Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 01 - Tiết 01: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 01 - Tiết 01: Cổng trường mở ra

Mục tiêu.

1. Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, nhận biết được văn bản nhật dụng.

 3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .

B. Chuẩn Bị:

 - Dự kiến khả năng tích hợp : với môn Tiếng Việt qua bài Từ ghép , với phân môn Tập Làm Văn qua bài Liên kết trong văn bản :

 - GV : Một số bức tranh minh họa về ngày tựu trường.

 - HS: Đọc bài trước, soạn bài theo câu hỏi trong SGK.

 

doc 142 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 01 - Tiết 01: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 01
Tiết 01
Tên bài dạy: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 (Lý Lan)
A.Mục tiêu. 
1. Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, nhận biết được văn bản nhật dụng.
 3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .
B. Chuẩn Bị:
 - Dự kiến khả năng tích hợp : với môn Tiếng Việt qua bài Từ ghép , với phân môn Tập Làm Văn qua bài Liên kết trong văn bản :
 - GV : Một số bức tranh minh họa về ngày tựu trường.
 - HS: Đọc bài trước, soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra : Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs.
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài
 Tất cả chúng ta , đều trải qua cái buổi tối trước ngày khai giảng trọng đại chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc tiểu học. Còn vương vấn trong nổi nhớ của chúng ta xiết bao bồi hồi , xao xuyến  cả lo lắng và sợ hãi.Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào , tâm trạng của mẹ ntn khi cổng trường sắp mở ra đón đứa con yêu quí của mẹ. Tiết học hôm nay sẽ làm rõ điều đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1. HƯỚNG DẪN ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, chú ý đọc diễn cảm 
GV: Đọc sau đó mời lần luợt khoảng 3 HS đọc
? Văn bản này thuộc loại văn bản gì ? ( Nhật dụng)
? Em hãy xác định một vài từ khó?
? VB có thể chia bố cục làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
HS : Lần lượt trả lời các câu hỏi.
I. Đọc - tiếp xúc văn bản:
1. Đọc văn bản:
2. Tìm hiểu chú thích:
* Thể loại: Cổng trường mở ra là một văn bản nhật dụng
* Từ khó: SGK
* Tóm tắt:
3. Bố cục : Chia làm 2 phần
- Phần1: Từ đầu-> Ngày đâu năm học. Tâm trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng.
- Phần 2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tửơng cuả mẹ
Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT
GV :Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1.
? Theo dõi vb , em hãy cho biết : người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con , hãy tìm những từ ngữ trong vb thể hiện điều đó
Hs :Trao đổi (2’) trình bày
Gv : Định hướng.
? Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau ? ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
( Tương phản)
Hs : Phát hiện trả lời.
 ? Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được ?
Hs : Thảo luận 3’.Trình bày
GV gợi mở : Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình ? Hay vì lí do nào khác ?
? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn trong tâm hồn người mẹ ?
Hs : Tìm , trả lời.
? Từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường của con , em thấy người mẹ là người ntn?
? Em nhận thấy ở nước ta , ngày khai trường có diễn ra như ngày lễ của toàn xh không ? ( có)
? Trong đoạn cuối vb xuất hiện câu tục ngữ “sai một li đi một dặm” . Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục ?
? Học qua vb này ,có những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em ?
Hs : Bộc lộ.
*Tích hợp với giáo dục: Em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em?
Hs : Tự bạch.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Diễn biến tâm trạng của người mẹ:
- Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả
- Mẹ lên giường trằn trọc  không ngủ được
- Mẹ nhớ sự nôn nao , hồi hộp khi cùng bà ngoại nỗi chơi vơi hốt hoảng
 ® Yêu thương con , tình cảm sâu nặng đối với con 
2. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường 
“ Đi đi con , hãy can đảm lên , thế giới này là của con , bước vào cánh cổng trường là thế giới diệu kì sẽ mở ra”
 ® Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người và tin tưởng ở sự nghiệp giáo duc 
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT
Gv : Hướng dẫn hs tổng kết theo phần ghi nhớ.
? Thông điệp tác giả gửi đến qua văn bản này là gì ?
HS : Đọc ghi nhớ sgk/9.
III. Tổng kết: 
* Ghi nhớ: sgk /9
4. Củng cố- dặn dò :
 - Học phần ghi nhớ
 - Tóm tắt và nêu bố cục của văn bản, nêu ý chính của từng phần?
 - Tâm trạng của nguòi mẹ và con có gì khác nhau trước ngày khai trừơng của con
 - Soạn bài “ Mẹ tôi”
 5. Rút kinh nghiệm:
..
........................................................o0o........................................................
Tiết 02
Tên bài dạy: MẸ TÔI
 (E.A-mi-xi)
 1. Kiến thức: Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết thư
 3. Thái độ: Hiểu được cách nghiêm khắc nhưng vẫn tế nhị , có lí , có tình của người cha
B. Chuẩn bị:
 - GV: Một số bức tranh minh hoạ.
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
 - Dự kiến khả năng tích hợp : Vb Cổng trường mở ra , Tiếng việt qua bài Từ ghép , TLV qua bài Liên kết trong vb
C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra:
 ? So sánh tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường?
 ? Vài trò của nhà trường đối với nền giáo dục ntn?
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người VN luôn có truyền thống “ Thờ cha, kính mẹ” . Dù xh có văn minh tiến bộ ntn nữa thì sự hiếu thảo , thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu . Tuy nhiên lúc nào ta cũng ý thức được điều đó , có lúc vì vô tình hay tự ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ . Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm . VB “ Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
GV: Cùng hs đọc toàn bộ vb ( trong khi đọc thể hiện hết tâm tư và tình cảm của người cha trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với vợ mình)
? Em hãy nêu ngắn gọn ,dầy đủ thông tin về tác giả , tác phẩm 
Hs : Nêu , gv : Định hướng.
? Tại sao nội dung vb là bức thư người bố gửi cho con , nhưng nhan đề lại lây tên Mẹ tôi ?
Hs : Bộc lộ.
Gv : Giảng 
Gv : Cho HS tóm tắt lại văn bản
HS : Thảo luận nhóm sau đo trình bày
? Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Nêu nội dung từ
ng phần?
HS: Phát biểu.
Gv: Định hướng.
I. Đọc- tiếp xúc văn bản
1. Đọc văn bản
2.Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả
b. Tác phẩm: SGK/11
c. Thể loại: Vb nhật dụng
d. Từ khó: SGK/11
* Tóm tắt
3. Bố cục: Chia 3 phần
- Từ đầu đến sẽ ngày mất con : Tình yêu thương của người mẹ đối với En- ri- cô 
- Tiếp theo đến yêu thương đó : Thái độ của người cha 
- Còn lại : Lời nhắn nhủ của người cha 
Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT
? Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua những chi tiết nào trong vb ?
? Em cảm nhận về người mẹ trong vb như thế nào chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em ? hoặc một người mẹ VN nào mà em biết ?
Hs: Tự bộc lộ.
Gv : Gọi hs đọc đoạn 2 .
? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô?
? Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô ntn?
HS:Thả lời
? Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố .Trong 4 lí do đã nêu trong phần tìm hiểu vb sgk?
Hs : Lựa chọn dấp án.
? Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của bố ?
? Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp mà lại viết thư ?
Hs : Thảo luận (3’) trình bày .
Gv : Định hướng.
1. Tình thương của người mẹ dành cho En-ri-cô
- Dành hết tình yêu thương cho con , quên mình vì con
2.Thái độ của người cha đối với En- ri-cô
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy
- Bố không thể nén cơn tức giận
- Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?
- Thật đáng xấu hổ và nhục nhã
® Vừa dứt khoát như ra lệnh,
vừa mềm mại như khuyên nhủ . Mong muốn con hiểu được công lao , sự hi sinh vô bờ bến của mẹ
3. Lời khuyên của bố :
- Không bao giờ thốt ra 1 lời nói nặng với mẹ
- Con phải xin lỗi mẹ
- Con hãy cầu xin mẹ hôn con
® Lời khuyên nhủ chân tình
sâu sắc
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT
Gv : Tích hợp giáo dục: Qua bức thư người bố gửi cho En-ri – cô em rút ra được bài học gì
Hs : Phát biểu.
HS: Đọc thêm VB “Thư gửi mẹ” và “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ”
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ sgk /12
4. Củng cố -dăn dò:
 - Thái độ của nguời cha ntn khi En- ri-cô xúc phạm mẹ? Qua VB em học đuợc bài học gì?
 - Hướng dẫn về nhà: Tóm tắt vb , Học thuộc phần ghi nhớ , làm hết bài tập
 - Soạn bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê”
5. Rút kinh nghiệm :
..
........................................................o0o........................................................
Tiết 03
Tên bài dạy: TỪ GHÉP
A. Mục tiêu: 
 Giúp HS
 1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép:Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập
 2. Kĩ năng: Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép Tiếng Việt 
 3. Thái độ: Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ,một số mẫu câu,giáo án.
 - HS: Soạn bài theo đề mục SGK.
 - Dự kiến khả năng tích hợp với phần văn qua văn bản Cổng trường mở ra và văn bản Mẹ tôi;Phần Tập làm văn trong Liên kết trong văn bản;Phần Tiếng Việt qua bài Cấu tạo từ đã học ở lớp 6
C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp : 
 2. Bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài
 Ở lớp 6 các em đã học Cấu tạo từ trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép(đó là những từ phức được cấu tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau).Để giúp các em có kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo,trật tự sắp xếp của từ ghép.Chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CÁC LOẠI TỪ GHÉP
GV: Treo bảng phụ VD sgk/13.HS đọc VD
? Em hãy so sánh nghĩa từ Bà với từ Bà ngoại và nghĩa của từ Vui với Vui lòng?
? Từ đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép Bà ngoại,Vui lòng với nghĩa của từ đơn Bà,Vui?
? Vậy trong từ ghép Ngoại,Lòng tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào là tiếng phụ? 
? Nhận xét về trật tự tiếng chính,tiếng phụ trong từ ghép chính phụ?
Hs: Thảo luận (2’) .trình bày.
? Thế nào là từ ghép cp?Cho VD?
Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu : Từ ghép đẳng lập
? Quan sát trong các từ Quần áo,Trầm bổng.Các tiếng thứ hai có bổ nghĩa cho tiếng đầu không?Vì sao?
Hs : Phát hiện trả lời.
? Thế nào là từ ghép đẳng lập?
Gv giảng : Về mặt cấu tạo,từ ghép Quần áo,Trầm bổng đều có các tiếng bình đẳng với nhau,còn về cơ chế nghĩa thì Các tiếng trong TGĐL hoặc đồng nghĩa hoặc trái nghĩa,hoặc cùng chỉ về sự vật,hiện tượng gần gũi nhau.
 I. Các loại từ ghép:
1.Từ ghép chính phụ:
 VD: Bảng phụ
a. - Bà: Người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha
 - Bà ngoại:Người đàn bà sinh ra mẹ
® Nghĩa từ Bà ngoại hẹp hơn nghĩa từ Bà
b. – Vui: Chỉ tâm trạng thoả mãn,thích thú,cũng c ... và hạn chế của cá nhân qua bài kiểm tra Tiếng việt
B.Chuẩn bị.	
- Giáo viên:Giáo án chấm chữa bài kiểm tra
- Học sinh: Ôn bài
C.Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp:
2.Bài cũ: 
3. Bài mới:
1.ổn định tổ chức:
2.Chữa bài:
GV giúp HS xây dựng đáp án, biểu điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
C
A
A
C
D
B
C
B
C
D
D
B
B
D
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Đáp án
A
C
B
B
C
B
A
C
A
D
C
B
B
* Đáp án, biểu điểm:
- Từ câu 1 đến câu 28: (7. điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
C
A
A
C
D
B
C
B
C
D
D
B
B
D
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
A
C
B
B
C
B
A
C
A
D
C
B
B
- Cõu 29: ( 1.0 điểm) Điền các từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để có các câu ghép hoàn chỉnh.
+ Mỗi vế câu đúng: 0.25 điểm.
+ Mỗi câu đúng: 0.5 điểm.
Ví dụ:
a. Nếu trời mưa thì đường sẽ lầy lội.
b. Vì lười học nên bài kiểm tra của Nam bị điểm kém.
- Cõu 30: Điền được các quan hệ từ thích hợp và chỗ trống để tạo câu ghép hoàn chỉnh về hình thức và ý nghĩa.
+ Mỗi quan hệ từ đúng: 0.25 điểm.
+ Mỗi câu ghép đúng: 0.5 điểm.
+ Ví dụ:
a. Tuy nhà em xa trường nhưng em luôn đến trường đúng giờ.
b. Càng học, Nam càng tiến bộ.
- Cõu 31: (1.0 điểm) Điền vào phần thích hợp vào chỗ chấm để có khái niệm hoàn chỉnh về các dấu câu.
+ Mỗi dấu câu đúng: 0.25 điểm
TT
Dấu câu
Công dụng
a
Dấu chấm
Dùng cuối câu trần thuật để kết thúc câu.
b
Dấu chấm hỏi
Đặt cuối câu hỏi
c
Dấu chấm lửng
-Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
- Lời nói ngập ngừng ngắt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn hài hước dí dỏm.
d
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu các bộ phận giải thích, chú thích trong câu.
- Dấnh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
- Biểu thị sự liệt kê
- Nối các từ nằm trong một liên danh
3.GV nhận xét
*Ưu điểm
-HS xác định được yêu cầu đề ra.
-Xác định được đáp án đúng.
*Nhược điểm
-Một số em chọn nhiều đáp án trong một câu, hoặc tẩy xóa nhiều trong khi làm bài.
- Nhiều em chưa nê được tên của dấu chấm lửng và dấu gạch ngang trong câu 31.
4.Giáo viên trả bài
-Yêu cầu HS đọc bài của mình so sánh với đáp án để nhận rõ ưu nhược điểm của mình.
-Yêu cầu HS trao đổi bài với bạn để nhận ra lỗi sai.
5.GV hướng dẫn HS rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra của mình.
GV lưu ý cho HS những điểm sau:
-Xác định đúng yêu cầu đề, bám sát yêu cầu của đề
-Chú ý hình thức làm bài
- Cân nhắc kỹ trước khi tiến hành khoanh tròn đáp án đúng.
*Kết quả
Lớp
Giỏi
Khá
Trung b́nh
Yếu, kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
81
1
5
2
10
14
70
3
15
82
9
42.8
6
28.6
6
28.6
0
0
 7.Củng cố-dặn dò: 
Chuẩn bị bai: “Hoạt động Ngữ Văn: Làm thơ 7 chữ”
........................................................o0o......................................................
 Tiết 69 + 70
Tên bài dạy: KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Chờ đề của phòng GD&ĐT Tuyên Hóa)
 HẾT TUẦN 17
 Ngày 20 tháng 12 năm 2010
 Ký duyệt của tổ CM
 Tổ trưởng
 Đoàn Khắc Đạm
........................................................o0o......................................................
 TUẦN 18
Tiết 69 + 70
Tên bài dạy: KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Chờ đề của phòng GD&ĐT Tuyên Hóa)
 HẾT TUẦN 18
 Ngày 27 tháng 12 năm 2010
 Ký duyệt của tổ CM
 Tổ trưởng
 Đoàn Khắc Đạm
........................................................o0o......................................................
 TUẦN 19
Tiết 71
Tên bài dạy: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
LÀM THƠ BẢY CHỮ
A.Mục tiêu.
 Giúp học sinh:
- Biết cách làm thơ 7 chữ với yêu cầu tối thiểu: 
đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
-Tạo không khí mạnh dạn sáng tạo.
B.Chuẩn bị.	
- Giáo viên: Giáo án, một số bài thơ 7 chữ
- Học sinh: Xem lí thuyết về thơ 7 chữ, sưu tầm một số bài thơ 7 chữ, tập làm thơ.
C.Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp:
2.Bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN NHẬN DIỆN LUẬT THƠ
GV y/c HS đọc mục a
GV chuẩn bị bảng phụ
y/c HS gạch nhịp
? Hãy chỉ ra tiếng gieo vần của bài thơ
GV gọi HS đọc bài sưu tầm của mình và cho biết vị trí ngắt nhịp gieo vần và quy luật bằng trắc
-Từ VD đó, em hãy rút ra tổng kết về thơ bảy chữ
GV nhận xét, chốt ý
GV y/c HS đọc bài Tối
-Hãy phát hiện chổ sai trong bài thơ trên
I.Nhận diện luật thơ
a. -Nhịp: 4/3
-Vần: về - lề
-Mối quan hệ B T 
Câu (1) (4) niêm với nhau
Câu (2) (3) niêm với nhau
*Kết luận
-Số tiếng: 7
-Số dòng: 4-8 không quy định
-Vị trí gieo vần: Tiếng cuối câu 2-4 có khi cả câu 1
-Luật B-T theo mô hình sau:
1. Bánh trôi nước
B B B T T B B
T T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
2.Đi
B T B B T T B
T B B T T B B
T B T T B B T
T T B B T T B
b. Ngọn đèn mờ, toả ánh xanh xanh
-sai nhịp
-ánh xanh xanh: sai vần
Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TẬP LÀM THƠ
Y/c HS hoàn thiện bài thơ còn dở dang
GV gợi ý chuyện chú Cuội ở cung trăng
GV nhận xét
Y/C GV: Hai câu đầu mùa hè thì hai câu sau phải nói chuyện mùa hè
II.Tập làm thơ.
a.Câu thơ tiếp theo luật
B B T T B B T
T T B B T T B
b.Luật thơ
B B T T T B B
T T B B T T B
Hoạt động 3: CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
 - GV đọc bài mẫu
 - Tập sáng tác thơ bảy chữ.
 - Chuẩn bị tiết sau: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối kì.
 ........................................................o0o......................................................
 Tiết 72
Tên bài dạy: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Mục tiêu.
Giúp HS:
-Xây dựng đáp án, biểu điểm đúng
-Nhận xét rõ ưu, khuyết điểm của mình, sửa sai, rút kinh nghiệm cho bài làm văn sau.
B. Chuẩn bị
-Giáo viên: Sổ chấm chữa, bài văn
 -Học sinh: Ôn bài
C. Tiến trình lên lớp
 1.ổn định lớp
 2.Giáo viên cùng học sinh xây dựng đáp án, biểu điểm
1.Yêu cầu của đề.
Mã đề 01:
Câu 1: (2.0 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn đúng yêu cầu:
- Viết đoạn văn có nội dung phù hợp. (0.5 điểm)
- Đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn đúng chức năng của nó. (1.0 điểm)
- Đoạn văn diễn đạt trôi chảy. (0.5 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.
* Tác giả:
- Phan Bội Châu (1867 - 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam. Quê ở xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Năm 33 tuổi ông đỗ giải Nguyên. Ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX, từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước.
- Phân Bội Châu là một nàh văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Tất cả tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
* Hoàn cảnh ra đời: Viết vào đầu năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam.
Câu 3: Thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình mà em thích nhất
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài văn thuyết minh.
- Bố cục rành mạch, hợp lý, đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Các ý trình bày rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ, lời văn trong sáng, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn.
- Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung và Biểu điểm:
Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày tách, gộp và theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các nội dung sau:
a. Mở bài: (1.0 điểm)
Giới thiệu khái quát về đồ dùng đó.
b. Thân bài: (4.0 điểm)
Thuyết minh được các ý sau:
- Nguồn gốc. (1.0 điểm)
- Đặc điểm, hình dáng. (1.0 điểm)
- Cấu tạo. (1.0 điểm)
- Công dụng của nó trong đời sống. (1.0 điểm)
c. Kết bài. (1.0 điểm)
Cảm nghĩ của em về sự cần thiết của đồ dùng đó trong đời sống.
Mã đề 02:
Câu 1: (2.0 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn đúng yêu cầu:
- Viết đoạn văn có nội dung phù hợp. (0.5 điểm)
- Đoạn văn có sử dụng dấu chấm đúng chức năng của nó. (1.0 điểm)
- Đoạn văn diễn đạt trôi chảy. (0.5 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.
* Tác giả:
- Phan Châu Trinh (1872 - 1926), hiệu Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã. Quê ở làn Tây Lộc. Huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam.
- Ông đỗ Phó bảng, được bổ nhiệm một chức quan nhỏ, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã bỏ quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. Trong những năm đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Hoạt động cứu nước của ông đa dạng và phong phú.
- Ông là người có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất hùng biện, đanh thép, thơ văn trữ tình đều thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. Ông có nhiều tác phẩm thơ văn có giá trị.
* Hoàn cảnh ra đời: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị khép vào tội xúi dục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nên bị bắt đày ra Côn Đảo; đến tháng 6.1910, nhờ có sự can thiệp của Hội Nhân quyền (Pháp), ông mới được tha. Bài thơ làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.
Câu 3: Thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình mà em thích nhất
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài văn thuyết minh.
- Bố cục rành mạch, hợp lý, đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Các ý trình bày rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ, lời văn trong sáng, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn.
- Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung và Biểu điểm:
Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày tách, gộp và theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các nội dung sau:
a. Mở bài: (1.0 điểm)
Giới thiệu khái quát về đồ dùng đó.
b. Thân bài: (4.0 điểm)
Thuyết minh được các ý sau:
- Nguồn gốc. (1.0 điểm)
- Đặc điểm, hình dáng. (1.0 điểm)
- Cấu tạo. (1.0 điểm)
- Công dụng của nó trong đời sống. (1.0 điểm)
c. Kết bài. (1.0 điểm)
Cảm nghĩ của em về sự cần thiết của đồ dùng đó trong đời sống.
3.Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
*ưu điểm. 
-Nhìn chung các em đã làm bài trắc nghiệm khá chính xác
-Đọc kĩ đề tự luận nắm vững phương pháp làm văn thuyết minh về loài vật
-Trình bày tương đối sạch sẽ.
*Nhược điểm.
-Một số em còn yếu phần trắc nghiệm
-Một số em xác định đề ra chưa đúng nên lạc đề và một số em chưa làm rõ bố cục của bài viết.
4.Giáo viên trả bài cho học sinh.
5.Giáo viên cho học sinh tự đúc rút kinh nghiệm.
IV.Bài học kinh nghiệm.
Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề văn thuyết minh.
V.Kết quả.
 Chất lượng
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
0
0
04
25
7
43,8
05
31,2
0
0
 HẾT TUẦN 19
 Ngày 27 tháng 12 năm 2010
 Ký duyệt của tổ CM
 Tổ trưởng
 Đoàn Khắc Đạm
........................................................o0o......................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Ki I Nam hoc 2011 2012.doc