Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Cổng trường mở ra: Mẹ tôi

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1, 2:  Cổng trường mở ra: Mẹ tôi

I. Mục tiêu cần đạt :

 - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 II. Chuẩn bị :

 - Thầy : dự kiến dạy tích hợp trong bài : ( V – TLV: văn biểu cảm, V – TV : giải nghĩa từ, từ láy, bài hát về nhà trường, mẹ.

 - Trò : Đọc văn bản, soạn trước nội dung trả lời câu hỏi, đọc – hiểu, sưu tầm bài hát.

 III. Tiến trình tổ chức các hoạt động :

 

doc 139 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Cổng trường mở ra: Mẹ tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :1 ; Tiết : 1, 2
Ngày dạy : 15/8/2012
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA.
MẸ TÔI.
I. Mục tiêu cần đạt :
	- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
	- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
	II. Chuẩn bị :
	- Thầy : dự kiến dạy tích hợp trong bài : ( V – TLV: văn biểu cảm, V – TV : giải nghĩa từ, từ láy, bài hát về nhà trường, mẹ.
	- Trò : Đọc văn bản, soạn trước nội dung trả lời câu hỏi, đọc – hiểu, sưu tầm bài hát.
	III. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
 HOẠT ĐỘNG 1 
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm diện .
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs .
- Lớp trưởng báo cáo .
- Lớp phó báo cáo .
30’
 HOẠT ĐỘNG 2 : 
Đọc – hiểu văn bản
I/ Tìm hiểu văn bản : 
1/ Đại ý :
Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của con
1. Nỗi lòng của người mẹ 
Cảm xúc : Hồi hợp, vui sướng, hy vọng.
Kỷ niệm sống dậy trong lòng mẹ : Bà ngoại, mái trường xưa.
à Tình yêu con đến độ quên mình, đức hi sinh, vẻ đẹp tình mẫu tử.
2. Cảm nghĩ của mẹ :
- Ngày hội khai trường.
- Không được phép sai lầm trong giáo dục.
- Ggd có vai trò quan trọng trong mỗi con người.
II. Ý nghĩa.
- Bài ca về tình mẫu tử.
- Bài ca hy vọng về con và nhà trường.
Giáo viên đọc văn bản hướng dẫn học sinh đọc. * Giọng đọc : nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm rãi.
H : Văn bản kể chuyện nhà trường, chuyện đưa con đến trường hay biểu hiện tâm tư của người mẹ ? 
 H : Nhân vật chính là ai ?
 H : Văn bản thuộc kiểu văn bản nào ?
 H : Trong đêm trước ngày khai trường tâm tư của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ? Biểu hiện qua những chi tiết
 nào ?
- Lệnh : Hãy xác định 2 phần nội dung văn bản.
 - H : Theo em tại sao mẹ không ngủ được, cảm xúc của người mẹ như thế nào ?
H : Trong đêm không ngủ được người mẹ đã làm gì ?  
- H : Qua những cử chỉ đó em cảm nhận gì về tình mẫu tử ? 
- H : Trong đêm không ngủ được, tâm trí mẹ đã sống lại những kỉ niệm quá khứ nào ?
- H : Trong đêm không ngủ được, mẹ nghĩ về điều gì ?
- H : Em nhận thấy ngày khai trường ở nước ta có diễn ra như là ngày lễ của toàn XH không ?
Hãy diễn tả quang cảnh ngày hội khai trường ở trường em.
- H : Trong đoạn văn bản cuối có xuất hiện thành ngữ “Saidặm”
TN này có ý nghĩa như thế nào khi gắn với sự nghiệp giáo dục ?
- H : Em hiểu như thế nào về câu nói của người mẹ “Bướcra” Theo em người mẹ đã dành tình yêu và lòng tin ấy cho ai ?
- Lệnh : đọc ghi nhớ và rút ra bài học. GV rút ra bài học.
4 học sinh đọc, mỗi em một đoạn văn bản.
- TL : Biểu hiện tâm tư của người mẹ.
- TL : Nhân vật chính là người mẹ.
- TL : Văn bản biểu cảm.
- TL : Mẹ : Thao thức, suy nghĩ triền miên.
 Con:Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư
TL : Phần ( I ) Từ đầu bước vào 
Phần II : Phần còn lại.
- TL : Mừng vì con đã lớn. Hy vọng những điều tốt sẽ đến với con, thương yêu con, luôn nghĩ về con, thức canh giấc cho con ngủ.
Cảm xúc hồi hợp, vui sướng, hy vọng.
- TL : Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
- TL : Một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui.
- TL : Bà ngoại dắt tay mẹ vào lớp 1. Tâm trạng hồi hợp trước cổng trường.
- TL : Ngày hội khai trường.
- HS tả miệng.
Ngày khai trường là ngày lễ của toàn XH.
-Trả lời . Ggd có vai trò quan trọng trong đời sống con người.
- TL : Người mẹ đã dành tình yêu cho con, nhà trường, XH tốt đẹp.
- HS : 2 học sinh đọc.
9’
HOẠT ĐỘNG 3
III. Luyện tập.
- H : KN sâu sắc nhất của em trong ngày vào lớp 1.
- Lệnh : Tìm những bài hát có chủ đề về trường và mẹ.
- HS kể lại kỉ niệm.
- TL : Bụi phấn, mái trường mến yêu, mong ước kỉ niệm xưa, ru con
1’
HOẠT ĐỘNG 4
Dặn dò 
Học bài kỹ
Đọc trước vb “Mẹ tôi “
Cả lớp nghe và thực hiện 
 IV- Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2 : MẸ TÔI
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
5’
HOẠT ĐỘNG 1 
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ.
Kiểm diện
 H : Bài học sâu sắc mà em đã rút ra từ bài CTMR là gì ?
- Báo cáo
TL :Tình mẫu tử thiêng liêng, giàu đức hi sinh cao cả.
30’
HOẠT ĐỘNG 2
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Thái độ của bố đối với En.Sicô qua bức thư.
- Buồn bã, tức giận.
2. Tình yêu thương của mẹ đối với EnSi cô :
Hết lòng yêu thương con.
3. Ý nghĩa.
GV đọc mẫu văn bản và gợi ý chú thích. ( Lưu ý cách đọc cho HS )
* Giọng đọc trầm buồn, tha thiết.
 H : Tại sao nội dung văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lại lấy là “Mẹ tôi” ?
 Bình : Qua bức thư ngưòi bố gửi cho con, người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả, lớn lao.
à Thể hiện được TC và thái độ của người kể. 
H : Vì sao người bố viết thư cho En.Sicô với nội dung không vui ?
 H : Đọc xong thư bố En.Sicô có thái độ gì ? 
 H : Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En.Sicô như thế nào ?
Dựa vào đâu em biết điều đó ? Lí do nào khiến ông có thái độ ấy.
* Câu hỏi trắc nghiệm :
Theo em điều gì khiến En.Sicô “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố ?
Hãy cho biết các lý do mà em cho là đúng.
a. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En.Sicô.
b. Vì En.Sicô sợ bố.
c. Vì thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố.
d. Vì những lời nói chân thành sâu sắc của bố.
e. Vì En.Sicô thấy xấu hổ.
quyết của bố.
H : Mẹ En.Sicô là người như thế nào ? Căn cứ vào đâu mà em có được nhận xét đó ?
Gd học sinh về lòng yêu thương mẹ.
 H : Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp mà viết thư cho En.Sicô ?
- GVHD HS đọc ghi nhớ và rút ra ý nghĩa bài học.
HS đọc văn bản : CHS.
 HS : suy nghĩ trả lời.
Tác giả đặt nhan đề cho đoạn trích trong truyện “Những tấm lòng cao cả.”
Nội dung bức thư của người bố muốn nói cho con hiểu về tình yêu cao cả và những đức hi sinh gian khổ mà mẹ dành cho con. Tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng thể hiện tất cả tấm lòng của người mẹ đối với con.
- TL : Bố để ý sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói với mẹ En.Sicô có nhỡ thốt ra 1 lời thiếu lễ độ.
- En.Sicô thấy xúc động vô cùng.
- TL : Thái độ buồn bã, tức giận của người bố. Vì :
 + Lúc  độ.
 + Sự hỗn láo  bố vây.
 + Bố không thể  giận.
 + Con mà lại  cơ ?
 + Thà rằng bố  với mẹ. 
HS chọn những câu hợp lí a, c, d.
Cả lớp tìm chi tiết.
- Thức suốt đêm  con.
- Người mẹ sẵn  con.
à Lo lắng, yêu thương, hy sinh cho con, hết lòng yêu thương con.
Vì tình cảm sâu sắc thường biểu hiện tế nhị, kín đáo à bài học về cách ứng xử tế nhị trong gia đình, nhà trường, XH
7’
HOẠT ĐỘNG 3 :
III. Luyện tập :
GVHD HS luyện tập :
- Lệnh : HS đọc bài tập 1, 2.
HS liên hệ bản thân, đã có lần nào lỡ gây ra 1 sự việc khiến bố mẹ buồn phiền. Hãy kể lại sự việc đó.
- Dù có lớn khôn, khoẻ thế nào đi chăng nữa con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che, con sẽ đắng cay khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng []. Lương tâm con sẽ không một lúc nào yên tĩnh []. Con hãy nhớ rằngyêu đó.
- HS tự viết để phát huy tính tích cực.
3’
HOẠT ĐỘNG 4
- Dặn dò
Học bài “Mẹ tôi” – “CTMR”
Tìm một số từ ghép và khái niệm về từ ghép ở SGK NV6 tập 1 /T14.
Học thuộc lòng khái niệm về từ ghép.
- Nghe, ghi vào vở.
IV- Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỪ GHÉP
Tuần :1 ; Tiết : 3 
Ngày dạy : 18/8/2012
	I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS.
Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép : Chính phụ và đẳng lập. Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
	II. CHUẨN BỊ :
	Thầy : Tích hợp V-TV và từ ghép ngoài SGK.
	Trò : Xem lại bài từ ghép SGK NV6 tập 1/T14.
	III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
HOẠT ĐỘNG 1 :
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm diện :
H. Em hãy cho biết thế nào là từ ghép ? Cho VD. Hãy tìm những từ ghép trong văn bản “CTMR”.
- Lớp trưởng báo cáo .
- 2 học sinh.
5’
HOẠT ĐỘNG 2 :
I. Các loại từ ghép
 1. Từ ghép chính phụ.
VD : Bà ngoại.
Tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
 2. Từ ghép đẳng lập.
VD : Quần áo.
Các tiếng bình đẳng nhau về ngữ pháp.
II. Nghĩa của từ ghép
 1. VD : Bà ngoại/bà.
- Có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
 2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập.
VD : Quần áo/quần, áo.
Có tính chất hợp nghĩa, nghĩa khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên đó.
- H : Hãy cho biết từ ghép bà ngoại, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính ? và có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy.
- H : Trong từ ghép ‘quần áo’ có thể phân ra tiếng chính, tiếng phụ được không ? Vì sao ?
GVHD HS tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
- Lệnh : Hãy so sánh nghĩa của từ ‘ Bà ngoại’ & ‘Bà’ có gì khác nhau ? Nghĩa của nó có tính chất gì và nghĩa như thế nào ? 
- H : Hãy so sánh nghĩa của từ quần áo với mỗi từ quần, áo có gì khác nhau ? Có tính chất gì ? Nghĩa của nó thư thế nào ?
- HS trả lời câu hỏi.
- Bà ngoại : Bà là tiếng chính, ngoại là tiếng phụ. Tiếng chính đứng đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- HS cho VD thêm :
à Không phân ra được vì các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp.
- TL : Nghĩa từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà và ngược lại.
Nghĩa có tính chất phân nghĩa và hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- TL : Nghĩa khái quát hơn tiếng tạo nên nó, có tính chất hợp nghĩa.
32’
HOẠT ĐỘNG 3
III. Luyện tập. 
- BT1 : Từ ghép chính phụ nhà ăn.
Từ ghép đẳng lập suy nghĩ.
- BT2 : Bút chì, mưa rào...
- BT3 : Mặt/mặt mũi.
 Ham/ham muốn.
- BT4 : Sách+vở : 2 dt.
Từ ghép đẳng lập à không nói 1 cuốn sách vở.
- BT5 : Hoa hồng : Từ ghép. à không phải bất kì thứ hoa nào màu hồng cũng đều gọi tên là hoa hồng. 
GVHD HS luyện tập
GV chia nhóm ( 2 nhóm ) lên bảng, HS còn lại làm vào tập chấm điểm ( 5 tập nhanh nhất ).
- H : Tại sao có thể nói 1 cuốn sách, 1 cuốn vở mà không thể nói 1 cuốn sách vở ?
GV lệnh học sinh đọc các bài tập còn lại và lệnh học sinh trả lời.
- HS : 2 nhóm ( 6 học sinh ).
- Nhóm 1 ( BT2 ) : 3 HS.
- Nhóm 2 ( BT3 ) : 3 HS.
 - Trả lời cá nhân . 
3’
* HOẠT ĐỘNG 4 : 
- Củng cố :
- Dặn dò.
H.  ... ần : 18 ; Tiết : 72
	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh 
Nắm vững kiến thức , bản chất của văn bản biểu cảm , đánh giá .
Phân biệt văn bản biểu cảm với văn bảntự sự và miêu tả .
Thấy rõ vai trò của tự sự miêu tả đối với biểu cảm , đánh giá .
Giải thích được tại sao văn bản biểu cảm gần với thơ .
CHUẨN BỊ :
GV : Nghiên cứu văn bản , tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án.
HS : Học bài cũ , soạn bài mới theo sự dặn dò .
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
Hoạt động 1: (khởi dộng)
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới :
- Kiểm diện :
 - Kiểm theo nội dung ôn tập .
- Lớp trưởng báo cáo
68’
Hoạt động 2 : (hình thành kiến thức mới.)
I. Tìm hiểu chung về văn biểu cảm :
- Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm , cảm xúc , sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khiêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc .
 H : Có mấy kiểu bài viết biểu cảm kể ra ?
 H : Trong văn biểu cảm có yếu tố tự sự , miêu tả không ?
 H : Có vai trò gì cho việc bộc lộ cảm nghĩ ?
 H : Các bước làm dàn bài cho bài văn phát biểu cảm nghĩ về sự vật , con người ?
 Lệnh : hs đọc lại các đọan văn sgk Hải đường /73. để hs phân biệt biểu cảm với tự sự , miêu tả .
 H : Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học ?
 H : Bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần ?
- TL : Có 2 lọai :
+ Biểu cảm về sự vật , con người .
+ Biểu cảm về tác phẩm văn học .
- TL : Có yếu tố tự sự , miêu tả để làm phương tiện , giá đỡ cho việc bộc lộ cảm nghĩ .
- TL : Có 4 bước 
+ Tìm hiểu đề 
+ Tìm ý .
+ Lập dàn ý 
+ Viết bài và sửa bài .
- Cá nhân đọc .
- TL : Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (văn xuôi , thơ trữ tình )
- TL : Là trình bày những cảm xúc , tưởng tượng , liên tưởng , suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó .
- Gồm 3 phần :
+ Mở bài : Giới thiệu tác phẩm và hòan cảnh tiếp xúc.
+ Thân bài : Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
+ Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm .
20’
Hoạt động 3 :
II. Luyện tập:
 1. Mở bài : 
- Giới thiệu tác phẩm Rằm tháng giêng là 1 bài thơ .
- Bài thơ được chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào thời kì nào 
- Giới thiệu ấn tượng cảm xúc của mình :
+ Đọc bài thơ em cảm thấy 
+ Bài thơ sâu sắc và thú vị vì 
2. Thân bài :
+ Chuẩn bị đọan văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài thơ (phong cảnh , tâm hồn )
+ Chuẩn bị đọan văn nêu cảm nghĩ cho từng câu thơ (chú ý các biện pháp liên tưởng , so sánh , tưởng tượng . . .)
3. Kết bài :
Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là nhà cách mạng , một nhà thơ .
 H : Lập dàn ý : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ?
- Cá nhân đọc to bài thơ 
- Nêu hòan cảnh sáng tác , nội dung bài bài thơ , nghệ thuật bài thơ .
- Thể thơ 
- HS : Dựa vào dàn ý phát biểm cảm nghĩ bằng miệng .
1’
Hoạt động 4 :
Dặn dò :
Ôn bài kỹ chuẩn bì tốt cho bài thi học kì I
Nghe về nhà thự hiện 
	Rút kinh nghiệm
Duyệt của BGH , Ngày 17/12/2011
Tuần 19, Tiết 73
Ngày soạn : 18/12/2011
Ch­¬ng tr×nh ®Þa ph­¬ng (phÇn TiÕng ViÖt 
(Rèn luyện chính tả )
A. Mục tiêu 
Giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm .
B.Chuẩn bị 
Phiếu học tập
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
Hoạt động 2: GV nêu nội dung tiết học 
Đây là tiết học nhằm mục đích khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6
I.Nội dung luyện tập 
1. Đối với các tĩnh miền Bắc :
Viết đúng các tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi :ví dụ :tr/ch; s/x; r/d; gi/d; l/n.Cụ thể như: cho nên =>cho lên .
2.Đối với các tỉnh miền Trung,miền Nam 
-Viết đúng tiếng có các phụ âm cuối dễ mắc lỗi :ví dụ :c / t; n / ng=>con ngườilại viết cong người
-Viết nđúng các tiếng có dấu hỏi ,ngã ,gi,d..,i/iê; o/ô ; v/d
Ví dụ :vô =>dô ; ông =>ong 
II. Luyện tập 
1. Viết những đoạn ,bài chứa các âm ,dấu thanh dễ mắc lỗi 
Nghe viết bài thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ 
2. Làm bài tập chính tả
1. Điền vào chổ trống :
+ Điền x hoặc s vào chổ trống :ử dụng; giả ử; xét ử
+Điền các tiếng mãnh hoặc mảnh vào chổ thích hợp :mỏng;dũng.;
.liệt ;trăng .
2.Trong bảng sau ,cột A ghi các từ viết sai âm sai chính tả .Hãy viết lại các từ đó vào cột B cho đúng.
A
B
-suất sứ
 -ghập ghềnh
 -trân thành
-gìn dữ
 -chung thành
 -trung thuỷ
-xấu sa
 -sử lí
 -cuốn quýt
 -xung xướng
	-xuất xứ 
GV cho học sinh làm và lên trình bày =>cả lớp cùng chú ý nghe rồi phát hiện ra những từ ngữ còn dùng sai các lỗi chính tả và viết lại cho đúng 
Hoạt động 4: Chương trình địa phương TV.
1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi 
H - nhớ và viết lại đoạn trích "sau phút chia ly"
2. Làm các BT chính tả.
H - điền vào chỗ trống:
+ Điền x hoặc s vào chỗ trống: xử lý, sử dụng, giả sử, xét xử.
+ Chọn từ thích hợp điền vào ô trống: Chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung địa.
- Điền các tiếng" mãnh, mảnh", vào chỗ thích hợp: mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
4. Đặt câu các từ: giành, dành.
- Đặt câu với mỗi từ phân biệt: tắt, tắc.
3. Lập sổ tay chính tả.
D.Hướng dẩn học ở nhà 
-Về nhà ôn lại bài đã học về Văn -Tiếng Việt để tiết sau làm bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I .
Rút kinh nghiệm
Tiết 74-75: 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mục tiêu 
-Giúp học sinh cũng cố lại những kiến thức đã trong học kì I
-Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, khái quát các vấn đề đã học
-Ý thức tự giác khi làm bài 
B. Chuẩn bị 
-Đề kiểm tra đánh máy (phô tô) 
C. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: ổn định lớp -yêu cầu học sinh không xem tài liệu không cop pi bài của nhau 
Hoạt động 2: Phát đề ra cho học sinh:
Đề ra :
PhầnI. Trắc nghiệm: 3 điểm (mỗi câu đúng 0,5 điểm )
*/ Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất .
''Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ ,nhuần thấm cái hương thơm của lá ,như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết .Các bạn có ngữi thấy ,khi đi qua những cánh đồng xanh mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trỉu thân lúa còn tươi ,ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không ?Trong cái vỏ xanh kia ,có một giọt sữa trắng thơm ,phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ .Dưới ánh nắng ,giọt sữa dần dần đọng lại ,bông lúa ngày càng cong xuống ,nặng vì cái chất trong sạch của Trời "
 (Trích Ngữ văn 7 tập1)
1.Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
A.Sài Gòn tôi yêu
B.Cổng trường mở ra
C.Một thứ quà của lúa non: Cốm
D.Mùa xuân của tôi
2.Ai là tác giả của văn bản có đoạn trích trên 
A.Thạch Lam C.Vũ Bằng
 B.Lý Lan D.Minh Hương
3.Đoạn vẳntên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A.Tự sự B.Biểu cảm
C.Thuyết minh D.Lập luận
4.Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán Việt?
A.Thanh nhã B.Tinh khiết
C.Phảng phất D.Hương vị
5.Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý chính của đoạn văn trên
A.Bức tranh của cánh đồng lúa
B.Quá trình hình thành hạt lúa
C.Cảm nhận vệ sự hình thành của hạt cốm từ hương vị tinh tú của trời đất 
D.Ca ngợi giá trị của cốm 
6.Từ nào sau đây trái nghĩa với từ tinh khiết
A.Thanh nhã. B.Hương vị 
C.Vẫn đục D.Nhọc nhằn .
Phần II.Tự luận :
1.Chép theo trí nhớ bài thơ cảnh khuya của "Hồ Chí Minh"và gới thiệu vài nét về hoàn cảnh ra đờ của bài thơ đó (2 điểm )
2.Viết một bài văn trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ trong truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" của tác giả Khánh Hoài (5 điểm )
Đáp án và biểu điểm 
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm )
Mổi câu đúng cho 0,5 điểm
1.C ; 2.A ; 3.B ; 4.C ; 5.C ; 6.C
Phần II.Tự Luận:
Câu 1: chép đúng bài thơ (1 điểm )
Hoàn cảnh sáng tác (1 điểm )
Bài thơ Cảnh Khuya được tác giả Hồ Chí Minh viết ở chiến khu việt Bắc 1947 trong cuộc kháng chiến chống pháp
Câu 2: 5 điểm 
Yêu cầu HS viết thành bài văn cảm nhận về tình cảm của hai anh em thành và Thuỷ trong truyện ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê".
Nội dung :
-Cuộc chia tay của những con búp bê là một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình .Trước khi trình bày cảm nghĩ về tình cảm của anh em Thành ,Thuỷ , HS cần tóm tắt cốt truyện để nêu được hoàn cảnh hai anh em phải chia tay.(0,5 điểm )
-Hai anh em Thành,Thuỷ rất mực thương nhau gần gủi ,chia sẽ và quan tâm đến nhau.(Phân tích một số chi tiết trong truyện ngắn như Thuỷ vá áôch anh Thành đón em đi học về ,nhường đồ chơi cho em ..(2 điểm )
-Cảm nhận được nổi đau của hai anh em khi chia tay do hoàn cảnh .(Qua chi tiết chia đồ chơi ,dặn dò nhau . 1điểm )
-Từ câu truyện Thành ,Thuỷ HS bộc lộ được suy nghĩcủa mình về tình cảm gia đình (0,5 điểm )
Hình thức bài viết có đủ ba phần Mở bài ,thân bài ,kết bài .Văn viết có cảm xúc ,đúng ngữ pháp ,chữ viết đúng chính tả rõ ràng (1điểm )
HS làm bài -GV theo dõi hết giờ thu bài về nhà chấm
D.Hướng dẩn học ở nhà :
-Về nhà xem và chuẩn bị trước bài của học kì II
"Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất "
Rút kinh nghiệm
Tiết 76 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HKI
A.	MỤC TIÊU: 
1.	Kiến thức: -Giúp HS nhận biết những ưu và nhược điểm trong bài viết tập làm văn này.
2.	Kỹ năng: -Rèn luyện cách sửa chữa các lỗi dùng từ đặt câu và diễn đạt đúng, trôi chảy..
3.	Thái độ:- Có ý thức sửa chữa các lỗi trong khi làm bài để bài sau được hoàn thiện hơn.
B.	CHUẨN BỊ: 
1.	GV: Chấm bài, vào điểm.
2.	HS: Xem lại cách làm .
C.	TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I.	ổn định tổ chức: 
II.	Bài mới:
*Đặt vấn đề: Nhằm rèn luyện kỹ năng cách vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài văn biểu cảm được tốt. Hôm nay, ta vào tiết trả bài HKI để GV nhận xét, đánh giá những ưu và nhược điểm trong khi thực hiện.
 Hoạt động của Thầy và Trò
 Nội dung kiến thức
HĐ1: GV Ghi đề lên bảng.
HĐ2: GV cùng HS Lập dàn bài.
GV: Nhận xét chung những ưu và nhược điểm trong khi làm bài.
HĐ3: Chữa sai
Chữa cách dùng từ
Một số bạn dùng từ chưa chính xác như:
Chữa lỗi đặt câu.
GV đưa ra các lỗi và nêu cách chữa.
I. Đề bài:
II. Lập dàn bài: Đã có ở tiết 51,52
III. Chữa sai:
1. Chữa lỗi dùng từ:
 * Dùng sai * Cách chữa
- hình giáng - hình dáng
- con chấu - con cháu
- đi sem - đi xem
-gia nhăn - da nhăn
- fấn đấu - phấn đấu
2. Chữa lỗi đặt câu:
- Trên dưới cũng ngoài bảy mươi
 ð Sử dụng câu chưa chính xác.
- Cóp khi còn thức đến khuya mà vẫn còn thức đến sáng.
ðĐêm nào cũng thức rất khuya có khi thức đến sáng.
IV.	- Củng cố: Hãy nêu các bước làm một bài văn tự sự? GV đọc một số bài làm có điểm tốt để HS tham khảo.
 Loại
 Giỏi
 Khá
 TBình
 Yếu
Lớp
TSố
 SL
 %
 SL
 %
 SL
 %
 SL
 %
Dặn dò: Về xem lại bài, soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và Lao động sản xuất.
 Rút kinh nghiệm:.
 Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 HKI 20122013.doc