Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 95- 96: Viết bài tập làm văn số 5 (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 95- 96: Viết bài tập làm văn số 5 (Tiếp)

Câu 1 : ( 1,0 điểm ) Cho đề bài :

“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mỗi người chúng ta đều biết “ ( Phạm Văn Đồng )

Dựa vào những hiểu biết của bản thân và qua thực tế những sáng tác văn học của Bác, em hãy chứng minh nhận định trên.

a) Cách diễn đạt nào trong hai cách sau cũng đặt ra những nhiệm vụ nghị luận giống với đề bài trên ?

A- Chứng minh rằng Bác Hồ là một người vô cùng giản dị cả trong đời sống cũng như trong sáng tác văn học.

B- Ông Phạm Văn Đồng cho rằng : “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mỗi người chúng ta đều biết “. Hãy giải thích ý kiến trên.

b) Dòng nào không phải là luận điểm cho đề bài trên ?

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 95- 96: Viết bài tập làm văn số 5 (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 95- 96:	 Viết bài tập làm văn số 5
* Ma trận đề kiểm tra :
 Mức độ
Lĩnh
vực nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đề văn NL và việc lập ý cho bài văn NL
1 (6,0)
C2
1 (6,0)
Phép lập luận c/minh
2 (1,0)
C7a,7b
1 (3,0)
C3
2 (1,0)
1 (3,0)
Tổng số
2 (1,0)
1 (6,0)
1 (3,0)
2 (1,0)
2 (9,0)
Đề bài : 
Câu 1 : ( 1,0 điểm ) Cho đề bài : 
“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mỗi người chúng ta đều biết “ ( Phạm Văn Đồng )
Dựa vào những hiểu biết của bản thân và qua thực tế những sáng tác văn học của Bác, em hãy chứng minh nhận định trên.
a) Cách diễn đạt nào trong hai cách sau cũng đặt ra những nhiệm vụ nghị luận giống với đề bài trên ?
A- Chứng minh rằng Bác Hồ là một người vô cùng giản dị cả trong đời sống cũng như trong sáng tác văn học.
B- Ông Phạm Văn Đồng cho rằng : “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mỗi người chúng ta đều biết “. Hãy giải thích ý kiến trên.
b) Dòng nào không phải là luận điểm cho đề bài trên ?
A- Bác giản dị trong đời sống, trong tác phong sinh hoạt.
B- Bác giản dị trong quan hệ với mọi người, trong từng câu nói và bài viết
C- Trong thơ văn của mình, Bác Hồ cũng biểu hiện sự giản dị đó.
D- Các nhà văn, nhà thơ khác viết nhiều về sự giản dị của Bác Hồ.
Câu 2 : ( 6 điểm ) Dựa vào các bài ca dao đã học và đọc thêm, hãy chứng minh : “ Ca dao Việt Nam đã biểu hiện đa dạng tình yêu quê hương, đất nước. “
Câu 3 : ( 3 điểm ) Viết đoạn văn triển khai luận điểm sau : “ Thể dục, thể thao là hoạt động cần và bổ ích cho cuộc sống con người.”
Đáp án :
Câu 1 : Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 
a) A b) D
Câu 2 : 6 điểm:
- Nội dung cần bàn luận : Tình yêu quê hương đất nước qua ca dao Việt Nam.
- Phạm vi dẫn chứng : Ca dao đã học và đọc thêm.
- Kiểu bài : Nghị luận chứng minh.
- Bố cục : đủ 3 phần ; đúng chính tả, ngữ pháp( 1 điểm )
* Mở bài : Giới thiệu vấn đề : Luận điểm chính. ( 1 điểm )
* Thân bài : Các luận cứ theo trình tự thời gian : ( 3 điểm )
 + Tình yêu quê hương qua các bài ca dao nói về địa danh ở phía Bắc. ( 1 điểm )
 Ca dao về sông Lục Đầu- gợi chiến thắng Vạn Kiếp chống quân Nguyên xâm lược.
Ca dao nhắc đến sông Thương và núi Tản Viên- gợi truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh.
Ca dao nhắc đến thành tiên xây ở Lạng Sơn và đền Sòng ở Thanh Hoá ( nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh )
+ Tình yêu quê hương qua các bài ca dao nói về một số địa danh ở miền Trung. (1 điểm )
Ca dao nói về xứ Huế mộng mơ
Ca dao nói về những cánh đồng lúa bát ngát miền Trung.
+ Tình yêu quê hương qua các bài ca dao nói về một số địa danh ở Nam bộ. 
( 1 điểm )
Ca dao nói về Đồng Tháp Mười
Ca dao nói về Cần Thơ.
* Kết bài : ( 1 điểm ) Khái quát vấn đề cần bàn luận.
 Liên hệ bản thân .
Câu 2 : 3 điểm 
Yêu cầu : HS viết đúng đoạn văn về hình thức (1 điểm )
 Về nội dung : triển khai được câu chủ đề “Thể dục, thể thao là hoạt động cần và bổ ích cho cuộc sống con người.” 2 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docBai viet TLV so 5ma tran(1).doc