Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ

 I. Mục tiêu bài học:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ, đó là đức tính giản dị: trong lối sống(Bữa cơm, cái nhà, việc làm,trong quan hệ với mọi người) trong lời nói, bài viết.

- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật NL của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản Nghị luận .

*Giáo dục tư tưởng: Giáo dục lòng kính yêu Bác và học tập theo gương của Bác.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 24
Tiết : 93 đức tính giản dị của bác hồ (Phạm Văn Đồng)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ, đó là đức tính giản dị: trong lối sống(Bữa cơm, cái nhà, việc làm,trong quan hệ với mọi người) trong lời nói, bài viết. 
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật NL của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản Nghị luận .
*Giáo dục tư tưởng: Giáo dục lòng kính yêu Bác và học tập theo gương của Bác.
II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết(phần b)
III.Chuẩn bị
* Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, ảnh minh họa, bảng phụ điện tử
* Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
1.Qua văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” giúp em hiểu được những gì về tiếng nói của dân tộc ? 
2. Trong những cõu dưới đõy, cõu nào nờu lờn vấn đề cần nghị luận trong văn bản “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” ?
A.Tiếng Việt, trong cấu tạo của nú thực sự cú những đặc sắc của một thứ tiếng khỏ đẹp.
B. Tiếng Việt cú những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
C. Ngữ phỏp cũng dần dần trở nờn uyển chuyển hơn, chớnh xỏc hơn
D. Tiếng Việt chỳng ta gồm cú một hệ thống nguyờn õm và phụ õm khỏ phong phỳ.
Ghi nhớ
Đáp án: B
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Các em ạ ! Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị cha già muôn vàn kính yêu của nhân dân Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới. Người không chỉ là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng cao đẹp mà còn là hiện thân của đức tính giản dị rất mực đời thường. Để hiểu hơn điều này, các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
18’
02’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
 GV đưa tranh minh họa
? Dựa vào phần chuẩn bị bài và phần chú thích*, em hãy nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng ?
Hs trả lời, Gv bổ sung
GV: Cố thủ thủ tướng Phạm Văn Đồng là một trong những người học trò xuất sắc, người cộng sự gần gũi nhất của chủ tịch HCM. Chưa đầy 20 tuổi ông đã tham gia cách mạng, từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước, trong đó ông làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng, thủ tướng chính phủ hơn 30 năm(từ 1954 đến 1986)
? Văn bản được trích từ bài viết nào ?
GV: Ngoài làm chính trị ông còn có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói về văn hóa, văn nghệ, về các danh nhân có giá trị, đặc biệt những năm tháng làm việc bên Bác được mắt thấy tai nghe cảm phục, xúc động ông đã viết nhiều cuốn sách, bài báo về Bác như: HCM hình ảnh của dân tộc 1948, Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại 1970. Tác phẩm của Phạm Văn Đồng cuốn hút người đọc bằng giá trị tư tưởng sâu sắc, lời văn bình dị, trong sáng, giàu cảm xúc. 
Văn bản chính là một đoạn trích, tên đoạn trích này “Đức tính giản dị của Bác Hồ” do người biên soạn sách đặt.
? Em hãy xác định thể loại và kiểu bài của văn bản?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
 GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, Hs đọc 
 Hs và Gv nhận xét hs đọc
GV: Đây là văn bản nghị luận đọc rõ ràng, mạch lạc, sôi nổi, tuy nhiên vẫn phải thể hiện được tình cảm của tác giả.
? Em hiểu thế nào là “thanh bạch”, “tao nhã” ?
GV: Tác giả sử dụng nhiều từ Hán – Việt, tạo cho câu văn trang trọng. Tích hợp với kiến thức Từ Mượn(học kì I).
? Theo em đại ý của văn bản là gì?
? Văn bản là đoạn trích, theo em đoạn trích đã có cấu tạo như một bài nghị luận hoàn chỉnh chưa ? Dựa vào trình tự lập luận, em hãy nêu bố cục của bài văn ? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
 Yêu cầu học sinh quan sát đoạn 1
? Ngay phần đầu văn bản tác giả đã đưa ra hai câu văn, câu đưa nào đưa ra nhận xét, câu văn nào giải thích nhận xét ấy ? Em hãy chỉ ra hai câu văn đó ?
? Theo em câu văn nào là luận điểm của văn bản? Luận điểm đề cập đến những phạm vi gì? 
GV: Ngay từ đầu tác giả đã khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác. Cả cuộc đời Người đã sống và chiến đấu với một lý tưởng cao đẹp “vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn”, mà tác giả đã ca ngợi bằng “trong sáng, thanh bạch, giản dị”.
Như vậy, luận điểm chính đã đề cập đến hai phạm vi đời sống của Bác:đời sống hoạt động chính trị lay trời chuyển đất và đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn có sự nhất quán. Nhưng trong văn bản này tác giả chỉ đi chứng minh một phạm vi trong cuộc đời Bác.
? Vậy theo em văn bản này tác giả đã tập trung chứng minh sự giản dị trong phạm vi đời sống nào của Bác? 
? Ngay trong đoạn văn đầu tác giả đã đưa ra nhận xét, theo em tác giả đã nêu vấn đề theo hình thức nào?Tác dụng của hình thức nêu vấn đề đó?
? Để làm rõ đức tính giản dị trong đời sống của Bác, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào?
 Hs nêu các luận cứ
 Gv định hướng, kết luận
GV : Sau khi nêu luận điểm, tác giả triển khai một loạt các luận cứ để chứng minh đức tính giản dị của Bác.
 Yêu cầu hs quan sát đoạn văn “Con người của Bácthắng, Lợi”
? Để làm rõ sự giản dị trong sinh hoạt hằng ngày của Bác tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào ?
 Hs tìm dẫn chứng
 GV nhận xét, bổ sung
GV : Tác giả không đưa ra quá nhiều dẫn chứng. Chỉ có 4 chi tiết để CM cho sự giản dị bộc lộ trong bữa cơm, cách ăn uống của Bác.
? Tác giả đã bình luận gì về sự giản dị của Bác trong bữa ăn ?
? Em có nhận xét gì về sự giản dị thể hiện qua bữa cơm của Bác?
GV : Bữa cơm hàng ngày của Hồ Chủ Tịch rất đạm bạc, tiết kiệm, gọn gàng sạch sẽ. Chỉ với vài ba món ăn dân dã giống như bữa cơm của quần chúng nhân dân. Lúc nào cũng vậy: 
 Bác thường bỏ lại đĩa thịt gà, mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ.
 Tránh nói to và đi rất nhẹ trong vườn
Ngay cả khi ăn Người cũng không để rơi một hạt cơm nào. Cử chỉ, việc làm của Bác tuy nhỏ nhưng lại thể hiện sự quý trọng của Bác trước thành quả lao động của người nông dân, sự kính trọng của Bác đối với những người phục vụ.
?Để chứng minh sự giản dị trong nơi ở của Bác tác giả đã đã đưa ra những dẫn chứng nào?
 Hs tìm dẫn chứng
 GV nhận xét, bổ sung
GV : Tác giả đã sử dụng cách lập luận tương phản giữa tâm hồn lộng gió thời đại của Bác với ngôi nhà nhỏ bé chỉ vẻn vẹn có vài ba phòng. Nơi đó hàng ngày ngoài thời gian làm việc, Bác lại tư mình chăm sóc từng bồn hoa, từng gốc cây, ao cá.
? Em có nhận xét gì về sự giản dị trong nơi ở của Bác?
Gv :Bác không chọn cho mình một căn nhà lớn sang trọng với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, mà Người đã lựa chọn một căn nhà gỗ đơn sơ, mộc mạc với vườn cây, ao cá. Nhà gác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
 Một đời sống như vậy thanh bạch, tao nhã biết bao.
? Em có nhận xét gì về các dẫn chứng trong đoạn này ?
? Để làm rõ sự giản dị trong quan hệ với mọi của Bác, tác giả tiếp tục dẫn ra những chứng cớ nào?
 Hs tìm dẫn chứng
 GV nhận xét, bổ sung
GV: Phong cách làm việc của Bác thể hiện một tinh thần vì dân, vì nước, bền bỉ, cần mẫn, tận tâm. Là một vị chủ tịch nhưng Bác vẫn thường tự làm mọi việc điều đó cho thấy Bác không bao giờ đặt mình ở cao hơn mà luôn chan hòa, gần gũi.
 Bác để tình thương cho chúng con
 Một đời thanh bạch chẳng vàng son
 Mong manh áo vải, hồn muôn trượng
 Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
? Em hãy nhận xét về sự giản dị trong việc làm và trong mối quan hệ với mọi người của Bác?
GV: Để chứng minh sự giản dị trong đời sống sinh hoạt của Bác, tác giả đã đưa ra 3 luận cứ với lý lẽ chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện làm sáng tỏ từng luận cứ. Qua những năm tháng gần gũi bên Bác của tác giả đã đảm bảo cho hệ thống dẫn chứng đó có sức thuyết phục với người đọc.
?Em có nhận xét gì về những dẫn chứng của tác giả?
 Yêu cầu HS đọc đoạn văn “Nhưng chớ hiểu lầm rằngthế giới ngày nay”
GV:Trong đoạn văn này tác giả đã giải thích và bình luận về lý do và đức tính giản dị của Bác. Bác giản dị vì cuộc đời gắn liền với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân và Người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân. Những nhà tu hành, nhà hiền triết họ sống ẩn dật, khắc khổ, khép kín xa rời xã hội còn Bác sống giản dị, vui vẻ, cởi mở, chan hòa.
? Lời bình luận của tác giả đã khẳng định làm sáng tỏ thêm điều gì trong đức tính giản dị của Bác?
GV : Cùng với việc đưa ra các dẫn chứng rõ ràng và lời bình luận sâu sắc tác giả đã khẳng định lối sống giản dị đồng thời thể hiện tình cảm kính trọng của tác giả với Bác.
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang phát động cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” và đã được tất cả cán bộ Đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ. Đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện cuộc vận động học tập theo tấm gương của Bác trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa.
? Trong đoạn văn cuối để chứng minh sự giản dị trong lời nói, bài viết tác giả đã dẫn ra những câu nào của Bác?
GV : Với Bác trước khi viết đều đặt ra câu hỏi, viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết như thế nào ?Nên trong mỗi bài viết của Bá, từng câu, từng chữ đều rất giản dị mà sâu sắc, thâm nhập một cách tự nhiên vào quần chúng nhân dân và tạo nên sức mạnh chiến đấu, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
? Tại sao tác giả lại dùng những câu nói này để chứng minh sự giản dị trong cách nói và viết của Bác?
GV : Đây là hai trong số rất nhiều câu nói nổi tiếng của Bác. Đó là những câu nói giàu ý nghĩa, ngắn gọn về nội dung, dễ nhớ, dễ thuộc về hình thức. Với những từ ngữ mang tính quần chúng đi vào lòng người một cách tự nhiên. Nhà thơ Tố Hữu từng viết :
 Người đọc tuyên ngôn..rồi chợt hỏi
 “Đồng bào nghe tôi nói rõ không”?
 Ôi câu hỏi hơn một lời kêu gọi
 Rất đơn sơ mà ấm bao lòng
? Tác giả đã giải thích lý do Bác nói giản dị như thế nào?Tác dụng của cách nói và viết của Bác?
GV : Tác giả đã đưa ra lời bình luận “Những chân lý giản dị.cách mạng”lời bình luận đề cao sức mạnh phi thường của những câu nói giản dị của Bác, bởi đó là những câu nói có sức mạnh khơi gợi lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân.
? Bên cạnh các dẫn chứng, ở mỗi luận cứ tác giả thường xen kẽ những lời bình luận như thế nào? Tác dụng của lời bình luận đó?
? Nhận xét về những dẫn chứng và cách lập luận CM của tác giả?
GV: Từ việc nhận xét cách lập luận của tác giả các em có thể thấy để tạo nên một văn bản Nghị luận có sức thuyết phục cao cần kết hợp chặt chẽ chứng minh, giải thích và bình luận. Cùng với đó là sử dụng một hệ thống dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, gần gũi đồng thời bày tỏ quan điểm, cảm xúc của người viết trong khi Nghị luận.
* Hoạt động 4: Tổng kết
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kết hợp các phương thức nghị luận của tác giả ?Cách đưa dẫn chứng trong văn bản?
GV: Văn bản đã thể hiện một ngòi bút nghị luận mẫu mực. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng cụ thể chọn lọc, tiêu biểu, lời bình luận sâu sắc đầy sức thuyết phục. Cách sắp xếp trình bày các luận cứ khúc chiết. Giọng văn sôi nổi, trang trọng, tự hào.
? Qua văn bản này, em hiểu biết điều gì về Bác?
 HS đọc ghi nhớ
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Tác giả :Phạm Văn Đồng (01/03/1906-29/04/2000)
- Quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Mất tại Hà Nội
- Là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác : Trích từ bài “Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - Diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch HCM (19/05/1970).
b. Thể loại : Nghị luận(kiểu bài CM)
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1. Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó: 
- Thanh bạch: trong sạch, giản dị trong lối sống.
- Tao nhã:thanh cao và lịch sự.
- Tu hành : rời bỏ cuộc sống bình thường để sống theo nhứng quy định chặt chẽ của một tôn giáo nào đó.
- Hiền triết : Người có tư tưởng, đức độ và hiểu biết cao sâu, được người đời tôn sùng.
2. Đại ý: Đức tính giản dị của Bác Hồ
3. Bố cục: 2 phần.
+ MB (Đ1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
+ TB (Đ3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác
4. Tìm hiểu chi tiết
a. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác
- Câu 1 “Điều rất quan trọngcủa Hồ Chủ Tịch” => đưa ra nhận xét.
- Câu 2 “Rất lạ lùng.thanh bạch, tuyệt đẹp” =>giải thích cho nhận xét.
- Luận điểm: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
- Trong đời sống hằng ngày.
-> Cách nêu vấn đề: nêu trực tiếp - nhấn mạnh được tầm quan trọng của vấn đề.
b. Những biểu hiện của đức tính giản dị
- Đức tính giản dị được biểu hiện:
+ Trong sinh hoạt hàng ngày(bữa ăn, nơi ở, việc làm, quan hệ với mọi người).
+ Trong lời nói, bài viết.
* Giản dị trong sinh hoạt
+ Bữa ăn:
- Chỉ vài ba món giản đơn.
- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
-> Nhận xét: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ.
+ Cái nhà nơi Bác ở
- Vẻn vẹn chỉ có ba phòng.
- Lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa.
=> Đơn sơ, mộc mạc, chan hòa gần gũi với thiên nhiên.
- Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, giản dị, đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
+ Trong việc làm và quan hệ với mọi người
- Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc
- Thường tự làm lấy từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần người phục vụ.
- Viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ nhà ăn
=> Tỉ mỉ, tận tâm, tận lực trong công việc. Gần gũi, thân mật, yêu thương trong quan hệ với mọi ngời.
=>Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, chân thực. 
- Lối sống giản dị hòa hợp các phẩm chất cao đẹp khác làm nên phẩm chất cao quý ở Người.
- Đó là biểu hiện của một đời sống văn minh mà mọi người cần lấy làm gương sáng để noi theo.
* Giản dị trong lời nói, bài viết:
- Câu “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- “ Nước Việt Nam là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”
-> Đưa hai dẫn chứng là hai câu nói nổi tiếng của Bác, câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều hiểu.
- Vì Bác muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hóa mọi người.
- Luận cứ tiêu biểu, toàn diện, cụ thể, gần gũi; nhận xét bình luận ngắn gọn mà thể hiện tình cảm sâu sắc.
- Cách lập luận chặt chẽ: giới thiệu luận điểm - chứng minh – giải thích -bình luận.
5. Tổng kết 
a. Nghệ thuật: 
- Sự kết hợp hài hòa CM, giải thích, bình luận làm VBNL thêm sinh động, thuyết phục.
- Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi.
b. Nội dung: 
- Văn bản cho thấy giản dị trong lối sống, nói, viết là một vẻ đẹp cao quý trong con người HCM.
* Ghi nhớ: (sgk 55)
C.Luyện tập(3’) Tìm một số ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác ?
 Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? (Tuyên ngôn độc lập).
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
 (Tức cảnh Pác Bó).
Tôi trở về quê Bác, làng Sen
Ôi hoa sen đẹp của bùn đen 
 (theo chân Bác – Tố Hữu)
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút
 (theo chân Bác – Tố Hữu)
D.Củng cố(1’) Gv khái quát lại nội dung bài học bằng mô hình trên bảng phụ
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài, làm bài tập, tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp làm bài văn Nghị luận.
- Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 93-Duc tinh gian di cua Bac Ho - Nguyen Phuong Bac - Luong Tai.doc