Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 95: Ý nghĩa văn chương

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 95: Ý nghĩa văn chương

A. Mục tiêu : Qua bài học, học sinh nắm được:

 1. Kiến thức:

- Sơ giản về Hoài Thanh.

- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc cốt yếu, ý nghĩa, công dụng của văn chương.

- Nắm được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu văn bản nghị luận văn học.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3731Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 95: Ý nghĩa văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 	Ngày soạn:
TIẾT :95 	Ngày dạy:
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
A. Mục tiêu : Qua bài học, học sinh nắm được:
 1. Kiến thức:
- Sơ giản về Hoài Thanh.
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc cốt yếu, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
- Nắm được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
 2. Kĩ năng:
	- Đọc hiểu văn bản nghị luận văn học.
	- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận
 3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu thích văn chương .
B. Chuẩn bị :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài, 
 Một số tác phẩm văn học minh họa nội dung .
- Học sinh chuẩn bị : Đọc trước bài - trả lời câu hỏi, dẫn chứng minh họa cho nội dung văn bản . .
C. Các bước lên lớp :
 	1. ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ :
	3. Bài mới
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ?
Ngoài những điều đã ghi trong sách giáo khoa ,em còn biết thêm gì về Hoài Thanh ?
GVcung cấp thêm một số tư liệu về tác giả, giới thiệu ảnh chân dung .
Trình bày xuất xứ của văn bản ?
GVmở rộng thêm một số nét nghĩa khác của từ :ý nghĩa , văn chương .
Bài văn chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ? 
Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? Vì sao em biết ?
Vậy tìm hiểu văn bản nghị luận là tìm hiểu những vấn đề gì ?
Trong phần 1tác giả đã đưa ra quan niệm như thế nào về nguôn gốc cốt yếu của văn chương ? Câu văn nào chứa luận điểm ấy ? Vị trí của câu văn trong đoạn ? Em có nhận xét gì về các luận cứ và cách lập luận của đoạn văn này ?
- Lòng yêu thương .
- Câu cuối của đoạn văn thứ nhất chứa luận điểm .
Những luận cứ đưa ra ở đây có gì khác với những văn bản nghị luận đã học trước ?
- Luận cứ 1: Dẫn chứng chuyện đời xưa của một thi sĩ ấn Độ .
- Luận cứ 2: Là lí lẽ, giải thích luận cứ.
- Luậncứ 3: Là lí lẽ chuyễn đến luận điểm
Có ý kiến cho rằng :Quan niệm về nguồn gốc văn chương của Hoài Thanh là chưa đầy đủ. Em có nhất trí với ý kiến đó không ? Vì sao? Hãy đưa ra quan niệm của em ? 
- Đúng .Vì văn chương còn có nguồn gốc từ lao động .
Gv lấy dẫn chứng từ bài Thánh Gióng ; Sơn Tinh-Thuỷ Tinh 
Gv chuyển ý : Nguồn gốc văn chương theo Hoài Thanh là lòng yêu thương,vậy nhiệm vụ của văn chương là gì ?
Đọc phần 2 và cho biết quan niệm của tác giả về nhiệm vụ của văn chương ?
+ Văn chương phản ánh sự sống muôn màu, muôn vẻ.
+ Sáng tạo ra sự sống :dựng lên hình ảnh , đưa ra ý tưỡng mà cuộc sống hôm nay không có nhưng sẻ có hoặc có rhể có nếu con người phấn đấu .
Em hiểu như thế nào về 2 nhiệm vụ này ? Tìm dẫn chứng, chứng minh cho 2 nhiệm vụ của văn chương ?
+ Văn chương phản ánh sự sống muôn màu , muôn vẻ.
- Dẫn chứng 1: Phản ánh cuộc sống chiến đấu : Luợm ..
- Dẫn chứng 2: Phản ánh lao động:Vượt thác ..
-Dẫn chứng 3: Phản ánh việc học tập : Mẹ hiền dạy con
+ Sáng tạo ra sự sống :dựng lên hình ảnh ,đưa ra ý tưỡng mà cuộc sống hôm nay không có nhưng sẻ có hoặc có rhể có nếu con người phấn đấu .
- Dẫn chứng 1: ước mơ ngựa sắt phun lữa( Thánh Gióng)
- Dẫn chứng 2: ước mơ " Nước dâng bao nhiêu núi dâng bấy nhiêu"( Sơn tinh- Thuỷ Tinh)
- Dẫn chứng 3: ước mơ bay lên cung trăng( Chú Cuội cung trăng)
- Nối ý đoạn 1 với đoạn 2 và giới thiệu ý ở đoạn 3( Đoạn liên kết )
GV kết luận : Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống, tạo ra sự sống 
Đoạn văn " Vậy thì lòng vị tha"có nhiệm vụ gì trong văn bản ?
Đọc đoạn văn 3, nhận xét cách lập luận của đoạn văn này có gì đặc biệt ?
+ Luyện tình cảm sẵn có là bồi bổ, làm phong phú tinh tế, sâu sắc hơn những tình cảm ta đã có .
+ Gây cho ta những tình cảm chưa có là nhen nhóm, khơi gợi, làm nãy nở tạo ra những tình cảm mới .
Em hiểu như thế nào về 2 công dụng này ? Tìm dẫn chứng chứng minh cho 2 công dụng đó ?
+ Luyện tình cảm sẵn có là bồi bổ, làm phong phú tinh tế, sâu sắc hơn những tình cảm ta đã có .
- Tình cảm gia đình ( Mẹ tôi)
- Tình cảm với quê hương ,đất nước 
( Buổi học cuối cùng )
+ Gây cho ta những tình cảm chưa có là nhen nhóm, khơi gợi, làm nãy nở tạo ra những tình cảm mới .
- Tình bạn bè ( Bài học đường đời đầu tiên )
- Tình cảm đồng loại ( Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)
- Có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
GV: Câu hỏi tu từ,và cảm thán trong phần văn bản này vừa đề cao công dụng của văn chương vừa bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của người viết đối với ý nghĩa văn chương 
GV lấy ví dụ minh hoạ .
Trong văn bản ngoài nghị luận chứng minh tác giả còn kết hợp thêm những yếu tố nào khác ?
Tác phẩm nghị luận văn chương của Hoài Thanh mở ra cho em những hiểu biết mới mẻ , sâu sắc nào về ý nghĩa của văn chương ?
Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh qua văn bản này là gì ? Có thể nhận thấy thái độ và tình cảm của Hoài Thanh đối với văn chương bộc lộ như thế nào trong bài văn nghị luận này ?
+ Gốc của văn chương là tình cảm nhân ái 
+ Văn chương có công dụng đặc biệt : Vừa làm giàu tình cảm con người vừa làm đẹp cuộc sống.
- Cách lập luận vừa có lí lẽ vừa bộc lộ cảm xúc, hình ảnh 
- Am hiểu văn chương.
- Có quan niệm rõ ràng , xác đáng về văn chương.
- Trân trọng đề cao văn chương.
GV: Văn chương có công dụng rất lớn . Nó hành trình cùng ta trong suốt cuộc đời ,giống một nhà thơ Nga đã viết "Khi tôi nhỏ, thơ giống như người mẹ /Tôi lớn lên,thơ lại giống người yêu/ Chăm chút tuổi già,thơ là con gái/ Lúc từ giã cuộc đời, kĩ niệm hoá thơ lưu."
Hãy bồi bổ cho tâm hồn ta bằng văn chương,nếu không tâm hồn ta sẽ nghèo nàn, cằn cỗi biết chừng nào .
I. Ttìm hiểu chung. 
1. Tác giả :
- Hoài Thanh - Nguyễn Đức Nguyên
(1909-1982) ,quê ở Nghệ An.
- Là nhà giáo ,nhà phê bình văn học
đầy tài năng, uy tín, lối viết thiên về cảm xúc, tinh tế
 2. Tác phẩm
Văn bản trích trong"Vănchương và hành động" viết năm1936.
3. Bố cục :3 phần.
 - Nguồn gốc của văn chương.
 - Nhiệm vụ của văn chương.
 - Công dụng của văn chương.
II. Phân tích.
1. Nguồn gốc văn chương 
- Lòng yêu thương .
2. Nhiệm vụ của văn chương.
+ Văn chương phản ánh sự sống muôn màu, muôn vẻ.
+ Sáng tạo ra sự sống : dựng lên hình ảnh, đưa ra ý tưởng mà cuộc sống hôm nay không có nhưng sẻ có hoặc có rhể có nếu con người phấn đấu .
3. Công dụng của văn chương.
+ Luyện tình cảm sẵn có là bồi bổ, làm phong phú tinh tế, sâu sắc hơn những tình cảm ta đã có .
+ Gây cho ta những tình cảm chưa có là nhen nhóm ,khơi gợi ,làm nãy nở tạo ra những tình cảm mới .
III. Tổng kết :
IV. Luyện tập :
Viết đoạn văn lập luận theo kiểu quy nạp trình bày rõ công dụng của văn chương theo quan niệm của Hoài Thanh ?
	4. Củng cố - dặn dò
- Học thuộc ghi nhớ .
- Hoàn thành bài tập luyện vào vở .
- Chuẩn bị cho kiểm tra một tiết .
Tuần :
Tiết :98
 KIỂM TRA VĂN
Ngày soạn :
Ngày dạy :
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Kiểm tra toàn diện kiến thức về văn bản đã học từ đầu kỳ II .
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài .
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học bài, làm bài nghiêm túc .
B. Chuẩn bị :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu ra đề, đáp án phù hợp .
	- Học sinh chuẩn bị : học bài kỹ .
C. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số .
2. Phát đề .
- GV phát đề đã phô tô sẵn cho học sinh.
- HS nhận đề và điền thông tin cần thiết trước khi làm bài.
3. Bao quát .
GV bao quát lớp và kịp thời nhắc nhở đối với những học sinh có thái độ làm bài không nghiêm túc.
4. Thu bài - nhận xét .
5. Dặn dò .
- Học, ôn lại những kiến thức vừa kiểm tra
- Chuẩn bị bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo ) .
Tuần:	Ngày soạn
Tiết: 99	Ngày dạy:
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TIẾP THEO)
A. Mục tiêu : Qua bài học học sinh nắm được:
 1. Kiến thức:	
- Củng cố kiến thức về câu chủ động và câu bị động, tác dụng của việc chuyển đổi.
- Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động .
 2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại
- Đặt câu chủ động hay bị động phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức sử dụng câu phù hợp mục đích, văn cảnh .
B. Chuẩn bị :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
	- Học sinh chuẩn bị : Đọc trước bài - trả lời câu hỏi .
C. Các bước lên lớp :
 	1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là câu chủ động ? cho ví dụ ?
- Thế nào là câu bị động ? cho ví dụ ?
- Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động .
3. Bài mới : 
Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động .
Gv đưa bảng phụ ghi 2 câu ví dụ .
Gọi hs đọc câu 1 - cho hs thảo luận 
Gọi hs nêu điểm giống nhau .
+ Giống : 	- Cùng nói về một sự việc .
	- Cùng là câu bị động .
+ Khác :	- Câu (a) có từ được .
	- Câu (b) không có từ được .
Hãy trình bày qui tắc Cách chuyển đổi câu chủ động thành bị động?
+ Chyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu.
+ Thêm hoặc không thêm các từ bị/ được vào sau các chủ đề của câu.
Những câu ở mục I.3 có phải là câu bị động không ? Vì sao ?
Không à chúng không có câu chủ động tương ứng.
Bài tập nhanh
Chuyển đổi câu “ Bà đã dọn cơm” thành hai câu bị động tương ứng ?
à Cơm đã được dọn.
à Cơm đã dọn.
Gọi hs đọc to phần ghi nhớ sgk.
I. Tìm hiểu bài
1. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :
a. Ví dụ :
+ Giống : 	- Cùng nói về một sự việc .
	- Cùng là câu bị động .
+ Khác :	- Câu (a) có từ được .
	- Câu (b) không có từ được .
b. Ghi nhớ :
- Hai cách chuyển đổi :
- Không phải cứ có bị, được là câu bị động 
II. Luyện tập :
Bài 1
a. Ngôi ... xây từ ...
 Ngôi ... được xây ...
b. Tất cả ... làm bằng ...
 Tất cả ... được ...
c. Con ngựa ... buộc ...
 Con ngựa ... được buộc ...
d. Một ... dựng lên ...
 Một ... được dựng lên ...
Bài 2
a. Em bị ... (được) .
b. Ngôi nhà ấy ...
c. Sự khác biệt ...
-> Được : Tích cực - mong muốn .
 Bị : Tiêu cực - không .
Bài 3
 Viết đoạn văn .
* Bổ sung 
- Câu chủ động
Nắng bốc hương hoa Tràm thơm ngây ngất 
- Câu bị động
+ Hương hoa Tràm được nắng.
+ Hương hoa Tràm nắng.
+ Mùi hương ngọt ngào được gió đưa lan xa 
+ Mùi hương ... gió đưa 
- Câu chủ động
Gió đưa mùi hương ngọt ngào.
4. Củng cố : 	 
Tiết học giúp em biết gì ?
	5. Dặn dò : 	 
Học bài , Tiếp tục làm BT 3 .
Tuần:	Ngày soạn
Tiết: 99	Ngày dạy:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
A. Mục tiêu : Qua bài học cần đạt được:
 1. Kiến thức:
- Học củng cố những kiến thức, kỹ năng làm bài văn lập luận chứng minh.
- Nắm được phương pháp và yêu cầu đối với moạn văn chứng minh.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn chứng minh .
 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức tích lũy dẫn chứng (hiểu biết) về các vấn đề của xã hội, cuộc sống .
B. Chuẩn bị :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nội dung các bài đã dặn HS chuẩn bị 
 Một số đoạn văn cho các đề trên .
	- Học sinh chuẩn bị : Thực hiện 4 bước làm bài (theo đề đã được phân công)
C. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ : 
Viết bài là bước thứ mấy ? Viết bài đã làm gì và phải dựa vào đâu ? Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	3. Bài mới
Đoạn văn có tồn tại độc lập không?
Em thường triển khai đoạn văn theo cách nào?
GV kiểm tra bài chuẩn bị của HS
Yêu cầu hoạt động nhóm
( 6 nhóm)
? Tìm luận điểm, luận cứ của đoạn văn ?
Đoạn văn được viết bằng cách nào?
I. Củng cố lí thuyết
1. Cách viết đoạn văn chứng minh
- Đoạn văn là một bộ phận của bài văn
- Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các câu khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Cách triển khai đoạn văn:
+ Nêu luận điểm -> Trình bày các luận cứ minh hoạ cho luận điểm ( Cách diễn dịch)
+ Trình bày hệ thống luận cứ rồi dẫn đến luận điểm như kết luận của luận điểm 
( Cách quy nạp)
+ Nêu luận điểm, trình bày luận cứ, tổng hợp lại ( cách tổng- phân- hợp)
- Các luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu, được sắp xếp hợp lí. 
2. Quy trình viết đoạn văn chứng minh
- xác định luận điểm
- Xây dựng hệ thống luận cứ
- Xác định cách triển khai
- Viết đoạn văn
II. Luyện tập
Các đề văn đã yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà	
1. Thực hành 
Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
Các nhóm cử đại diện lên trình bày
Cả lớp nhận xét
2. Tìm hiểu đoạn văn mẫu
“Đồng bào ta ngày nay..... yêu nước’’
-> Luận điểm : c1
Dẫn chứng: Từ những.....chính phủ
Lí lẽ: Những cử chỉ.............yêu nước
-> cách tổng phân hợp
4. Củng cố
Nhận xét giờ luyện tập
 	5. Dặn dò
- Viết đoạn văn chứng minh theo đề 4 (65 ).
- Ôn tập các văn bản đó học, tiết sau ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 7Tuan 26.doc