Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Cổng trường mở ra (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Cổng trường mở ra (Tiếp)

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 -Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái

 -Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.

 HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp.

2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Ngữ văn 7

 

doc 99 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1155Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Cổng trường mở ra (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4.9.2007
Ngày dạy: 5.9.2007
Tuần 1
Tiết 1
Bài 1
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I.Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS:
	-Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái
	-Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Ngữ văn 7
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích.
GV&HS đọc toàn bộ VB; Gv uốn nắn lỗi sai cho HS – Tìm hiểu chú thích SGK tr 8
HĐ2: Tìm hiểu VB.
- Em hãy tóm tắt đại ý bài văn bằng một vài câu ngắn gọn.
- Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào?
- Theo em tại sao người mẹ không ngủ được?
- Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- Kết thúc bài văn người mẹ nói “...bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua lớp 1, bây giờ em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì?
HĐ3: Tổng kết
HĐ3: Luyện tâp:
- GV hướng dẫn Hs làm bài tập 1
- GV hướng dẫn Hs làm bài tập 2
HS viết đoạn văn về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: SGK
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Đại ý: Viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
2. Tâm trạng của người mẹ:
- Mẹ: thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên; Con: thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư
- Vì lo lắng cho con; nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình...
- Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là dang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình. Tác dung: làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
3. Tầm quan trọng của nhà trường :
- “Ai cũng biết rằng... hàng dặm sau này”
- Nhà trường đã mang lại cho em những tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò...
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr 9
IV. Luyện tập:
- HS trao đổi ý kiến và lý giải vì sao ngày khai trường để vào học lớp 1 lại có dấu ấn sâu đậm.
- Có thể chuyển thành bài luyện tập ở nhà
IV/ Củng cố: 
-Tóm tắt ngắn gọn văn bản đã học
-Bài học sâu sắc nhất mà em học tập được ở văn bản này là gì?
V/ Dặn dò: 
- Đọc lại văn bản
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài mới: “Mẹ tôi”
- Chuẩn bị bài TV: “Từ ghép”
Ngày soạn: 5.9.2007
Ngày dạy: 7.9.2007
Tuần 1
Tiết 2
Bài 1
MẸ TÔI
I.Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS:
	-Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
-Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Cổng trường mở ra”
-Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản trên là gì?
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích.
GV&HS đọc toàn bộ VB; Gv uốn nắn lỗi sai cho HS – Tìm hiểu chú thích SGK tr 11
HĐ2: Tìm hiểu VB.
-Tại sao nội dung VB là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên “Mẹ tôi”?
- Thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? Lý do gì đã khiến ông có thái độ ấy?
-Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào? Căn cứ vào đâu mà em có được nhạn xét như thế?
-Điều gì đã khiến En-ri-cô xúc đông vô cùng khi đọc thư của bố? Hãy tìm hiểu và lựa chọn các lý do mà em cho là đúng trong những lý do đã nêu ở SGK?
-Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?
HĐ3: Tổng kết.
Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK
HĐ3: Luyện tâp:
- GV hướng dẫn HS lần lượt làm bài tập 1,2 trang 9 SGK
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: SGK
II. Tìm hiểu văn bản:
-Nhan đề do chính tác giả đặt; Tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua cái nhìn của người bố mà thấy phẩm chất của người mẹ. Điểm nhìn ấy làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng được kể; Thể hiện được thái độ và tình cảm người kể.
-Phát hiện ra việc En-ri-cô phạm lỗi, ông hết sức buồn bã tức giận, thể hiện rất rõ qua lời lẽ ông viết trong bức thư gửi En-ri-cô. 
-Hết lòng yêu thương con và điều đó được thể hiện qua các chi tiết trong đoạn: “mẹ đã phải thức...mất con”, “mẹ sẵn sàng bỏ...cứu sống con”, “mẹ của En-ri-cô...”
-Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
-Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
-Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố
-Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. đây là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và xã hội.
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr 12
IV. Luyện tập:
-Đoạn thư chính là đạon đã rút ra trong phần ghi nhớ.
- Kể lại sự việc lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền
IV/ Củng cố: 
-Đọc đoạn thư thể hiện vai trò vô cùnglớn lao của người mẹ đối với người con
-VB trên gợi cho em những suy nghĩ gì về người mẹ của mình?
V/ Dặn dò: 
- Đọc lại văn bản
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài mới: “Cuộc chia tay của những con búp bê”
- Chuẩn bị bài TV: “Từ ghép”
Ngày soạn: 5.9.2007
Ngày dạy: 7.9.2007
Tuần 1
Tiết 3
Bài 1
TỪ GHÉP
I.Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS:
	-Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập
	-Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Tiếng Việt 7
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1: Cho HS ôn lại định nghĩa về từ ghép đã học ở lớp 6.
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của từ ghép chính phụ và đẳng lập
-GV gợi dẫn HS phân tích tiếng chính, tiếng phụ trong từ ghép: bà ngoại, thơm phức (so sánh với bà nội, thơm ngát)
-Cho HS nhận xét về cấu tạo của từ ghép :quần áo, trầm bổng
-Cho HS rút ra kết luận về cấu tạo của hai loại từ ghép
HĐ3: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép
-GV cho HS so sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với từ thơm và rút ra kết luận.
-So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng và rút ra kết luận.
HĐ4: GV tổng kết
HĐ5: Luyện tập
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 1,2,3,4 ở lớp và hướng dẫn cho HS về nhà làm các bài tập 5,6,7
I. Các loại từ ghép:
- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
+ Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
II. Nghĩa của từ ghép: 
-Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
-Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
III. Luyện tập:
IV/ Củng cố: 
-Nêu khái niệm từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập
-Phân biệt nghĩa của từ ghép.
V/ Dặn dò: 
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 5,6,7
- Chuẩn bị bài mới: “Từ láy”
	- Chuẩn bị TLV “Liên kết trong VB”
Ngày soạn: 7.9.2007
Ngày dạy: 10.9.2007
Tuần 1
Tiết 4
Bài 1
 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I.Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS thấy:
	-Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liênkết ấy cần được thể hiện trên hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
	-Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những VB có tính LK
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Tập làm văn 7
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1: Cho HS tìm hiểu tính LK của VB.
Gọi HS đọc đoạn văn “Trước mặt cô giáo ... đừng hôn bố”.
E. có thể hiểu điều bố muốn nói chưa?
Vì sao?
Vậy muốn cho đoan văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?
HĐ2: Tìm hiểu phương tiện LK trong VB
 Cho HS đọc kĩ lại đoạn văn trên.
Do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu?
Hãy sửa lại đoạn văn để E. hiểu được ý bố
-Đọc đoạn văn “Một ngày kia ... mút kẹo”. Chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng. Hãy sửa lại để thành một đoạn văn có nghĩa
HĐ3: Luyện tập.
1.Sắp xếp những câu văn theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn có tính LK.
2.Các câu văn “Tôi nhớ ...gác cổng” có tính LK chưa? Vì sao?
3.Điền những từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn “Bà ơi ... thật kêu”.
4.Giải thích sự LK giữa hai câu trong VB “Cổng trường mở ra”
5.Vai trò của LK trong VB
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
1.Tính liên kết của văn bản:
chưa
vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết
Liên kết là một trng những tính chất quan trọng nhất của VB, làm cho VB trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
2.Phương tiện LK trong VB.
Để VB có tính LK, người viết (nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu ...) thích hợp.
II. Luyện tập:
1.Thứ tự hợp lí:
(1) – (4) – (2) – (5) – (3).
2.Về hình thức, các câu trên có vẻ rất LK nhưng chúng không nói về cùng một nộidung(không LK
3.Lần lượt điền các từ:
bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
4.Nếu tách hai câu khỏi các câu khác trong VB thì có vẻ như rời rạc nhưng câu thứ ba kết nối chúng thành một thể thống nhất
IV/ Củng cố: 
-Liên kết trong VB là gì?
-Có mấy phương tiện LK? Đó là những phương tiện nào?
V/ Dặn dò: 
- Học thuộc ghi nhớ
- Hoàn chỉnh lại các bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài mới: “Bố cục trong văn bản”
	- Chuẩn bị tiết 5 – 6: VH: Cuộc chia tay của những con búp bê.
Ngày soạn: 7.9.2007
Ngày dạy: 12.9.2007
Tuần 2
Tiết 5 - 6
Bài 2
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
I.Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS:
	-Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cản ... t các yêu cầu cần đạt).
HĐ2: Nhận xét về ưu, khuyết điểm của bài làm.
So với yêu cầu cần đạt, em thấy bài làm của mình có những ưu, khuyết điểm gì?
(HS phát biểu, GV sơ kết; chốt lại những ưu điểm cần phát huy; sửa chữa ngay những nhược điểm, không được mắc lại trong những bài sau).
HĐ3: Sửa chữa lỗi sai.
GV hướng dẫn HS sửa lỗi chính tả và lỗi về diễn đạt, liên kết trong bài làm.
HĐ4: Công bố kết quả.
Đề: Cảm nghĩ về người bạn của em.
I/ Yêu cầu đề:
1.Kiểu bài: Biểu cảm.
2.Nội dung: Đối tượng: người bạn.
II/ Dàn ý:
1.Mở bài: Giới thiệu người bạn em yêu quý.
2.Thân bài: 
-Những đặc điểm về hình dáng bên ngoài của bạn.
-Phẩm chất, tính nết của bạn. 
-Tình cảm của em đối với bạn.
3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về bạn.
III/ Nhận xét:
1.Ưu điểm:
-Biết chọn để kể và miêu tả các chi tiết của bạn.
-Tự sự và miêu tả giúp cho việc biểu cảm có hiệu quả.
-Các đoạn ở 3 phần phù hợp với yêu cầu bài biểu cảm.
-Có sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài làm.
-Hạn chế được lỗi dùng từ.
2.Nhược điểm:
- Chi tiết chưa giàu sức biểu cảm.
-Tự sự và miêu tả có đoạn lấn át cảm xúc.
-Có bài làm chưa đúng ý b/ cảm ở ba phần của bố cục
-Có bài biểu cảm vận dụng chưa tốt biện pháp n/ thuật
-Còn lỗi viết tắt, viết số, kí hiệu ...trong bài.
IV/ Sửa chữa lỗi sai.
Bài yếu nhất: Bình, Trung.
Lỗi chính tả: bài của Chương, Ngọc Hạnh, Hiệp ...
Lỗi diễn đạt: bài của Phước Nghĩa, Diễm, Linh ...
V/ Công bố kết quả:
Kém: 3; Yếu: 9; TB: 14; Khá: 10; Giỏi: 5.
*Đọc bài văn hay: Ngọc, Trang, Quyên
IV/ Củng cố:
	GV nêu lại đáp án và biểu điểm để HS rút kinh nghiệm và có cách làm bài tốt hơn.
V/ Dặn dò: 
	-Tự sửa chữa lại các lỗi sai trong bài làm của mình. Lưu bài kiểm tra trong bì lưu.
- Chuẩn bị bài mới: “Kiểm tra học kì I”
-Tiết 67 - 68: VH: “ Ôn tập tác phẩm trữ tình”.
Ngày soạn: 27.12.2007
Ngày dạy: 07.01.2008
Tuần 17
Tiết 67 - 68
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lưu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
Tiếp tục thực hiện yêu cầu ôn tập TPTT qua một số bài luyện tập.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 
Nêu nét riêng về thiên nhiên, khí hậu và con người Sài Gòn.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1: Kiểm tra và đánh giá sự chuẩn bị của HS trong việc xác định tác giả của tác phẩm VH.
HĐ2: Kiểm tra và đánh giá sự chuẩn bị của HS trong việc sắp xếp lại cho khớp tên tác phẩm với nội dung tư tưởng, tình cảm biểu hiện.
HĐ3:Sắp xếp cho khớp tên tác phẩm với thể thơ.
HĐ4: Chỉ ra những ý kiến chính xác bàn về thơ, tác phẩm trữ tình và văn biểu cảm.
HĐ5: Hướng dẫn HS điền đúng vào các chỗ trống.
HĐ6:Thuyết giảng để khắc sâu 3 nội dung cơ bản trongGhi nhớ
HĐ7: Luyện tập:
1.Nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ a, b của Nguyễn Trãi.
2.So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua bài Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư.
3*.So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều với bài Rằm tháng giêng về hai vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện.
4.Đọc kĩ ba bài tuỳ bút ở bài 14, 15. Lựa chọn những câu em cho là đúng.
Câu 1: Tên tác giả lần lượt trả lời:
Lí Bạch, Trần Quang Khải, Xuân Quỳnh, Hồ Chí Minh, Hạ Tri Chương, Nguyễn Khuyến, Trần Nhân Tông, Đỗ Phủ.
Câu 2: Tên tác phẩm cần sắp xếp lại:
Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Qua đèo Ngang, Sông núi nước Nam, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Tiếng gà trưa.
Câu 3: Thể thơ sắp xếp lại cho khớp:
Song thất lục bát, Thất ngôn bát cú Đường luật, lục bát, thơ ngũ ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 4: Những ý kiến chính xác: b, c, d, g, h.
Câu 5: Điền vào chỗ trống:
a.tập thể và truyền miệng b.lục bát c.so sánh
*Ghi nhớ SGK tr.182
Luyện tập:
BT1.Tính chất thường trực của nỗi niềm lo nghĩ: Suốt ngày đêm đêm ngày
Dòng thứ nhất biểu cảm trực tiếp, dòng 2 BC gián tiếp
Câu a dùng tả và kể; câu b dùng lối ẩn dụ tô đậm tình cảm
*Bui là từ cổ (lo nước thương dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn là duy nhất của nhà thơ).
BT2.Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê và lúc mới đặt chân về quê; biểu hiện trực tiếp và gián tiếp; thể hiện nhẹ nhàng sâu lắng và đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi 
BT3*.So sánh:
-Cảnh vật: có những yếu tố giống nhau (đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông ) nhưng màu sắc khác nhau (một bên yên tĩnh và chìm trong u tối; một bên sống động, tuy có nét huyền ảo song cơ bản là trong sáng).
-Chủ thể trữ tình: khác nổi bật: 
+Kẻ lữ khách thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ.
+Người chiến sĩ vừa hoàn thành một công việc trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng.
*Mối quan hệ giữa cảnh và tình đều rất hoà quyện.
BT4.Những câu đúng về tuỳ bút: b, c, e.
V/ Củng cố: Tác phẩm trữ tình là gì? Nêu khái niệm ca dao trữ tình. 
Cách biểu hiện tình cảm trong hai thể loại này như thế nào?
V/ Dặn dò: Học thuộc Ghi nhớ SGK tr. 182. Đọc lại các bài đã học và tự ôn tập kiến thức HKI.
-Chuẩn bị bài mới cho HKII: Bài 18: “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”.
-Tiết 69: TV: Ôn tập Tiếng Việt.
Ngày soạn: 28.12.2007
Ngày dạy: 09. 01.2008
Tuần 18
Tiết 69
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Củng cố, khắc sâu kiến thức TV ở HKI.
Nâng cao kĩ năng thực hành để HS nắm chắc kiến thức HKI.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 
Nêu những điều cần chú ý khi sử dụng từ.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS vẽ lại các sơ đồ về cấu tạo từ và điền vào chỗ trống. 
Cho ví dụ các loại từ ghép, từ láy,đạitừ
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
So sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.
 HĐ3: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học.
HĐ4: Thế nào là từ đồng nghĩa? Các loại từ đồng nghĩa? Tại sao lại có hiện tượng từ đồng nghĩa?
HĐ5: Thế nào là từ trái nghĩa?
HĐ6: Tìm một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với: bé, thắng, chăm chỉ.
HĐ7: Thế nào là từ đồng âm?
Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
HĐ8: Thế nào là thành ngữ? Chức vụ của thành ngữ trong câu?
HĐ9: Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ SGK tr.193
HĐ10: Hãy thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu BT7 bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương.
HĐ11: Thế nào là điệp ngữ?
Điệp ngữ có mấy dạng?
HĐ12: Thế nào là chơi chữ? Hãy tìm một số ví dụ về các lối chơi chữ.
1.Điền vào chỗ trống trong sơ đồ cấu tạo từ:
Ví dụ: hoa hồng, nhà cửa, xinh xinh, nhỏ nhắn, loanh quanh; tôi, bấy nhiêu, vậy, ai, bao nhiêu, thế nào.
2.Bảng so sánh q/ hệ từ với danh từ, động từ, tính từ
-Về ý nghĩa: Biểu thị ý nghĩa quan hệ / người, hoạt động, tính chất.
-Về chức năng: Liên kết các thành phần của cụm từ, câu / Có khả năng làm thành phần của cụm từ, câu.
3.Nghĩa các yếu tố Hán Việt:
trắng, nửa, một mình, ở, chín, đêm, lớn, ruộng, sông, sau, về, có, sức, cây, trăng, ngày, nước, ba, lòng, cỏ, nghìn, sắt, trẻ, làng, sách, trước, nhỏ, cười, hỏi.
4.Ôn tập từ đồng nghĩa. (Xem lại lí thuyết bài 9). 
5.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngượcnhau
6.Từ đồng nghĩa với bé, thắng, chăm chỉ là: nhỏ, được, siêng năng. 
Từ trái nghĩa với bé, thắng, chăm chỉ là: to, thua, lười biếng.
7.Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Từ nhiều nghĩa là từ mà các nghĩa của nó có một mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định.
8.Thành ngữ: (Xem lại bài 12).
9.Thành ngữ đồng nghĩa: trăm trận trăm thắng, nửa tin nửa ngờ, cành vàng lá ngọc, miệng nam mô bụng một bồ dao găm.
10.Thành ngữ thay thế:
đồng không mông quạnh, còn nước còn tát, con dại cái mang, giàu nứt đố đổ vách.
11.Điệp ngữ: (Xem lại bài 13).
12.Chơi chữ: (Xem lại bài 14).
IV/ Củng cố: Tự ôn tập lại các kiến thức TV của HKI để nắm chắc nội dung bài.
V/ Dặn dò: Tự trả lời các bài tập ở SGK Ngữ văn 7 tập 1.
-Chuẩn bị bài mới: “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt”.
Ngày soạn: 28.12.2007
Ngày dạy: 09. 01.2008
Tuần 18
Tiết 70
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Rèn luyện khả năng nhận biết lỗi chính tả và tránh viết sai chính tả trong HS.
Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 
Nêu những điều cần chú ý khi sử dụng từ.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1: Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:
-Nghe để viết đoạn văn cuối bài “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng.
-Nhớ - viết đoạn thơ gồm 5 khổ thơ giữa bài “Tiếng gà trưa” của X/ Quỳnh
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
-Điền vào chỗ trống: x hay s, dấu hỏi hay ngã, âm hoặc vần phù hợp.
-Tìm từ theo yêu cầu:
+Tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
+Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn.
-Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn.
+Đặt câu với từ: giành, dành.
+Đặt câu để phân biệt các từ: tắt, tắc.
1. Viết chính tả. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi.
SGK tr. 175
SGK tr.149
2. Làm bài tập chính tả.
a.Điền vào chỗ trống:
xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử; tiểu sử, tiểu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu; chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại; mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b. Tìm từ theo yêu cầu:
+Tên các loài cá bắt đầu bằng ch, tr: cá chuồn, trê
+Từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã: lủng củng, ngã 
+Từ cần tìm: giả dối, dã man, ra hiệu
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn.
-Cuộc đấu tranh giành độc lập đã kết thúc thắng lợi.
-Em để dành tiền tiết kiệm giúp đỡ bạn nghèo.
+Phải học thuộc quy tắc trước khi làm bài.
+Không được viết tắt trong bài làm văn.
IV/ Củng cố: Nêu luật viết đúng chính tả đối với từ láy và từ Hán Việt.
V/ Dặn dò: Tự trả lời các bài tập ở SGK Ngữ văn 7 tập 1.
	Tự lập sổ tay chính tả để khắc phục lỗi sai. Soạn bài mới: “Rút gọn câu”
Chuẩn bị bài mới cho KHII: “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”
“Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn”

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 7_t1.doc