Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

1. Thế nào là câu chủ động và câu bị động ? Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2. Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động?

 a) Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

 b) Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.

 c) Thuyền bị gió thổi lật.

 d) Ngôi nhà đã bị ai đó phá.

 

ppt 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ1. Thế nào là câu chủ động và câu bị động ? Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.2. Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động? a) Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. b) Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường. c) Thuyền bị gió thổi lật. d) Ngôi nhà đã bị ai đó phá.Câu chủ độngTiết 99 - Tiếng ViệtCHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG(tiếp theo)Con chuột bị con mèo vồI/ CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG Ví dụ 1 :a) Bà đã dọn cơm.b) Cơm đã được ( bà ) dọn.c) Cơm đã dọn.CTHĐHĐĐTHĐĐTHĐĐTHĐHĐHĐVí dụ 2 :Con mèo vồ con chuộtCTHĐĐTHĐHĐHĐCâu chủ độngCâu bị độngCâu bị độngCâu bị độngCâu chủ độngĐTHĐCTHĐGHI NHỚ* Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:- CÁCH 1: Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị / được vào sau từ (cụm từ) ấy.- CÁCH 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.(?) Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao?Ví dụ:Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.Tay em bị đau. Lưu ý: Hai câu trên tuy có dùng được / bị nhưng không phải là câu bị động, vì: - Không có câu chủ động tương ứng - Chủ ngữ của câu không có hoạt động của người , vật khác hướng vàoGHI NHỚ* Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:- CÁCH 1: Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị / được vào sau từ (cụm từ )ấy.- CÁCH 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.* Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.II. LUYỆN TẬPBÀI TẬP 1. Chuyển câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII.Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.II. LUYỆN TẬPBÀI TẬP 1. Chuyển câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.II. LUYỆN TẬPBÀI TẬP 1. Chuyển câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. Con ngựa bạch được (chàng kỵ sĩ) buộc bên gốc đào. Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.II. LUYỆN TẬPBÀI TẬP 1. Chuyển câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.II. LUYỆN TẬPBÀI TẬP 2. Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau thành hai câu bị động - một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.Ví dụ a:Thầy giáo phê bình em.Em được thầy giáo phê bình.Em bị thầy giáo phê bình.=> Sự đánh giá tích cực=> Sự đánh giá tiêu cựcVí dụ b:Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.=> Sự đánh giá tích cực=> Sự đánh giá tiêu cựcLƯU Ý: Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu. Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.Xem hình đặt câuThể lệ: Các em xem tranh và đặt câu chủ động hoặc bị động theo nội dung bức tranh.Xem hình, đặt câu:1. Ông lão thả cá vàng xuống biển.2. Cá vàng được ông lão thả xuống biển.3. Cá vàng được thả xuống biển.DẶN DÒ HỌC TẬP Ở NHÀ1. Làm bài tập 1(I)/64 và bài tập 3/652. Soạn :Luyện tập viết đoạn văn chứng minhCám ơn quý thầy cô và các em!

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyển đổi câu chủ động...(tt).ppt