Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn bản đã học ở lớp 6 so sánh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn bản đã học ở lớp 6 so sánh

I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS

 - Củng cố lại hệ thống kiến thức về phép tu từ so sánh. Từ đó phân biệt cho HS nhận ra sự khác biệt giữa so sánh tu từ và so sánh logic.

 - Biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập

 - BD tư duy ngôn ngữ, tư duy KH

 - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng các biện pháp tu từ đúng.

 

doc 89 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn bản đã học ở lớp 6 so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP TRONG VĂN BẢN ĐÃ HỌC Ở LỚP 6
	Tiết 1: So sánh
	Tiết 2: Nhân hoá
	Tiết 3: Ẩn dụ
	Tiết 4: Hoán dụ
Chủ đề 2: CA DAO - DÂN CA
	Tiết 5: Giới thiệu khái quát về ca dao - dân ca
	Tiết 6,7: Những giá trị nghệ thuật trong ca dao - dân ca
	Tiết 8,9: Hình ảnh quê hương, đất nước trong ca dao
	Tiết 9,10: Rèn kỹ năng thực hành phân tích ca dao
	Tiết 11,12: Thi sưu tầm, đọc diễn cảm ca dao
	Tiết 13,14: Ôn tập
Chủ đề 3: TỪ VỰNG
	Tiết 15: Ôn tập về cấu trúc từ
	Tiết 16: Ôn tập về cấu tạo từ
	Tiết 17,18: Ôn tập về nghĩa của từ
	Tiết 19: Ôn tập các lớp từ
Chủ đề 4: THƠ TRUNG ĐẠI
	Tiết 20: Tìm hiểu chung về tác giả - tác phẩm
	Tiết 21,: Các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong thơ trung đại
	Tiết 22,23: Nội dung chính của thơ trung đại
	Tiết 24,25: Tình yêu quê hương, đất nước trong thơ trung đại
Chủ đề 5: VĂN BIỂU CẢM
	Tiết 26: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
	Tiết 27: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
	Tiết 28,29: Cách rèn kỹ năng làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
	Tiết 30: Ôn tập văn biểu cảm
Chủ đề 6: THÀNH NGỮ
	Tiết 31: Tìm hiểu chung về tục ngữ
	Tiết 32,33: Những giá trị nội dung của tục ngữ
	Tiết 34,35: Đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ
	Tiết 36: Thực hành - luyện tập
Chủ đề 7: VĂN NGHỊ LUẬN
	Tiết 37,38: Đặc trưng của văn nghị luận. Phương thức biểu đạt của VNL
	Tiết 39,40: Đặc trưng của văn nghị luận
	Tiết 41,42: Nghệ thuật lập luận trong các áng văn nghị luận đã học
	Tiết 43,44: Luyện tập lập luận trong một đề văn nghị luận.
	Tiết 45,46: Luyện tập lập luận trong một đề văn nghị luận.
Ngày soạn: 14/8/2011 Tuần 1 
Ngày giảng: 	 Tiết 1	
 Chủ đề 1	CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP
 TRONG VĂN BẢN ĐÃ HỌC Ở LỚP 6
 SO SÁNH
I. Mục tiêu bài dạy:	Giúp HS
	- Củng cố lại hệ thống kiến thức về phép tu từ so sánh. Từ đó phân biệt cho HS nhận ra sự khác biệt giữa so sánh tu từ và so sánh logic.
	- Biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập
	- BD tư duy ngôn ngữ, tư duy KH
	- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng các biện pháp tu từ đúng.
II. Chuẩn bị
	GV: TLTK, giáo án
	HS: Vở ghi
III. Tiến trình lên lớp
1 Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	KT vở ghi của học sinh
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1
I. Khái niệm
1. Khái niệm
Nhắc lại khái niệm phép so sánh
- HS tự nhắc lại và lấy VD
	Cho VD
	Trẻ em như búp trên cành
	Lương y như tử mẫu
1 phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm mấy phần? Có cho phép được thiếu phần nào không?
2. Cấu tạo: 
- CT đầy đủ của phép so sánh gồm 4 yếu tố
+ Về A1 Sự vật được đem ra so sánh (1)
+ Về B1 Sự vật dùng để so sánh (2)
+ Phương diện so sánh: nét tương đồng của các sự vật (3)
+ Từ ngữ so sánh (4)
VD: Em tôi trông rạng rỡ như bông hoa
	A	P	 J	 P
hướng dương.
- Có nhiều phép so sánh thiếu yếu tố (3)
VD: Bà như quả đã chín rồi
 A T B
- Vắng yếu tố (4)
VD: Người ngồi đó lớn mênh mông
 A P
Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non
 B
- Vắng cả yếu tố (3) (4)
Gái thương chồng, đương đông buổi chợ
 A B
Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm
 A B 
- Khi sử dụng kết cấu “bao nhiêubấy nhiêu” thì vế B đảo lên trước vế A
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
 B A T
- Phép so sánh có những kiểu nào?
3. Kiểu so sánh
- 2 kiểu
+ So sánh ngang bằng
VD: Quê hương là chùm khế ngọt
 Anh em như thể tay chân
+ So sánh không ngang bằng
 Bóng bác cao lồng lộng
 Ấm hơn ngọn lửa hồng
Hoạt động 2
II. Luyện tập
Bài tập 1:
Ghép cột A với cột B để tạo phép so sánh
A
B
- Đặt câu với mỗi phép so sánh đó
đắt
Như bèo
rẻ
Như ma
xấu
Như cắt
chậm
Như tôm tươi
Nhanh
Như hũ nuý
Tối
Như đá
rắn
Như rùa
Bài tập 2:
Khoanh tròn các phép so sánh tu từ?
a. Với mẹ, em là đoá hoa lan tươi đẹp nhất
b. Cuốn sách ấy cũng rẻ như cuốc này thôi
c. Tàu á dầu như cái quạt nan
d. Đó là bông hoa đẹp nhất
e. Cánh rừng cao su như cái hang động màu ngọc bích
Bài tập 3:
Câu văn sau có bao nhiêu phép so sánh
	Gọi là cây bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên”
Các so sánh trên có giống nhau không?
- 2 phép so sánh giống nhau
Bài tập 4:
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu với nội dung bất kì trong đó có sử dụng phép so sánh? chỉ ra đó là khoảng so sánh gì?
- Học sinh tự làm
- GV sửa
IV. Củng cố, dặn dò
Yêu cầu học sinh nhức lại khái niệm
Về nhà học bài cũ 
V. R út kinh nghiệm
.
 Ký duyệt Ngày soạn: 17/8/2011 Tuần 2
 Ngày giảng: Tiết 2
	Chủ đề 1:	CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP 
 TRONG VĂN BẢN
 NHÂN HOÁ
I. Mục tiêu bài dạy:	Giúp HS
	- Củng cố lại hệ thống kiến thức về phép tu từ nhân hoá. 
	- Khái niệm nhận diện và vận dụng lí thuyết vào làm BT
	- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học.
	- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng các biện pháp tu từ chính xác.
II. Chuẩn bị
	GV: TLTK, giáo án
	HS: Vở ghi	 
III. Tiến hành lên lớp
Ổn định
 2. KTBC So sánh là gì? cấu tạo? VD
 3. Bài mới
 Hoạt động của thầy, trò
 Nội dung
Hoạt động 1
I. Nhân hoá
Nhắc lại khái niệm nhân hoá
1. Khái niệm
- Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ vốn để gọi hoặc tả người.
VD: Lão miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống hoà thuận với nhau như trước.
Có những kiểu nhân hoá nào? VD?
2. Kiểu nhân hoá
- Dùng những TN vốn gọi người để gọi vật
VD: 	Chú mèo mà trèo cây cau
 Hỏi thăm chú chuột
	Chú chuột
  chú mèo
- Dùng những vốn TN để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật,
VD: Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của kẻ thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác
- Trò chuyện với vật như với người.
VD: 	Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
Hoạt động 2
 II Luyện tập
Tìm những TN thể hiện phép nhân hoá trong các VD sau?
Bài tập 1:
a. 	Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
b. Bùng bong, bùng bong. Bác Nổi Đồng múa lên ở trên chạn
c. Sùng vẫn thức vui mới giành 1 nửa
Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi
d. Có những anh cò gầy vêu vao ngẩy bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn sếch mỏ, chẳng được miếng nào
XĐ từ ngữ nhân hoá trong BT? 
BT2:
Cho biết tác dụng của nó?
Dòng sông mặc áo
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mây bay 
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây sáng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Nến nhung túm trăm ngàn sao lên
Đặt câu có sử dụng phép nhân hoá?
Bài tập 3:
	HS làm
Viết đoạn văn khoảng 5 câu với ND tuỳ chọn, trong đó sử dụng phép nhân hoá
Bài tập 4:
	HS làm
IV. Củng cố, dặn dò 
Cho VD có sử dụng phép nhân hoá?
VN học bài. Tìm phép nhân hoá trong các văn bản đã học. Nêu tác dụng của nó.
V. R út kinh nghiệm
 Ký duyệt
Ngày soạn: 25/8 /2011 Tuần 3 
Ngày giảng: Tiết 3
ẨN DỤ
I. Mục tiêu bài học:	
	- KT hệ thống và củng cố lại cả những kiến thức đã học về phép ẩn dụ.
	- Khái niệm nhận diện được phép ẩn dụ khác. Làm các bài tập có sử dụng phép ẩn dụ.
	- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học.
	- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng các biện pháp tu từ chính xác.
II. Chuẩn bị
	GV: SGK, TLTK, giáo án
	HS: Ôn lại KT về phép ẩn dụ
III. Tiến hành lên lớp
Ổn định
2. KTBC 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
Hoạt động 1
I. Ẩn dụ
Nhắc lại khái niệm ẩn dụ
- AD, gọi tên sv này = tên gọi sv khác có nét tương đồng
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
.Hoạt động 2
II. Các kiểu AD
Có mấy kiểu ẩn dụ? Cho VD
-4 kiểu AD
- AD phẩm chất:
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
- AD: Cách thức
VD: Cả ngày anh ta chỉ húc đầu vào công việc
- AD hình thức
VD: Quân đội ta đã làm tổ được trong lòng địch
- AD chuyển đổi cảm giác
VD: Giọng hát của chị ấy nghe thật ngọt ngào
Hoạt động 3
III. Luyện tập
XĐ phép ẩn dụ và kiểu ẩn dụ?
Bài tập 1:
a. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy
	Þ AD hình thức
b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
	Þ AD phẩm chất
c. CN là ngày mà tất cả học sinh được sổ lồng
	Þ AD cách thức
d. 	Anh lên xe trời đổ cơn mưa
	Cát gạt nước xua đi nỗi nhớ
	Þ AD cách thức
e. Hương thảo quả chảy khắp KG
	 Þ AD chuyển đổi cảm giác
Bài tập 2
Đặt câu có SD phép tu từ ẩn dụ?
	HS tự làm
Bài tập 3:
a. Mèo con của tôi có hai bím tóc thật dễ thương
c. Hè sang, phượng thắp lửa sáng rực cả sân trường
c. Tiếng tu hú đã đánh thức cả vườn vải ngủ quên k chúng ngơ ngác đỏ cả mặt
d. 	Bông hồng nhoé thấy nẻo xa
 Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai
Bài tập 4: 
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu có ND bất kì có SD phép AD?
	HS tự làm
	IV . Củng cốdặn dò
- Tìm một số VD có sử dụng phép AD 
- Ôn lại biện pháp tu từ hoán dụ 
V. Rút kinh nghiệm 
.
 Ký duyệt 
Ngày soạn: 3/9/2011 Tuần 4
Ngày giảng: Tiết 4.
	 HOÁN DỤ
I. Mục tiêu cần đạt:	Giúp HS
	- KT: Củng cố lại kiến thức về phép tu từ ẩn dụ
	- Khái niệm nhận diện được phép ẩn dụ và làm được các bài tập về ẩn dụ.
	- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học.
	- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng các biện pháp tu từ chính xác.
II. Chuẩn bị
	GV: Giáo án
	HS: Xem lại bài hoán dụ
 III. Tiến hành giờ dạy
	1. Ổn định
2. KTBC Cho một số VD có sử dụng phép ẩn dụ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
Hoạt động 1
I. Nhân hoá
Nhắc lại khái niệm phép tu từ hoán dụ
- Là gọi tên sự việc này bằng tên một sự việc khác có nét gần gũi với nó.
Cho VD?
CD: 	Ngày Huế đổ máu
	Chú HN về.
2. Các kiểu hoán dụ
Nhắc lại các kiểu hoán dụ? Cho VD?
Có 4 kiểu:
+ Lấy BP chỉ toàn bộ
	Bàn tay ta làm lên tất cả
	Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
+ Vật chứa để chỉ vật bị chứa
	Vì sao trái đất nặng ân tình
	Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
+ Dấu hiệu chỉ vật có dấu hiệu
Áo trắng xuống phố làm mây cũng ngẩn ngơ
+ Cụ thể để chỉ cái trừu tượng
	Một cây làm chẳng nên non
	Ba cây.
Hoạt động 2
II. Luyện tập
XĐ phép ẩn dụ trong các VD sau?
Bài tập 1: 
a. Bông hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lam, thu cúc mặn mà cả hai
	Þ dấu hiệu chỉ vật có dấu hiệu	
b. Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi
	Þ Biện pháp chỉ toàn bộ
c. 	Gửi MB lòng MN chung thuỷ
	Dang xông lên chống Mĩ tuyến đầu
	Þ Vật chứ - vật bị chứa
Đặt câu có sử dụng phép hoán dụ?
BT2
	HS tự làm
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu với nội dung bất kì có sử dụng phép hoán dụ?
BT 3:
	HS tự làm
BT 4
Trong những TH sau, TH nào có sử dụng phép hoán dụ?
A. Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác
B. MN đi trước về sau
C. Gửi MB lòng MN chung thuỷ
D. Hình ảnh MN luôn ở trong trái tim Bác
IV. C ủng cố, dặn dò 
Các kiểu AD? Cho VD
 ... - Giờ sau tìm hiểu tiếp: Đặc trưng văn nghị luận. 
Tuần:
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Chủ đề 7: VĂN NGHỊ LUẬN
Tiết 28
ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN NGHỊ LUẬN 
A. Mục tiêu bài giảng: Giúp học sinh 
- Hệ thống hoá một số kỹ năng, tri thức cơ bản về nghị luận. Kỹ năng văn nghị luận, các loại văn nghị luận, các phương thức biểu đạt của văn nghị luận, luận điểm, cách nêu luận điểm, phương pháp làm sáng tỏ luận điểm, các loại luận cứ. 
- Những điểm nổi bật về NT biểu đạt của những áng văn nghị luận tiêu biểu đã học. Hiệu quả và tác dụng của những biện pháp NT lập luận trong những TPNL đã học. 
- Rèn kỹ năng lập luận khi viết bài nghị luận. 
- Gíáo dục tư tưởng: học sinh có hiểu biết, có ý thức đối với bộ môn. 
B. Phương tiện thực hiện: 
	- Giáo viên: SGK + Giáo án + TLTK.
	- Học sinh: Đọc SGK + vở ghi. 
C. Cách thức tiến hành: 
	- Giáo viên hướng dẫn học tập ở nhà + trên lớp. 
- Tổ chức trình bày KQ + tranh luận.
- Thực hành.
D. Tiến trình giờ dạy:
	1. Ổn định: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
- Kể tên các loại VNL mà em biết? 
- GV giới thiệu là 2 thể loại CM - GT học sinh được học ở lớp 7. 
- Lập ý trong bài VNL theo quy trình như thế nào? 
- Bố cục bài văn nghị luận có mấy phần? Nêu ND mỗi phần? 
- Yêu cầu HS đọc lại VB “Tư tưởng yêu nước của nhân dân ta”. Xác định bố cục của VB? 
- Để XĐ luận điểm trong từng phần và mqh giữa các phần, người ta SD những phương pháp lập luận nào? 
- Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong VNL đòi hỏi phải chặt. Nó trả lời những câu hỏi nào? 
(Muốn TL các câu hỏi đó phải lựa chọn luận cứ tổng hợp, sắp xếp chặt chẽ). 
3. Các loại văn nghị luận 
- Chứng minh 
- Giải thích
- Bình luận 
- Nghị luận hỗn hợp 
* Chứng minh:
- Là 1 phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy. 
- Các lý lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. 
VD. “Đừng sợ vấp ngã” (41) 
* Giải thích: 
- Là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phong cách, quan hệ... cần được GT nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, BD từ, tình cảm cho con người. 
- Người ta GT bằng cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện rõ, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, những hậu quả của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. 
VD. “Lòng khiêm tốn” (70)
4. Cách lập ý trong bài văn nghị luận 
- Xác định: luận điểm (mỗi 1 luận đề phải xác định bằng một hệ thống luận điểm). 
- Tìm luận cứ (lý lẽ, dẫn chứng). 
Văn nghị luận được hình thành ở lí lẽ và dẫn chứng. Lí lẽ phải sắc bén, đanh thép, hùng hồn (đảm bảo tính chân lí). Dẫn chứng phải xác thực, chọn lọc, giàu sức thuyết phục.
- Xây dựng lập luận: trình bày lí lẽ và dẫn chứng theo các cách dựng đoạn (QN, ddịch, song hành, móc xích, tam đoạn luận) làm cho lí lẽ và dẫn chứng liên kết với nhau một cách chặt, sắc bén. 
5. Biểu cảm và phương pháp lập luận trong VNL
a) Bố cục: 
- MB: nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống XH
 (Luận điểm xuất phát tổng quát) 
- TB: Trình bày ND chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ) 
- KB: nêu KL nhằm KĐ tư tưởng, tiến độ quan điểm của bài. 
VD. “Tư tưởng yêu nước của nhân dân ta” 
- Bố cục: 3 phần MB : Đ1
 TB : Đ2 + 3
 KB : Đ4
- Luận điểm chính: Lòng yêu nước của ND ta.
- Luận điểm phụ: Lòng yêu nước trong quá khứ 
 Lòng yêu nước trong hiện tại
- LĐ kết luận: BP của chúng ta là làm cho tình yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc ĐN. 
b) Phương pháp lập luận 
- Suy luận nhân quả 
- Suy luận tương đồng 
- Quan hệ tổng - phân - hợp 
- So sánh suy lý 
- VS phải nêu ra luận điểm đó? 
- Luận điểm đó có những ND gì? 
- LĐ đó có cơ sở thực tế không?
- LĐ đó có tác dụng gì? 
VD. Lập luận cho LĐ “Sách là người bạn lớn của con người” 
+ Sách là kho tri thức vô tận của con người. 
+ Sách là người bạn lớn - giúp mở mang trí tuệ 
 - dễ dàng trao đổi thông tin 
 - vượt qua trở ngại KG, T
+ LĐ này xuất phát từ cơ sở thực tế.
+ TD luận điểm: nhắc nhở, động viên, khích lệ mọi người biết quý sách, hiểu giá trị sách, ham thích đọc sách. 
4. Củng cố: 
- Biểu cảm - phương pháp lập luận trong bài VNL
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học, nắm kiến thức cơ bản. 
- Giờ sau: Nghệ thuật lập luận trong các áng văn nghị luận đã học. 
Tuần:
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Chủ đề 7: VĂN NGHỊ LUẬN
Tiết 29
ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN NGHỊ LUẬN 
A. Mục tiêu bài giảng: Giúp học sinh 
- Hệ thống hoá một số kỹ năng, tri thức cơ bản về nghị luận. Kỹ năng văn nghị luận, các loại văn nghị luận, các phương thức biểu đạt của văn nghị luận, luận điểm, cách nêu luận điểm, phương pháp làm sáng tỏ luận điểm, các loại luận cứ. 
- Những điểm nổi bật về NT biểu đạt của những áng văn nghị luận tiêu biểu đã học. Hiệu quả và tác dụng của những biện pháp NT lập luận trong những TPNL đã học. 
- Rèn kỹ năng lập luận khi viết bài nghị luận. 
- Gíáo dục tư tưởng: học sinh có hiểu biết, có ý thức đối với bộ môn. 
B. Phương tiện thực hiện: 
	- Giáo viên: SGK + Giáo án + TLTK.
	- Học sinh: Đọc SGK + vở ghi. 
C. Cách thức tiến hành: 
	- Giáo viên hướng dẫn học tập ở nhà + trên lớp. 
- Tổ chức trình bày KQ + tranh luận.
- Thực hành.
D. Tiến trình giờ dạy:
	1. Ổn định: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc lại VB. Bố cục văn bản? 
- NX về cách xây dựng luận điểm? 
- Cách lựa chọn và sử dụng luận cứ? 
-Phương pháp luận chứng?
- Nêu ý kiến về bố cục của bài? (2 đoạn)
- Chỉ ra điểm đặc sắc trong cách trình bày của tác giả?
- Nhận xét bố cục của VB? 
- Chỉ ra phương pháp lập luận của tác giả? 
- Nhận xét về lối viết của tác giả? 
- Giá trị tu từ mà VB mang lại? 
- NX bố cục của đoạn trích? 
- Tác giả đã bàn về ý nghĩa văn chương bằng cách nào? 
1. Văn bản “Tư tưởng yêu nước của nhân dân ta” 
 (HCM 1890 - 1969) 
- VB này được xem như một kiểu mẫu về văn CM, tiêu biểu cho phong cách chính luận của HCM: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ hùng hồn, dẫn chứng vừa cụ thể, vừa khái quát. 
- Mở đầu VB tác giả KĐ và nêu rõ KĐ phải CM “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”... 2 câu tiếp theo làm nb luận đề, truyền thống quý báu, làn sóng... 
- Phương pháp: tác giả nêu hàng loạt dẫn chứng lịch sử và xã hội để CM, làm sáng tỏ luận điểm. Các dẫn chứng vừa khái quát, định hình: cảm xúc dào dạt, lí lẽ hùng hồn, lập luận đanh thép (đó là văn phong của Bác Hồ). 
- Các dẫn chứng được sắp xếp hợp lý (theo trình tự tác giả xưa - nay, lứa tuổi, tiền tuyến - hậu phương, các giới, các tầng lớp XH) vừa cụ thể, vừa KQ, vừa điển hình, vừa toàn diện, đầy sức thuyết phục. 
2. Văn bản “Sự giàu đẹp của TV” 
 (Đặng T. Mai) 
a) Bố cục:
- Đ1: nêu nhận định: TV là 1 thứ tiếng đẹp, hay 
 GT nhận định ấy 
- Đ2: CM cái đẹp (hay) sự giàu có, phương pháp của TV về các mặt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). 
b) 
Đ/á bài VNLCM đã khẳng định và ca ngợi sự giàu đẹp của TV. Trước khi CM, tác giả đã GT ngắn gọn. Phần CM cách lập luận rất chặt chẽ, được thông qua: hệ thống lý lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ 2 luận điểm: TV đẹp, TV hay (giàu có, trong sáng). Cách mở đoạn, cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng, cách chuyển ý, chuyển đoạn, cách tiểu kết vừa KH, chặt chẽ, vừa tinh tế.
- Đọc VB này, ta càng thêm yêu quý và tự hào TV rất giàu đẹp. Đồng thời, học tập được cách dùng từ, đặt câu, cách chứng minh ... mẫu mực. 
3. “Đức tính giản dị của Bác Hồ” 
 (P.V.Đ 1906 - 2000) 
a) Bố cục: 
- MB: Sự nhất quán giữa cuộc đời và cuộc sống giản dị thanh bạch ở Bác Hồ. 
- TB: CM sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm. 
+ Bác ăn chỉ vài 3 món đơn giản
+ Cái nhà sàn chỉ có 2 - 3 phòng, hoà cùng TN.
+ Việc làm: từ việc nhỏ đến lớn, ít cần đến người phục vụ. 
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp. 
+ Giản dị trong lời nói, bài viết. 
b) 
VB này là một vài văn nghị luận hỗn hợp. Tác giả đã kết hợp một cách chặt chẽ giữa 3 thao tác GT - CM - BL. Về “đức tính”... trong đời sống sôi nổi, phong phú và cách nói, cách viết rất giản dị về những chân lý lớn, những từ vĩ đại. 
- VBNL thể hiện một lối viết đặc sắc, mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng cụ thể, chọn lọc, rất tb’, lối bình luận so sánh và đầy sức thuyết phục. Cách sắp xếp, trình bày lí lẽ, dẫn chứng khúc triết, chứng tỏ giờ văn sôi nổi, tâm lí, trang trọng, tự hào. 
- Qua bài văn này, tác giả đã nâng cao lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ trong tâm hồn chúng ta. Bài văn là biểu hiện quý báu cả về từ, về văn chương. 
4. Ý nghĩa văn chương (H.Thanh 1909 - 1982) 
4. Củng cố: 
- Nét đặc sắc trong 4 văn bản nghị luận. 
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học và nắm chắc văn bản nghị luận. 
- Giờ sau luyện tập. 
Tuần:
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Chủ đề 7: VĂN NGHỊ LUẬN
Tiết 30
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHO MỘT ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài giảng: 
- Kiến thức: HS vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận để luyện tập lập luận cho những đề văn nghị luận cụ thể. 
- Rèn kỹ năng lập luận cho đề văn nghị luận. 
- Tư duy: lôgíc, khoa học.
- Gíáo dục tư tưởng: học sinh có ý thức rèn luyện KN viết văn nghị luận. 
B. Phương tiện thực hiện: 
	- Giáo viên: SGK + Giáo án + TLTK.
	- Học sinh: Vở ghi + KT cơ bản.
C. Cách thức tiến hành: 
	- Giáo viên ra đề - HS thực hành luyện tập. 
D. Tiến trình giờ dạy:
	1. Ổn định: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
- GV chép đề lên bảng.
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề, lập ý.
- Yêu cầu HS lập dàn bài cho đề văn. 
- Phần TB em nêu những vấn đề gì? 
- Trong quá trình GT, để cho đề có sức thuyết phục đối với người đọc ta cần làm gì? (đưa dẫn chứng)
- Em dùng dẫn chứng gì cho bài? 
- HS viết từng đoạn cho dàn bài. 
- Hoàn thiện bài viết. 
- Đọc cả lớp nghe - HS nhận xét cách lập luận của bạn. Sửa chữa. 
Đề bài: Giải thích câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
1. THĐ, tìm ý.
2. Dàn bài 
- MB: 
 + Dẫn dắt, GT câu TN.
 + Đưa ra hướng GT câu TN. 
- TB: 
 + NĐ: Nếu bỏ công sức ra mài sắt (cứng, rắn...) thì có ngày cũng được cây kim (nhỏ bé, nhọn...)
 + NB: Nếu kiên trì, bền bỉ... sẽ thành công. 
 (Ví dụ minh hoạ) 
+ ý nghĩa sâu xa: TN khuyên con người chớ vội vàng, cần kiên trì, bền bỉ, sẽ có kết quả. 
- KB: 
 + ý nghĩa câu tục ngữ. 
 + Bài học cho em 
3. Viết bài 
- Viết đoạn MB.
- Viết đoạn TB
- Viết đoạn KB
4. Đọc - sửa chữa
4. Củng cố: 
- Phương pháp lập luận cho văn nghị luận. 
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Luyện viết sau khi được sửa chữa. 
- Giờ sau luyện tập (tiếp theo). 

Tài liệu đính kèm:

  • docTU CHON VAN 7(1).doc