Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 87, 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 87, 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.

- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.

- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.

 

docx 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 87, 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng 7a Tiết......Ngày dạy......Sĩ số....Vắng..
Giảng 7b Tiết.....Ngày dạy.......Sĩ số....Vắng..
Giảng 7c Tiết....Ngày dạy....Sĩ số....Vắng..
Tiết 87 + 88
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, thêm yêu thích văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV.
2. HS:Bài soạn,SGK,...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 	Trong văn nghị luận người ta thường sử dụng những phương pháp lập luận nào ? (Suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, tương phản...).
 2.Bài mới: 
	* Giới thiệu bài
	* Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HD tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH:
1.Trong đời sống:
- Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là chân thật
2.Trong văn bản nghị luận:
Người ta chỉ dùng lí lẽ, dẫn chứng (thay bằng vật chứng, nhân chứng) để khẳng định 1 nhận định, 1 luận điểm nào đó là đúng đắn.
3. Bài văn nghị luận: 
“ Đừng sợ vấp ngã”.
-Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã
- Luận điểm nhỏ: 
+ Đã bao lần vấp ngã mà không hề nhớ.
+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
+ Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
-Lập luận: 
- Mọi người ai cũng từng vấp ngã, ngay những tên tuổi lừng lẫy cũng từng bị vấp ngã oan trái. 
- Tiếp đó tác giả lấy dẫn chứng 5 danh nhân là những người đã từng vấp ngã, những vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng.
-> Phép lập luận chứng minh dùng những lí lẽ , bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần chứng minh ) là đáng tin cậy.
-> Phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
* Ghi nhớ: sgk 
Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống khi nào người ta cần CM ?
-Khi cần CM cho ai đó tin rằng lời nói của mình là thật, em phải làm như thế nào ?
-Thế nào là CM trong đời sống ?
-Trong văn bản nghị luận, người ta chỉ sử dụng lời văn (không dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?
=>Những dẫn chứng trong văn nghị luận phải hết sức chân thực, tiêu biểu. Khi đưa vào bài văn phải được lựa chọn, phân tích. Dẫn chứng trong văn chương cũng rất đa dạng đó là những số liệu cụ thể, những câu chuyện, sự việc có thật. Và dẫn chứng chỉ có gía trị khi có xuất xứ rõ ràng và được thừa nhận.
- GV đưa tình huống lên bảng phụ, cho hs đọc và yêu cầu hs trao đổi nhóm : Nam có việc gấp mượn xe máy của bạn về thăm mẹ ốm ở quê. Vì quá lo. Quá vội, Nam phóng xe quá nhanh và bị các chú công an giữ lại kiểm tra giấy tờ. Nam lại quên tất cả ở trường. Vậy bạn phải trình bày với nhà chức trách như thế nào?
- GV kết luận 
- HS đọc bài văn
-Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì ? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó ?
- Em hãy chỉ ra các luận điểm nhỏ?
-Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, Bài văn đã lập luận như thế nào ?
-Các chứng cớ dẫn ra có đáng tin cậy không ? Vì sao ? 
-Em hiểu thế nào là phép lập luận CM trong văn nghị luận ?
- Để có sức thuyết phục thì các lí lẽ và dẫn chứng trong phép lập luận chứng minh phải như thế nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Khi cần chứng tỏ cho ai và tin rằng lời nói của em là sự thật, em nói thật, không phải nói dối . Có những trường hợp ta cần xác nhận 1 sự thật nào đó. (Khi cần xác nhận CM về tư cách công dân, ta đưa ra giấy chứng minh thư. Khi cần xác định, CM về ngày sinh của mình, ta đưa ra giấy khai sinh.
- Đưa ra những bằng chứng để thuyết phục, bằng chứng ấy có thể là người (nhân chứng), vật (vật chứng), sự việc, số liệu,
- HS trả lời
- HS trả lời
- Học sinh thảo luận nhóm 4 thời gian 5phút .Báo cáo.
 - Nam phải chứng tỏ đây là xe của bạn có đủ giấy đăng ký, chứng nhận mua bán, bảo hiểm, có bằng lái xe, chứng minh thư của bản thân. Nam phải trình bày để các chú thông cảm phần nào với lí do phải đi nhanh (do quá lo không kịp gặp mẹ) -> Nam đã phải chứng minh một vấn đề, một sự thật.
- HS đọc
- Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại .
- HS trả lời
 - Oan Đi-xnây từng bị toá án sa thải vì thiếu ý tưởng.
- Lúc còn học phổ thông Lu - i Pa -xtơ chỉ là học sinh trung bình.
- Lep-Tôn-xtôi bị đình chỉ học đại học vì vừa không có năng lực vừa thiếu ý chí.
- Hen-ri Pho thất bại và cháy túi 5 lần.
- Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca- ru- xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể hát được
- Rất đáng tin cây, vì đây đều là những người nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc, nhớ
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
Hoạt động 2: HD luyện tập
II. LUYỆN TẬP
1.Bài văn “Không sợ sai lầm”
a-Luận điểm: Không sợ sai lầm.
-Bạn ơi,... hèn nhát trước cuộc đời.
-Một người... có thể tự lập được.
-Khi tiếp  được sai lầm.
- Những người của mình.
b-Luận cứ:
-Bạn sợ bơi;
- Bạn sợ ..được ngoại ngữ. 
-Một người ..được gì.
-Tác giả còn nêu nhiều luận cứ và phân tích sai lầm cũng có 2 mặt, nó đem lại tổn thất nhưng lại đem đến bài học cho đời... Thất bại là mẹ thành công.
c-Cách lập luận CM ở bài này khác với bài Đừng sợ vấp ngã: Bài Không sợ sai lầm người viết dùng lí lẽ để CM, còn bài Đừng sợ vấp ngã chủ yếu dùng dẫn chứng để chứng minh
2. Bài tập bổ sung:
Đề bài: Chứng minh Tiếng Việt là thứ tiếng đáng yêu.
* Luận điểm: Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đáng yêu nhất của em..
* Luận cứ: 
+ Tiếng Việt đáng yêu vì: Tiếng Việt hay/ Tiếng Việt đẹp
->dẫn chứng
+ Tiếng Việt giàu ý nghĩa
- Là tiếng mẹ đẻ, do ông cha ta sáng tạo nên ( dẫn chứng sự hình thành, phát triển của Tiếng Việt
- Là phương tiện để bộc lộ tư tưởng, tình cảm của con người, thể hiện nét văn hoá, tâm hồn người Việt
- Tiếng Việt đáng yêu -> đây là một thực tế.
+ Người Việt học nhiều ngoại ngữ nhưng vẫn coi trọng Tiếng Việt một thứ ngôn ngữ duy nhất để giao tiếp hàng ngày.
+ Việt Kiều: sinh ra ở nước khác vẫn nói rành rọt Tiếng Việt.
+ Em được học Tiếng Anh, tiếng Hán nhưng vẫn thấy Tiếng Việt hay hơn, đặc sắc hơn, không hết, không giảm tình yêu Tiếng Việt.
- Gọi học sinh đọc bài tập . Nêu yêu cầu bài tập.
- GV sửa chữa, bổ sung.
- Tìm luận điểm và luận cứ trong đề văn sau: Chứng minh Tiếng Việt là thứ tiếng đáng yêu.
- Đọc ,theo dõi.
3. Củng cố:
 - GV đánh giá tiết học
4. Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm các văn bản chứng minh đề làm tài liệu học tập.
- Chuẩn bị bài “Thêm trạng ngữ cho câu - tiếp -”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an 3 cot.docx