Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết : 1: Phong cách Hồ Chí Minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết : 1: Phong cách Hồ Chí Minh

I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp hs :

 -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòâgiữ truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

 -Qua nội dung nắm chắc được văn bản, tìm hiểu tác giả và tác phẩm các chú thích và phân tích nội dung Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

 -Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

 -Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.

II/CHUẨN BỊ:

 

doc 32 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết : 1: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25-08-05 TUẦN 1 – BÀI 1
ND:26-08-05
Tiết : 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Lê Anh Trà)
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp hs :
	-Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòâgiữ truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
	-Qua nội dung nắm chắc được văn bản, tìm hiểu tác giả và tác phẩm các chú thích và phân tích nội dung Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
	-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.
	-Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
II/CHUẨN BỊ:
	-GV: Tư liệu: Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh.
	-HS: Tranh, ảnh hoặc băng hình về Bác.
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định tổ chức : (1’) Sĩ số hs: 9A29A3
 2.Kiểm tra : (5’)
	Tiết học đầu tiên ® gây không khí.
 3.Giới thiệu bài mới : (1’)
	Cuộc sống hiện đại đang từng ngày từng giờ lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX sẽ là bài học cho các em.	 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
8’
20’
5’
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
-Gọi 1 hs đọc chú thích 
-H: Em hiểu gì về tác giả?
-Giới thiệu qua tác giả.
-H: Xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
-H: Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
-Hướng dẫn đọc, hiểu chú thích và tìm bố cục. 
-Nêu cách đọc (giọng khúc chiết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh ).
-Đọc mẫu 1 lượt.
-Gọi 1 hs đọc.
-Yêu cầu hs đọc thầm chú thích.
-H: Giải thích các từ: truân chuyên, Bộ chính trị, thuần đức, hiền triết.
-H: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? Vấn đề đặt ra là gì?
-H: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích phần 1.
-Gọi 1 hs đọc lại phần 1 và nêu câu hỏi.
-H: Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
-Dùng kiến thức lịch sử giới thiệu cho hs.
-H: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại?
-H: Chìa khóa để mở ra kho tri thức nhân loại là gì?
-H: Kể một số chuyện mà em biết?
-H: Để khám phá kho tri thức ấy có phải chỉ vùi đầu sách vở hay
Phải qua hoạt động thực tiễn?
-H: Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy?
-H: Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa những ý các em đã trình bày?
-H: Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh?
-Bình vềà mục đích ra nước ngoài của Bác ® hiểu văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc
-H: Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào? Và theo hướng nào?
-H: Theo em điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó? Vai trò của câu này trong toàn văn bản?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
-Hướng dẫn.
-H: Để làm nổi bật vấn đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
-1 hs đọc.
-1 –2 hs trả lời. 
-Trả lời: Dựa vào phần cuối văn bản.
-Trả lời: Nêu các cuốn sách đã đọc.
-Đọc và tìm bố cục.
-Đọc theo chỉ định của gv – theo 
dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa 
cách đọc của bạn theo yêu cầu của gv.
-Đọc thầm chú thích.
-Trả lời: Theo yêu cầu của gv.
-Trả lời: Phương thức biểu đạt chính luận, loại văn bản nhật dụng.
-Trả lời: Dựa vào phần chuẩn bị bài.
-1 hs đọc.
-Trả lời: Dựa trên văn bản.
-Chú ý nghe.
-Thảo luận nhóm.
-Trả lời. 
-1 hs kể.
-Trả lời: Dựa vào văn bản đọc dẫn chứng.
-Trả lời: Dựa vào văn bản đọc dẫn chứng.
-Trả lời. 
-Thảo luận.
-Chú ý nghe.
-Trả lời. 
-Trả lời. 
-Chú ý.
-Trả lời. 
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
( Xem sgk ).
2.Xuất xứ:
 Trích trong “phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
3.Đọc và hiểu chú thích:
 a.Đọc:
 Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
b.Tìm hiểu chú thích:
-Truân chuyên
-Bộ chính trị
-Thuần đức
-Hiền triết
4.Tìm bố cục:
-Văn bản đề cập đến vấn đề: Sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
-Bố cục :2 phần
+Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tieếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+Phần 2: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
II.PHÂN TÍCH:
1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
-Hoàn cảnh Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả bắt nguồn từ khác vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỉ.
 +Năm 1911 rời bến Nhà Rồng.
 +Qua nhiều cảng trên thế giới.
 +Thăm và ở nhiều nước.
-Cách tiếp thu: Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
-Qua công việc lao động mà học hỏi.
-Động lực: Ham hiểu biết học hỏi, tìm hiểu:
 +Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
 +Làm nhiều nghề.
 +Đến đâu cũng học hỏi.
Þ Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
-Hồ Chí Minh có vốn kiến thức:
 +Rộng: Từ văn hóa phương Đông đến phương Tây.
 +Sâu : Uyên thâm.
 Nhưng tiếp thu có chọn lọc.
 Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực.
Þ Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
III.LUYỆN TẬP
	4.Củng cố: (3’)
	-Nắm lại nội dung phần 1 , ý 1của văn bản. Gv nêu câu hỏi để chốt ý cơ bản.
	5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
	-Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị phần 2,3 cho tiết học sau.
	-Học bài và nắm nội dung ý nghĩa của phần 1.
	-Đọc và tìm hiểu nội dung phần 2 của văn bản.
Rút kinh nghiệm:
NS: 25-08-05
ND:26-08-05
Tiết : 2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (tt)
 (Lê Anh Trà)
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs
	-Qua vẻ đẹp phong cách của Hồ Chí Minh các em thấy được những nét đẹp trong lối sống.
	-Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
	Kết hợp kể – bình luận và chọn chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
	-Phân tích tiếp phần 2 của bố cục. Từ đó giúp các em hiểu về Bác qua những nét đẹp trong lối sống của Bác, có ý hướng học tập theo gương Bác.
 II/CHUẨN BỊ:
	-GV: Tư liệu: Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh.
	-HS: Tranh, ảnh hoặc băng hình về Bác.
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:	
 1.Ổn định tổ chức : (1’) Sĩ số hs: 9A29A3
 2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
	 Em hiểu như thế nào về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? Em học tập được điều gì ở Bác?
 3.Giới thiệu bài mới : (1’)
	Học tiếp bài “Phong cách Hồ Chí Minh”.	 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
20’
8’
5’
Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích phần 2.
-H: Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh? 
-H: Phần văn bản sau nói về thời kì nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác?
-H: Khi trình bày những nét đẹp về lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào?
-H: Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào? Có đúng với những gì em đã quan sát khi đến thăm nhà Bác ở không?
-H: Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào? Biểu hiện cụ thể.
-H: Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món đó?
-H: Em hình dung như thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời kì với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
-Bình bằng dẫn chứng Tổng thống Bin.Clin Tơn thăm Việt Nam.
-H: Qua trên em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
-H: Để nêu bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-Gọi 1 hs đọc.-H: Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc thế kỷ 15. Theo em điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào? 
-H: Hãy đưa ra những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh
Hoạt động 5: Liên hệ bài học.
-Giảng 
-H: Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kì hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì?
-H: Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó?
-H: Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và phi văn hóa?
-Chốt lại:
+Vấn đề ăn mặc.
+Cơ sở vật chất.
+Cách ăn nói, ứng xử.
 Các em hãy ghi nhớ và thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.
-Cho hs đọc ghi nhớ trong sgk và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập.
-Hs kể, gv bổ sung.
-Gọi 1 hs đọc thêm: Hồ Chí Minh .
-Gv (hs) hát minh họa.
-Trả lời: Bác hoạt động nước ngoài.
-Trả lời: Thời kì Bác làm Chủ tịch nước.
-Trả lời. Chỉ ra được 3 phương diện: nơi ở, trang phục, ăn uống.
-Trả lời: Được giới thiệu trong bài “Thăm cõi Bác xưa” – Tố Hữu.
-Quan sát văn bản phát biểu.
-Thảo luận – phát biểu dựa trên văn bản.
-Thảo luận nhóm.
-Thảo luận.
-Trả lời: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
-1 hs đọc lại “và Người sống ở đó ® hết”.
-Thảo luận tìm ra nét giống và khác nhau:
+Giống: giản dị, thanh cao.
+Khác: Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
-Chú ý nghe.
-Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.
-Trả lời: Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tự tu ... 
*Thuý Kiều: Nói khiêm nhường.
Þ Họ tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác.
2.Kết luận:
 Ghi nhớ sgk.
IV.LUYỆN TẬP:
-Bài tập 1:
 Các câu khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống: Khuyên dùng lời lẽ lịch sự nhã nhặn.
-Chim khôn kêu tiếng 
-Vàng thì thử lửa 
-Bài tập 2:
Phép tu từ “Nói giảm nói tránh”.
-Bài tập 3:
Nói mát.
Nói hớt.
Nói móc.
Nói leo.
Nói ra đầu ra đũa.
® Liên quan phương châm lịch sự và phương châm phê.
 	4.Củng cố: (3’)
	-Nắm lại nội dung bài học. Gv cho hs đọc lại phần ghi nhớ ( đọc thầm và thuộc lòng).
	-Vận dụng bài tập nhanh (bảng phụ).
 	5.Hướng dẫn về nhà: (2’) 
	-Làm bài tập 4 và 5 sgk.
	-Chuẩn bị bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong đoạn văn thuyết minh.
Rút kinh nghiệm:
NS :08-09-05
ND:09-09-05
Tiết: 9
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
-Nhận thức được vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh. Yếu tố miêu tả làm cho vấn đề thuyết minh sinh động cụ thể hơn.
-Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt.
II/CHUẨN BỊ:
 -GV: Soạn bài, bảng phụ để viết ví dụ, một số bản thuyết minh có miêu tả.
 -HS: sgk và vở ghi.
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1’) Sĩ số hs: 9A29A3
 2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
Sửa dàn ý chi tiết bài Thuyết minh: Vấn đề tự học.
 3.Giới thiệu bài mới: (1’)
	Việc thuyết minh cung cấp cho mọi người tri thức phổ biến trong cuộc sống, đểviệc thuyết minh sinh động, cụ thể hơn chúng ta cần kết hợp với miêu tả mà chúng ta tìm hiểu hôm nay.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
 15’
8’
10’
Hoạt động 1: Kết hợp thuyết minh với miêu tả và bài thuyết minh.
-Gọi 1 hs đọc bài: Cây chuối trong đời sống Việt Nam.
-H: Hãy giải thích nhan đề bài văn?
-H: Tìm và gạch dưới những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?
-H: Nêu những câu văn miêu tả cây chuối?
-H: Việc sử dụng các câu văn miêu tả có tác dụng gì?
Hoạt động 2:
-H: Hiểu vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh như thế nào?
-H: Theo em những đối tượng nào cần sự miêu tả khi thuyết minh?
-H: Nhận xét gì về đặc điểm thuyết minh về cây chuối? Rút ra yêu cầu gì về các đặc điểm thuyết minh?
-Tổng kết lại.
-Gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
-Bài tập 1:
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập.
-Phân nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thuyết minh một đặc điểm của cây chuối, yêu cầu vận dụng miêu tả.
-Gợi ý một số điểm tiêu biểu.
-Bài tập 2:
-Gọi 1 hs đọc văn bản “Trò chơi ngày xuân”.
-Yêu cầu tìm những câu miêu tả ở trong đó?
-Kết luận.
-1 hs đọc bài: Cây chuối trong đời sống Việt Nam.
-Giải thích.
-Hs chỉ ra các đặc điểm.
-Trả lời. 
-Trả lời: Nêu được giàu hình ảnh, gợi hình tượng hình dung về sự vật.
-Trả lời. 
-Trả lời. 
-Thảo luận.
-Hs chú ý nghe.
-1 hs đọc phần ghi nhớ.
-1 hs đọc yêu cầu bài tập.
-Thảo luận.
-Hs chú ý.
-Trình bày.
-1 hs đọc văn bản “Trò chơi ngày xuân”.
-Phát hiện.
-Lớp bổ sung, nhận xét.
I/TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH:
1.Ví dụ: 
Cây chuối trong đời sống Việt Nam.
-Vai trò tác dụng của cây chuối với đời sống con người.
-Đặc điểm của chuối;
 +Chuối nơi nào cũng có.
 +Cây chuối là thức ăn thực dụng từ thân lá đến gốc
 +Công dụng của chuối.
-Miêu tả:
 Câu 1: Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột.
 Câu 3: Gốc chuối tròn như đầu người.
2.Kết luận:
-Miêu tả trong thuyết minh ® bài văn sinh động. Sự vật được tái hiện cụ thể.
-Đối tượng thuyết minh và miêu tả: các loài cây, di tích, thành phố, mái trường, các mặt
-Đặc điểm thuyết minh: Khách quan, tiêu biểu.
-Chú ý đến lợi - hại của đối tượng.
II.LUYỆN TẬP:
Bài tâp 1:
-Thân cây chuối thẳng đứng như những chiếc cột nhà sơn màu xanh.
-Lá chuối tươi như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió.
-Láchuối khô gói bánh gai thơm phức.
Bài tập 2:
Câu 1: Lân được trang trí công phu
Câu 2: Những người thâm gia chia làm 2 phe
Câu 3: Hai tướng của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy
Câu 4: Sau hiệu lệnh những con thuyền lao vun vút
	4.Củng cố: (3’)
	Gv khái quát bài và nhắc hs nắm lại bài.
	5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
	-Chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Rút kinh nghiệm:
NS: 09-09-05
ND:10-09-05
Tiết: 10
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Giúp hs rèn kĩ năng kết hợp thuyết minh và miêu tả trong bài văn thuyết minh.
-Kĩ năng diễn đạt trình bày một vấn đề trước tập thể.
II/CHUẨN BỊ:
 	-GV: Tham khảo sgv, vận dụng sgk giải quyết nội dung đề bài luyện tập.
	 Dùng bảng phụ để củng cố nội dung.
 	-HS: Tìm hiểu nội dung đề bài ở nhà sgk /28.
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1’) Sĩ số hs: 9A29A3
 2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
	-Trong bài thuyết minh ngừoi viết phải trình bày như thế nào?
	-Khi viết thuyết minh người viết phải đạt những yêu cầu gì?
	-Yếu tố nào trong bài thuyết minh làm cho bài văn sinh động?
 3.Giới thiệu bài mới: (1’)
	Chúng ta đã tìm hiểu cách thuyết minh kết hợp với miêu tả. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành cách thức này qua phần luyện tập.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
15’
10’
8’
Hoạt động 1: Tổ chức cho hs luyện tập tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài.
-Bước 1: Gv chép đề lên bảng.
-H: Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì?
-H: Cụm từ “ Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì?
Þ Như vậy phải trình bày vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam.
-Đọc 2 câu và nhận xét bài văn.
Khoa học chuyên sâu thiếu miêu tả.
-Bước 2: Tìm ý và lập dàn bài.
-H: Mở bài giới thiệu vấn đề gì cần trình bày?
-H: Trong phần thân bài, các em cần giới thiệu những hoạt động nào của con trâu ở làng quê Việt Nam?
Hoạt động 2: Thực hiện đề bài bằng cách xây dựng bài làm trên lớp.
-Bước 1: Xây dựng đoạn mở bàicó nội dung thuyết minh vừa có nội dung miêu tả.
-H: Nội dung cần thuyết minh trong mở bài là gì?
-H: Yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì?
(Gv cho hs làm phần mở bài và gọi vài hs đọc, hs khác nhận xét ).
-Bước 2: Giới thiệu con trâu trong nghề làm ruộng.
-H: Con trâu giúp ích cho nhà nông trong công việc nặng nhọc, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Em hãy miêu tả từng công việc?
-Bước 3: Con trâu trong một số lễ hội.
( Nếu ở vùng không có hình ảnh này thì chỉ giới thiệu đại khái 1 câu: Ở một số vùng ở nước ta có tập tục chọi trâu hay đâm trâu).
-Bước 4: Con trâu với tuổi thơ.
-H: Hình ảnh con trâu với tuổi thơ các em hay bắt gặp qua hình ảnh nào?
Þ Hình ảnh những đứa bé cầm tập học bài trên lưng trâu trong bộ áo bà ba nâu giản dị trên đồng cỏ xanh, bầu trời tươi sáng, cây cối tốt tươi xung quanh là hình ảnh của đời sống ấm êm thanh bình.
-Bước 5: Đoạn kết bài.
-H: Trong phần thân bài em nêu lên ý gì?
-H: Em sẽ nêu hình ảnh đặc trưng nào của con trâu?
(Gv hướng dẫn hs chọn những ý cơ bản và gợi ý: hình dáng to lớn, vạm vỡ, đôi sừng cong là hình ảnh con vật tiêu biểu của đất nước Việt Nam).
Hoạt động 3: Luyện tập.
-Hướng dẫn hs viết 1 đoạn thuyết minh kết hợp với miêu tả.
-Theo dõi đề bài trên bảng.
-Trả lời: Trình bày về con trâu ở làng quê Việt Nam.
-Trả lời: Đề cập đến 2 ý:
+Con trâu.
+Trong làng quê Viêït Nam.
-Đọc 2 câu và nhận xét bài văn.
-Trả lời: Hình ảnh con trâu ở làng quê Việt Nam.
-Trả lời:
+Con trâu ở làng quê Việt Nam.
+Con trâu trong việc làm ruộng.
+Con trâu trong một số lễ hội.
+Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
-Hs thực hiện đề bài, xây dựng bài làm trên lớp theo định hướng của gv.
-Trả lời: Hình ảnh con trâu ở làng quê Việt Nam.
-Trả lời: Hình ảnh con trâu với màu da đen bóng, đôi sừng to, cong, thong thả bước đi ( hay gặm cỏ) trên đường quê ( trên cánh đồng).
-Hs thực hiện phần mở bài theo yêu cầu.
-Thảo luận nhóm 5’ sau đó đọc bài, một vài em nhận xét.
-ĐH: 
+Trâu cày ruộng.
+Trâu bừa ruộng.
+Trâu kéo xe chở lúa.
+Trâu trục lúa.
-Thảo luận.
-Thảo luận.
-ĐH:
+Con trâu ung dung gặm cỏ bên cạnh lũ trẻ mục đồng đang chơi đùa.
+Con trâu thong dong trên bờ đê hay trên bãi cỏ, trên lưng là em bé mục đồng đang thổi sáo, học bài.
+Con trâu với lũ trẻ cùng cờ lau đang chơi đùa tập trận.
-ĐH: Khẳng định tầm quan trọng của con trâu ở làng quê Việt Nam.
-Hs chọn ý theo hướng dẫn của gv qua hình ảnh đặc trưng của con trâu.
-Thảo luận nhóm ® hs nêu ý.
-Hs viết 1 đoạn thuyết minh có kết hợp miêu tả và sau đó đọc bài tại lớp.
 Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
I.TÌM HIỂU ĐỀ:
-Đề yêu cầu thuyết minh.
-Vấn đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
II.LẬP DÀN Ý:
1.Mở bài: Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam – miêu tả.
2.Thân bài:
-Hình ảnh con trâu ở làng quê Việt Nam.
+Con trâu da xám, xám đen, to lớn, vạm vỡ, sừng hình lưỡi kiếm.
+Con trâu ở những địa điểm ngoài đồng, trên ruộng, gặm cỏ.
-Những hoạt động:
+Làm ruộng.
+Trong lễ hội.
+Với tuổi thơ.
3.Kết bài:
-Khẳng định tầm quan trọng.
-Hình ảnh đáng nhớ tiêu biểu.
III.VIẾT BÀI:
Yêu cầu khi viết:
Trình bày đặc điểm hoạt động của trâu, vai trò của nó.
 	4.Củng cố: (3’)
	-Yêu cầu hs hoàn chỉnh dàn bài chi tiết.
	 -Viết thành bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
 5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
	 -Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7(35).doc