Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiết 1)

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

Giúp HS

- Nắm đựơc công dụng của trạng ngữ (bổ sung những thông tin tình huống và liên kết câu trong đoạn văn)

- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc).

- biết sử dụng trạng ngữ trong làm văn và giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ

- GV soạn bài, sưu tầm thêm ví dụ, bảng phụ.

- HS chuẩn bị như hướng dẫn tiết 88.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 89
	Thêm trạng ngữ cho câu
	 (Tiếp)
A. Mục tiêu bài dạy: 
Giúp HS
- Nắm đựơc công dụng của trạng ngữ (bổ sung những thông tin tình huống và liên kết câu trong đoạn văn) 
- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc). 
- biết sử dụng trạng ngữ trong làm văn và giao tiếp.
B. Chuẩn bị
- GV soạn bài, sưu tầm thêm ví dụ, bảng phụ.
- HS chuẩn bị như hướng dẫn tiết 88.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đặc điểm của trạng ngữ trong câu ?
- Theo em, trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường bắt đầu bằng những từ nào? cho ví dụ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên dùng bảng phụ ghi vd.
(sgk)
? Chỉ ra những TN được sử dụng trong 2 vd trên.
?Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, vậy theo em, ở những ví dụ trên, ta có thể bỏ đi thành phần trạng ngữ được không? Vì sao?
? Trong một bài văn nghị luận, em thường sắp xếp các luận cứ theo một trình tự như thế nào?
? Trạng ngữ có tác dụng gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
? Vậy theo em trạng ngữ có công dụng gì?
- GV hướng dẫn HS đọc hiểu ghi nhớ.
- Học sinh đọc vd (sgk). Giáo viên ghi chép lên bảng.
? Chỉ ra trạng ngữ ở câu 1? so sánh trạng ngữ của câu 1 với câu 2?
? Việc tách riêng trạng ngữ thành một câu như thế có giá trị gì?
? Việc tách trạng ngữ ở câu sau đây có tác dụng gì?
? Câu sau đây có nên tách trạng ngữ thành câu riêng không? Vì sao?
? Qua các ví dụ , em rút ra được những kết luận gì ? 
- HS khái quát rút ra ghi nhớ/ sgk.
I. Công dụng của trạng ngữ.
1. Ví dụ: (SGK)
2. Nhận xét:
a,
- Thường thường, vào khoảng đó...
 àTN chỉ thời gian
- Sáng dậy...
àTN chỉ thời gian
- Trên giàn hoa lý...
à TN chỉ không gian
- Chỉ độ 8-9 giờ sáng, trên nền trời trong 
à TN chỉ thời gian, nơi chốn
trong...
b, Về mùa đông...
à TN chỉ thời gian
c, Cách sắp xếp luận cứ trong bài văn nghị luận:
- Theo trình tự thời gian:
- Theo trình tự không gian:
- Theo trình tự nhân quả:
- .........
[TN có vai trò:
- Liên kết các đoạn trong bài văn nghị luận 
- Chỉ rõ trình tự lập luận của tác giảèlàm cho bài văn được chặt chẽ, lô gic
3. Ghi nhớ: SGK(46)
- HS đọc hiểu ghi nhớ.
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng.
1.Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa và tương lai của nó.
- Về ý nghĩa: cả hai đều có vai trò như nhau với nòng cốt câu (chỉ mục đích), có thể gộp thành một câu với 2 Tr-N.
- Về hình thức: Tr-N1 nằm cuối câu 1, còn trạng ngữ 2 được tách riêng thành một câu.
ð Tách riêng để nhấn mạnh vào ý của Tr-N đứng sau (để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó), tạo nhịp điệu cho câu văn .
a- Vì ốm mệt, Nam không ăn gì cả, đã hai ngày nay.
- Vì ốm mệt, Nam không ăn gì cả. Đã hai ngày nay
ð Tách Tr-N è nhấn mạnh thời gian, giúp câu rõ nghĩa.
b- Qua cái băng giấy, Kha bỗng nhìn thấy Lí bên đường.
- Qua cái băng giấy. Kha bỗng nhìn thấy Lí bên đường.
ð Tách trạng ngữ ở câu này làm cho ý nghĩa trở lên mờ nhạt ð không thể tách.
3. Ghi nhớ: Sgk.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: Hãy tìm công dụng của Tr-N trong các câu:
a. ở loại bài thứ nhất
 - ở loại bài thứ hai 
ð Trạng ngữ chỉ ra trình tự lập luận 
- Lần đầu tiên tập bơi
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn.
- Lúc còn học phổ thông
- Về môn Hoá
ð Tr-N bổ sung tình huống cho câu, liên kết các luận cứ.
b. Đã bao lần.
2. Bài tập 2 (Phiếu học tập).
	a. Bố cháu đã hi sinh. Năm 1972.
ð Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của NV được nói đến trong câu trước, thể hiện cảm xúc của người nói. 
b. Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn biệt li, bồn chồn
ð Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu, cho thấy tâm trạng ở nòng cốt câu tương đồng với tâm trạng của tiếng đờn li biệt
4. Củng cố kiến thức: 
- GV hướng dẫn hs khái quát nội dung bài học:
? Nêu các công dụng của trạng ngữ ? 
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: - Học hiểu nội dung bài học.
- Làm bài tập 3/ SGK.
- Chuẩn bị bài kiểm tra TV (45’): 
+ Ôn tập các kiến thức về rút gọn câu, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu.
******************************
Tiết 90
Kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu bài dạy:
 	Giúp HS: 
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh phần: "Rút gọn câu", "Câu đặc biệt " và "Thêm trạng ngữ cho câu".
- Rèn kỹ năng đặt câu, sử dụng các kiểu câu đa dạng khi nói, viết.
B. Chuẩn bị
- GV : ra đề bài, đáp án – biểu điểm.
- HS : ôn kiến thức TV đã học.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7C
7D
 2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới: 
I. Đề bài:
Câu 1:
Chỉ ra các câu rút gọn, các câu đặc biệt và nêu tác dụng của những câu sau :
a-ăn một quả đào
 Nhớ người vun gốc.
b. Mưa và rét ! Vắt rừng ! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước . 
 Dân quân ùn ùn lướt theo
Câu 2:
Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt ?
Câu 3:
	Xác định trạng ngữ và nêu tác dụng trong các câu sau :
1. Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương.
2. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo... Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. 
Câu 4:
	Viết đoạn văn biểu cảm (khoảng 5-7 dòng) trong đó có sử dụng trạng ngữ, câu rút gọn và câu đặc biệt. Chỉ ra trạng ngữ, câu đặc biệt, câu rút gọn đã sử dụng trong đoạn văn.
II. Yêu cầu - Đáp án - Biểu điểm:
Câu1 (2 điểm): Mỗi câu đúng 1 đ, Xác định đúng câu đặc biệt và câu rút gọn, mỗi phần 0,5đ. Chỉ ra được tác dụng, mỗi phần 0,5 đ.
	a. Rút gọn thành phần chủ ngữ->Câu ngắn gọn, lời nhắc nhở hướng vào rộng rãI các đối tượng.
	b. Mưa và rét ! Vắt rừng | ð Câu đặc biệt-> Liệt kê sự tồn tại của sự việc hiện tượng để tô đậm sự khắc nghiệt của núi rừng, của thời tiết. Qua đó thấy được sức mạnh , lòng dũng cảm vượt qua gian khổ của đoàn quân.
Câu 2 (2 điểm)
- Chỉ ra được 2 nét khác nhau cơ bản giữa câu rút gọn và câu đặc biệt.
+ Câu rút gọn - Là câu có thể xác định được TP, nhưng ở đó có TP bị lược bỏ
	 - Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ( dựa vào văn cảnh cụ thể)
	 - Sử dụng trong văn bản cụ thể.
+ Câu đặc biệt : - Không xác đinh được TP vì không được XD theo mô hình CN – VN
	 - Không khôi phục được CN- VN
	Câu 3 (2,5 điểm), mỗi trạng ngữ xác định đúng 0,25đ, chỉ ra đúng loại trạng ngữ 0,25đ
1. Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng à TN chỉ thời gian, nơi chốn.
 Bằng chất giọng thiên phú à TN chỉ phương tiện.
2. Vào đêm trước ngày khai trường của con à TN chỉ thời gian.
 Một ngày kia, còn xa lắm à TN chỉ thời gian.
 Còn bây giờ à TN chỉ thời gian.
 Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa à TN chỉ thời gian.
	Câu 4 (3 điểm)
- Yêu cầu viết đúng hình thức đoạn văn. có nội dung và bố cục hoàn chỉnh.
- Đoạn văn có chủ đề rõ ràng, được triển khai rành mạch, hợp lý.
- Diễn đạt gọn gàng, có sử dụng trạng ngữ , câu đặc biệt và câu rút gọn.(2đ)
 Chỉ ra được TN, câu đặc biệt và câu rút gọn.( 1đ)
Tùy mức độ nội dung, và hình thức từng bài mà G linh hoạt cho điểm.
4. Củng cố kiến thức: - GV thu bài, nhận xét tinh thần, thái độ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà : - Làm lại bài kiểm tra vào vở.
- Soạn bài “cách làm bài văn lập luận chứng minh.”:
+ Đọc và tìm hiểu VD.
**********************
Tiết 91
	Cách làm bài văn lập luận chứng minh
A. Mục tiêu bài dạy:
Giúp học sinh:
- Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập bài văn, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn.
- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần chú ý và những lỗi cần tránh trong cách làm bài.
B. Chuẩn bị
- GV : soạn bài, sưu tầm thêm ví dụ.
- HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là phép lập luận chứng minh?
- Yêu cầu của lí lẽ, dc trong cách lập luận CM ?
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Học sinh đọc đề văn: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu TN đó?
? Tìm hiểu đề là tìm hiểu những gì?
? Xác định yêu cầu, phạm vi, tính chất của đề?
? Luận điểm mà đề bài yêu cầu chứng minh là gì?
? Tìm Lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh luận điểm trên là đúng đắn?
- Giải thích “chí” là gì?
- Không có chí thì con người có làm nổi việc gì không? 
- Gặp khó khăn, không có chí có vượt qua được không? 
- Lấy dẫn chứng chứng minh bao nhiêu con người có chí đều thành công trong cuộc sống
- Rèn luyện ý chí như thế nào?
? Từ luận điểm và những luận cứ vừa tìm được, hãy sắp xếp chúng thành dàn ý.
- Học sinh đọc 3 cách mở bài (sgk)
? Học sinh viết đoạn mở bài?
- Tham khảo hướng dẫn (sgk) để viết những đoạn còn lại.
? Muốn làm một bài lập luậnchứng minh, ta phải làm tuần tự theo mấy bước? Đó là những bước nào?
- Học sinh đọc.
? Hai đề văn này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu?
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
* Đề bài: Có chí thì nên.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
(Xác định vấn đề, phạm vi, tính chất của đề)
* Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu: Chứng minh tư tưởng trên là đúng đắn. 
- Phạm vi: Lý lẽ và dẫn chứng lấy từ thực tế cuộc sống
- Tính chất của đề: khuyên nhủ
- Luận điểm: Có chí sẽ thành công
(khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí con người trong cuộc sống)
* Tìm ý:
- Luận cứ:
+ Chí là gì? là ý chí, nghị lực, hoài bão của con người. Người có hoài bão, ước mơ, có ý chí, nghị lực nhất định sẽ gặt hái được những thành công trong cuộc sống
+ Bất cứ việc gì, từ nhỏ đến lớn, muốn thành công đều phải chuyên tâm, kiên trì
+ Cuộc sống muôn vàn khó khăn, không có ý chí khó có thể vượt qua
ð "Chí " là điều kiện cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại, thành công trong cuộc sống.
+ Trong thực tế, bao nhiêu con người có chí đều thành công (dc).
+ ý chí không tự nhiên mà có, nó phải được rèn luyện thử thách. 
2. Lập dàn ý:
* Mở bài: 
- Đi thẳng vào vấn đề
- Suy từ cái chung đến cái riêng.
- Suy từ tâm lí con người.
*TB: (SGK)
* KB: Lời khuyên, lời kêu gọi mọi người hãy rèn luyện, tu dưỡng ý chí trong cuộc sống. 
3. Viết bài
4. Đọc lại và sửa chữa
* Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập
- So với đề văn mẫu, hai đề văn này tuy khác nhau về hình ảnh, từ ngữ biểu hiện, song đều đưa ra vấn đề: ý chí sẽ giúp con người thành công.
4. Củng cố kiến thức: - Trong các bước làm văn nghị luận chứng minh, em thấy bước nào là khó khăn nhất đối với em ?
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề văn:	Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí: "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
****************************
Tiết 92
	Luyện tập lập luận chứng minh
A. Mục tiêu bài dạy.
Giúp học sinh:
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề XH gần gũi, quen thuộc.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài.
B. Chuẩn bị
- GV : soạn bài, sưu tầm thêm ví dụ.
- HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày các bước làm bài văn nghị luận chứng minh?
- Trình bày dàn ý của bài NL CM và nêu nhiệm vụ của mỗi phần trong dàn ý?
- Có thể viết phần mở bài theo những cách nào?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Học sinh đọc đề bài
- Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh - Học sinh trình bày.
? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì?
? Em hiểu hai câu tục ngữ đề cập vấn đề gì?
? Giải thích thế nào là: "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn"?
? Tìm dẫn chứng trong đời sống, những hành động, việc làm thể hiện đạo lí đó của nhân dân ta?
? Con cháu VN ngày nay có tiếp tục sống theo đạo lý đó không?
? Đạo lí ấy gợi cho em suy nghĩ gì? 
? Từ những luận cứ vừa tìm, hãy lập dàn ý cho bài văn?
? Hãy viết đoạn mở bài?
? Viết đoạn giải thích nội dung ý nghĩa của hai câu tục ngữ?
? Viết đoạn lí giải: vì sao phải biết sống đền ơn đáp nghĩa?
- Học sinh đọc phần viết. Giáo viên sửa.
- HS viết đoạn văn theo nhóm được phân công.
- HS đọc đoạn vănè GV nhận xét, sửa chữa.
I. Đề bài
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
II. Các bước làm bài:
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề cần chứng minh: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
- Phạm vi: Lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống
- Tính chất của đề: Khẳng định, ngợi ca, khuyên nhủ.
2. Tìm ý:
- Hai câu TN đề cập đến vấn đề truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, lối sống ơn nghĩa của nhân dân ta, khuyên con người phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình hưởng thụ.
- Xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Biết ơn ông bà, bố mẹ, thầy cô
- Các ngày kỷ nịêm, các lễ hội lớn của dân tộc, phấn đấu thực hiện đạo lí ấy.
- Con cháu Việt Nam ngày nay vẫn luôn tu dưỡng, rèn luyện, sống và làm theo đạo lý tốt đẹp của dân tộc.(DC...)
ð Tự hào về truyền thống đạo lí của dân tộc, phấn đấu thực hiện đạo lí ấy.
3. Lập dàn bài:
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
4. Viết bài văn nghị luận
4. Củng cố kiến thức: 
- GV cho HS đọc bài văn nghị luận chứng minh tham khảo
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thiện bài văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
Ngày 8 tháng 2 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc