏc câu trờn?
- GV gạch chõn trạng ngữ
? Qua các câu trên em hãy cho biết: trạng ngữ được thêm vào bổ sung cho câu những ý nghĩa gì?
? Em có nhận xét gì về vị trí của trạng ngữ trong câu.
- GV chỉ vào từng câu.
? Có thể chuyển đổi vị trớ của trạng ngữ trong những câu trên sang những vị trí khác trong câu được không? Em hãy chuyển đổi cho cô?
- Chuyển trạng ngữ xuống cuối câu.
- Chuyển trạng ngữ vào giữa câu.(Đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ)
- GV: Trong câu ta thấy vị trí của trạng ngữ có thể chuyển đổi linh hoạt trong câu: ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.
- Nhưng các em cũng cần lưu ý khi sắp đặt vị trí trạng ngữ cần cân nhắc sao cho phù hợp với liên kết và mạch lạc của văn bản cũng như với tình huống giao tiếp cụ thể .
- GV: Trong những trường hợp trạng ngữ không thể đứng cuối câu chẳng hạn trường hợp trạng ngữ có cấu tạo chỉ gồm 1 từ. - Ví Dụ có thể nói:
+ Đêm, nguyên ngủ với bố.
+ Nguyên đêm ngủ với bố.
- Không thể nói.
+ Nguyên ngủ với bố đêm.
=> VD: Đêm: là trạng ngữ có cấu tạo chỉ gồm 1 từ. có thể đứng ở đầu câu, giữa câu nhưng không thể đứng ở cuối câu.
? Quan sát bài tập cho biết dấu hiệu dùng để ngăn cách giữa thành phần trạng ngữ với nòng cốt câu.
? Qua tìm hiểu em hãy cho biết trạng ngữ có đặc điểm gì?
- Đó là nội dung phần ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- GV : Thêm trạng ngữ cho câu tức là ta đã thực hiện một trong những cách mở rộng câu cụ thể hơn, biểu cảm hơn, các em cần nắm chắc đặc điểm của trạng ngữ trong câu để vận dụng viết văn.
- Bảng phụ.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
?Bốn câu đều có cụm từ mùa xuân. Trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại mùa xuân đóng vai trò gì?
- GV : Muốn làm được bài này ta phải đi phân tích cấu tạo của từng câu.
- Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong từng câu.
- GV: Trong 4 câu đều có cụm từ " Mùa xuân" nhưng trong mỗi câu cụm từ " Mùa xuân" lại có vai trò khác nhau.
? Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích?
- GV : Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong từng câu.
- GV: Tác giả thêm những trạng ngữ trên trong câu làm cho câu văn trở lên biểu cảm hơn, sâu sắc hơn.
Hs đọc bài tập.
Xác định trạng ngữ.
Nhận xét.
Hs xỏc định 
- Khái quát ý nghĩa.
- Hs quan sỏt cỏc vd trờn
- Nhận xét vị trí.
- Nhận xét, chuyển đổi.
- HS nghe.
- Phát hiện trả lời.
- Nhận xét rút ra ghi nhớ.
- Đọc bài tập
- Nhắc lại yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Đọc đoạn văn.
- Xác định cấu tạo ngữ pháp.
I Đặc điểm của trạng ngữ.
1. Bài tập.
- Dưới bóng tre xanh-> Trạng ngữ nơi chốn.
- Đã từ lâu đời -> trạng ngữ thời gian.
- đời đời, kiếp kiếp ->trạng ngữ thời gian.
- từ nghìn đời nay-> trạng ngữ thời gian.
- Trạng ngữ nơi chốn, thời gian.
-> nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiện.
- Vị trí : Đầu câu, cuối câu, giữa câu.
- Người dân Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
 - Người dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.
- Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
- Tre đời đời, kiếp kiếp ăn ở với người.
- Dấu hiệu phõn biệt: Viết( Dấu phẩy)
Nói( Quãng nghỉ)
2. Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1.
a. Mùa xuân của tôi - Mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh
-> Làm chủ ngữ 
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến gọi bao nhiêu là chim rúi rít.
-> Trạng ngữ thời gian.
c. Tự nhiên như thế: Ai cũng chuộng mùa xuân.
-> ( Phụ ngữ) trong cụm từ đối thoại.
d. Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng...
-> Câu đặc biệt( bộc lộ cảm xỳc)
2. Bài tập 2,3
a. Như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết.
-> Trạng ngữ cách thức.
- Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi 
->Trạng ngữ thời gian.
- Trong cái vỏ xanh kia
-> Trạng ngữ nơi chốn.
- Dưới ánh nắng
-> Trạng ngữ nơi chốn.
b. Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta nói trên đây.
- >Trạng ngữ cách thức.
*Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp.
- Đối với hs khỏ giỏi :
? Tỡm thờm cỏc loại trạng ngữ khỏc?
VD : - Gặp tụi, nú chào rất to. -> tỡnh thế
- Tuy là hs giỏi, nhưng bạn ấy khụng kiờu căng. -> nhượng bộ
- Nếu học kĩ, tụi làm bài cũn tốt hơn nữa. -> điều kiện giả thiết
? Xỏc định trạng ngữ trong cõu sau :
- Tụi đọc bỏo hụm nay.- > hụm nay là định ngữ cho danh từ bỏo.
- Hụm nay, tụi đọc bỏo. -. hụm nay là trạng ngữ
- Đối với hs trung bỡnh yếu :
? Nờu đặc điểm của trạng ngữ?
 - Học ghi nhớ.
 - Làm nốt bài tập 3.sgk.phần b, bài tập 4 sgk
 - Soạn: Tìm hiểu chung về lập luận- chứng minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 86- TV.doc